Mỹ thuật - Nhiếp ảnh

Khám phá đất nước, con người Argentina qua triển lãm “50 năm - 50 hình ảnh”

Quỳnh Hoa 07:28 09/05/2023

Triển lãm “50 năm - 50 hình ảnh” tại Không gian nghệ thuật Complex 1 (Tây Sơn, Đống Đa, TP. Hà Nội) giới thiệu tới công chúng về đất nước Argentina từ những góc nhìn đặc biệt.

Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ song phương Argentina - Việt Nam (1973-2023), Đại sứ quán Argentina tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh “50 năm - 50 hình ảnh” từ ngày 6/5 đến 16/5/2023.

50-nam-hinh-anh-6-.jpg
Một tác phẩm được trưng bày tại triển lãm “50 năm - 50 hình ảnh”. (Ảnh: BTC)

Ban tổ chức triển lãm cho biết, “50 năm - 50 hình ảnh” giới thiệu tới công chúng các tác phẩm nổi bật, đặc sắc của 31 nhiếp ảnh gia nổi tiếng đến từ Arghentina như Esau García, Felicitas Bonino, Carolina Canziani, Pame Quirno, Ximena Matienzo, Laura Bezzato, Lola García Berros, Rocío Luis, Pablo Miñarro, Hugo Iessi, Eleonora Aleman, Florencia Hansen, Nacho Cremona,...

Đặc biệt trong số này có nhiếp ảnh gia bậc thầy về thiên nhiên nổi tiếng thế giới Diego Ortiz Mugica. Các bức ảnh về vùng Patagonia và cuốn sách “Fly Fishing Moments” của Diego Ortiz Mugica từng được triển lãm tại nhiều nơi trên thế giới.

50-nam-hinh-anh-5-.jpg
Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm đều ở dạng đen trắng. (Ảnh: BTC)
50-nam-hinh-anh-2-.jpg
Vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Argentina phóng khoáng và diệu kỳ thông qua các bức ảnh đen trắng được giới thiệu tại triển lãm. (Ảnh: BTC)

Với ngôn ngữ và tính nghệ thuật được thể hiện xuyên suốt trong các tác phẩm nhiếp ảnh đen trắng, nhiếp ảnh gia Diego Ortiz Mugica và các học trò đã cho thấy vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Argentina với tất cả sự phóng khoáng và diệu kỳ. Mỗi nghệ sĩ với góc nhìn độc đáo, sâu sắc và riêng biệt đã đưa người xem đến với hành trình khám phá Argentina thông qua những bức ảnh tuyệt đẹp.

Các góc nhìn nhiếp ảnh mang đến cho triển lãm nhiều giá trị nghệ thuật và phản ánh hành trình đi khắp mọi miền Tổ quốc để ghi lại các khoảnh khắc chưa từng có về một đất nước đa dạng con người, động thực vật và thiên nhiên.

Từ những đỉnh núi ở Jujuy, qua hải cảng Buenos Aires, cho tới thành phố Ushuai ở vùng đất Tierra del Fuego – nơi tận cùng thế giới. Triển lãm mời gọi người xem khám phá vẻ đẹp của Argentina, để tìm hiểu về con người nơi đây và các phong tục, truyền thống, cuộc sống thường nhật của người dân, từ đó hiểu hơn về suy nghĩ và khát khao của họ.

50-nam-hinh-anh-3-.jpg
Đại sứ Argentina tại Việt Nam Luis Pablo Maria Beltramino tại buổi lễ khai mạc triển lãm. Ông kỳ vọng qua triển lãm này sẽ chuyển tải tới người dân Việt Nam về hình ảnh đất nước Argentina đa dạng cảnh quan thiên nhiên, đưa đất nước Argentina gần gũi hơn với nhân dân Việt Nam. (Ảnh: VGP).

Đại sứ Argentina tại Việt Nam Luis Pablo Maria Beltramino cho biết, thông qua triển lãm “50 năm - 50 hình ảnh”, Ban tổ chức mong muốn chuyển tải tới người dân Việt Nam về hình ảnh đất nước Argentina đa dạng cảnh quan thiên nhiên, đưa đất nước Argentina gần gũi hơn với nhân dân Việt Nam.

Ngày 25/10/1973, Argentina thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Việt Nam hiện nay coi Argentina là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực Mỹ Latinh. Cùng với quan hệ chính trị - ngoại giao tốt đẹp, hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Argentina tiếp tục phát triển, trở thành nền tảng cho quan hệ lâu dài giữa hai nước.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 6, thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Argentina trên thế giới và là đối tác chủ chốt trong hợp tác Nam - Nam của Argentina tại Đông Nam Á.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Chính sách vượt trội đưa Hà Nội trở thành trung tâm của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao
    Một trong những chính sách mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi) được nhiều chuyên gia, nhà khoa học đánh giá cao, đó là Luật Thủ đô đã có các chính sách mới, ưu tiên và đặc thù về phát triển giáo dục và đào tạo, từ đó đưa Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.
  • “Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
    Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.
  • Tạo cơ hội - giá trị - tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô
    Năm 2024 đánh dấu hành trình 70 năm phát triển Thủ đô kể từ ngày giải phóng. Bên cạnh những thành tựu thì những thời cơ và thách thức cũng đã đặt ra những yêu cầu mới đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố. Để tạo cơ hội mới, giá trị mới, tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô, thời gian qua, thành phố đã tập trung cho một trong những nhiệm vụ quan trong là lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với kỳ vọng phác họa rõ nét diện mạo Thủ đô trái tim của cả nước trong tương lai gần và 20 năm tiếp theo. Một quy hoạch chiến lược, hoạch định sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong tương lai đã được xây dựng chứa đựng đủ đầy tình yêu, tâm huyết và khát vọng của đất và người Hà Nội hôm nay.
  • Ra mắt sản phẩm Bamboo Pro thân thiện với làn da nhạy cảm của bé
    Công ty Tre Việt chính thức ra mắt dòng sản phẩm bỉm Bamboo Pro. Sản phẩm được chế tạo từ sợi tre kháng khuẩn tự nhiên, thân thiện với làn da nhạy cảm của bé.
  • Sách của nữ nhà văn Han Kang vừa đoạt giải Nobel "cháy hàng"
    Theo Hãng tin Yonhap, các nhà điều hành hiệu sách cho biết kể từ ngày 10/10 đến chiều 13/10, họ đã bán khoảng 530.000 bản sách của tác giả Han Kang.
Đừng bỏ lỡ
  • Đề nghị công nhận ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia
    UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
  • Ba Vì miền mây thẳm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ba Vì miền mây thẳm của tác giả Nguyễn Việt Chiến nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Khám phá đất nước, con người Argentina qua triển lãm “50 năm - 50 hình ảnh”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO