Văn học - Nghệ thuật

Trao giải thưởng 57 tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật Cố đô Huế

Hương Giang 08:45 19/09/2024

Cơ quan Thường trực Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VII nhận được 244 tác phẩm, công trình của 113 tác giả thuộc 8 chuyên ngành Văn học nghệ thuật đăng ký tham dự và đã chọn xét tặng 57 tác phẩm đạt giải.

459992157_826251429678445_7082568504423734264_n.jpg
Đại biểu đến dự trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VII (giai đoạn 2018 – 2023).

Ngày 18/9, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VII (giai đoạn 2018 – 2023). Dự lễ có ông Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế và lãnh đạo các sở ban ngành.

Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VII (2018 - 2023), Cơ quan Thường trực giải thưởng đã nhận được 244 tác phẩm, công trình của 113 tác giả thuộc 8 chuyên ngành Văn học nghệ thuật đăng ký tham dự xét tặng giải thưởng. Kết quả, có 225 tác phẩm, công trình/111 tác giả, nhóm tác giả thuộc 8 chuyên ngành Văn học nghệ thuật đủ điều kiện được dự xét tặng giải thưởng vòng sơ khảo.

Ban tổ chức cho biết, Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VII có nhiều tác phẩm có chất lượng nội dung giá trị nghệ thuật và mang tính nhân văn sâu sắc, phản ánh đúng thực chất chất lượng của nền văn học nghệ thuật mà đội ngũ văn nghệ sĩ hùng hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây đắp những năm qua. Nhiều tác phẩm đạt giải thưởng có nội dung tư tưởng ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước. Đề tài văn hóa, con người xứ Huế, gìn giữ và phát huy giá trị di sản là một trong những nội dung được nhiều tác giả quan tâm sáng tác. Các tác phẩm nghiên cứu, lý luận, phê bình VHNT cho thấy ở Thừa Thiên Huế đang dần hình thành những hướng nghiên cứu mũi nhọn, đặc thù, quy tụ các tác giả ở nhiều thế hệ khác nhau.

Theo đánh giá từ Hội đồng giám khảo, Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VII đã có nhiều tác phẩm, công trình có giá trị nghệ thuật đảm bảo được các tiêu chí về nội dung của thể lệ giải thưởng đề ra. Đề tài văn hóa, con người xứ Huế, gìn giữ và phát huy giá trị di sản là một trong những nội dung được nhiều tác giả quan tâm sáng tác. Bên cạnh đó, các tác phẩm nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học nghệ thuật cho thấy ở Thừa Thiên Huế đang dần hình thành những hướng nghiên cứu mũi nhọn, đặc thù, quy tụ các tác giả ở nhiều thế hệ khác nhau. Từ kết quả Giải thưởng, cho thấy văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã vượt qua những khó khăn, thách thức, không ngừng sáng tác và ngày càng có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống văn học nghệ thuật.

Sau các vòng chấm điểm, Hội đồng giám khảo đã chọn xét tặng bao gồm 7 giải hạng A, 18 giải hạng B, 32 giải hạng C. Trong đó, Kiến trúc 4 công trình/1 tập thể, 5 tác giả; Múa 6 tác phẩm/1 tập thể, 5 tác giả; Mỹ thuật 10 tác phẩm/10 tác giả; Nhiếp ảnh 9 tác phẩm/9 tác giả; Sân khấu 6 tác phẩm/5 đơn vị thực hiện, 1 cá nhân; Âm nhạc 9 tác phẩm/9 tác giả; Văn nghệ dân gian 2 tác phẩm/1 nhóm tác giả, 1 cá nhân; Văn học 11 tác phẩm/11 tác giả.

460425370_826251449678443_8995592895204335988_n.jpg
Các tác phẩm đạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VII.
460181315_826251736345081_8034603242898463069_n.jpg
BTC trao giải B cho các tác giả, nhóm tác giả đạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô Huế.

Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô là kết quả của quá trình học hỏi, lao động nghệ thuật gian khó, là quá trình chiếm lĩnh và nghiền ngẫm hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng một cách sâu sắc để thể hiện thành đặc trưng nghệ thuật ngôn từ, hình tượng và tư tưởng theo từng loại hình riêng của các tác giả.

460320185_826251729678415_417969095551088274_n.jpg
BTC trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải.
460425370_826251449678443_8995592895204335988_n.jpg
460020269_826251229678465_6231255308886760764_n.jpg
BTC trao giải B cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải.
460187686_826251309678457_373593219782368164_n.jpg
BTC trao giải C cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải.

Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức định kỳ 5 năm/lần và lần đầu tiên vào năm 1989 nhằm ghi nhận những đóng góp của giới văn nghệ sỹ cho sự phát triển văn học nghệ thuật của tỉnh Thừa Thiên Huế./.

Bài liên quan
  • Bài cuối: Vận dụng và phát huy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong văn học nghệ thuật
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau một di sản đồ sộ, quý giá và thiêng liêng, đó là tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại. Đối với văn nghệ sĩ Thủ đô, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
(0) Bình luận
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • PGS. TS Vũ Nho: “Người Hà Nội có vai trò rất lớn trong xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô”
    Gắn bó, đồng hành với “Người Hà Nội” từ lúc báo mới ra đời cách đây 40 năm, PGS.TS Vũ Nho đã có rất nhiều bài viết cộng tác với báo/tạp chí Người Hà Nội. Ông cảm ơn Người Hà Nội đã làm cầu nối đưa những trang viết của ông đến với bạn đọc, và hơn cả PGS.TS Vũ Nho đánh giá: “Người Hà Nội xứng đáng là kho giá trị văn hóa tinh thần không chỉ cho người Hà Nội, mà cho tất cả những ai yêu mến Hà Nội, muốn quan tâm hiểu biết Hà Nội”.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam phát triển cùng đất nước
    Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, có thể thấy nền VHNT nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống của một nền VHNT “yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc”; đồng thời, cùng sự tiếp sức mạnh mẽ từ tư tưởng đổi mới, VHNT đã nỗ lực vươn lên, phát triển toàn diện, phản ánh và góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước...
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Trao giải thưởng 57 tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật Cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO