Văn học - Nghệ thuật

Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước

Tạp chí Người Hà Nội 22/06/2024 06:35

Căn cứ Kế hoạch số 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); Thực hiện Kế hoạch số 238/KH-TU ngày 17/5/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và công bố Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước.

I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA

- Cuộc vận động sáng tác là hoạt động thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Thông qua đó nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang, những đóng góp quan trọng, to lớn, sứ mệnh cao cả của báo chí cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế.

- Góp phần lan tỏa hình tượng những người làm báo và nghề báo qua các tác phẩm văn học nghệ thuật. Từ các tác phẩm thuộc nhiều loại hình văn học nghệ thuật đặc sắc khác nhau: ca khúc, thơ, kịch ngắn nhằm tái hiện sinh động hình ảnh những người làm báo và nghề báo không chỉ là vinh quang mà còn có cả sự gian nan, vất vả, sự hiểm nguy... Qua đó thấy được những đóng góp to lớn cũng như sự hy sinh thầm lặng của những người làm báo.

- Đồng thời Cuộc vận động sáng tác góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên… về vị trí, vai trò của người làm báo đối với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và sự phát triển của báo chí Thủ đô nói riêng. Từ đó góp phần bồi dưỡng, giáo dục niềm tự hào, lòng yêu nghề, quyết tâm phấn đấu trở thành những người làm báo chân chính, góp phần vào công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước.

II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

Các văn nghệ sĩ chuyên & không chuyên; các phóng viên, nhà báo; công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập, lao động trong và ngoài nước; người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập, lao động tại Việt Nam.

Thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng thẩm định tác phẩm và Tổ Thư ký không tham gia dự thi.

III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TÁC PHẨM DỰ THI

3.1. Quy định chung về nội dung:

- Tác phẩm tham dự Cuộc vận động sáng tác phải thể hiện được một số nội dung sau:

+ Ca ngợi, làm nổi bật được ý nghĩa cũng như vai trò, sứ mệnh quan trọng của nghề báo, người làm báo và báo chí cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế;

+ Thông tin, phản ánh những công việc thường nhật của người làm báo trên mặt trận văn hoá tư tưởng;

+ Nêu bật những nét đặc trưng, đặc thù riêng của nghề báo, người làm báo so với các ngành khác trong xã hội;

+ Nêu gương, giới thiệu nhân tố điển hình tiên tiến trong nghề báo.

- Là sáng tác mới, chưa dự thi cuộc thi nào, chưa từng đoạt giải thưởng các cấp khác và không có sự tranh chấp về bản quyền tác phẩm, quyền tác giả.

- Sau khi tác phẩm dự thi đoạt giải, trường hợp có tranh chấp về quyền tác giả và được cơ quan có thẩm quyền công bố tác phẩm đoạt giải thuộc tác giả khác hoặc có sự đóng góp của đồng tác giả khác, BTC sẽ xem xét thu hồi giải thưởng.

3.2. Thể loại dự thi: Bao gồm 03 thể loại Ca khúc, Thơ, Kịch ngắn

3.3. Yêu cầu gửi các tác phẩm tham dự:

- Các tác phẩm gửi về cho BTC, tác giả phải ghi rõ: Tác phẩm tham gia Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước năm 2025.

- Tác giả tham dự điền đầy đủ thông tin vào Phiếu đăng ký tham gia Cuộc vận động sáng tác cần có đầy đủ các nội dung như: Tên tác giả đăng, nghệ danh/bút danh (nếu có); ngày, tháng, năm sinh; quê quán, thường trú; số chứng minh nhân dân/CCCD; địa chỉ liên hệ; số điện thoại liên lạc; Tên tác phẩm, tên tác giả và đồng tác giả.

- Đối với từng thể loại yêu cầu cụ thể như sau:

+ Thể loại Ca khúc: được thể hiện bằng bản ký âm, được đánh máy hoặc viết tay trên khổ giấy A4, dưới tên tác phẩm phải ghi rõ tác giả phần lời và phần nhạc; trường hợp đồng tác giả thì ghi đầy đủ thông tin của các tác giả.

+ Thể loại Thơ: tác phẩm dự thi bằng tiếng Việt, đánh máy trên một mặt giấy khổ A4. Dưới mỗi bài dự thi cần ghi rõ tên thật, địa chỉ, điện thoại và email (nếu có). Mỗi tác giả dự thi chỉ dùng một bút danh.

+ Thể loại Kịch ngắn: tác phẩm dự thi bằng tiếng Việt, đánh máy trên một mặt giấy khổ A4, đảm bảo yêu cầu về tác phẩm kịch bản sân khấu (như: bám sát thực tế để đảm bảo tính hiện thực, có yếu tố xung đột, súc tích…).

3.4. Sử dụng tác phẩm

- Ban Tổ chức không trả lại các tác phẩm tham dự Cuộc vận động sáng tác không đạt giải.

- Ban Tổ chức được sử dụng tất cả các tác phẩm tham gia Cuộc vận động sáng tác của các tác giả để phục vụ công tác tổ chức, phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền, xuất bản, sử dụng trong các chương trình hoạt động của Ban tổ chức chương trình dưới mọi hình thức.

IV. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

Ban Tổ chức sẽ trao tổng cộng 30 giải cho 03 thể loại. Mỗi thể loại, gồm 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba và 04 giải khuyến khích. Cụ thể như sau:

4.1. Thể loại Ca khúc

- 01 giải Nhất: Giấy chứng nhận (GCN) kèm tiền thưởng trị giá: 6.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 02 giải Nhì: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 3.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 03 giải Ba: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 2.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 04 giải Khuyến khích: GCN kèm tiền thưởng: 1.000.000 đồng/tác phẩm.

4.2. Thể loại Thơ

- 01 giải Nhất: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 6.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 02 giải Nhì: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 3.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 03 giải Ba: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 2.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 04 giải Khuyến khích: GCN kèm tiền thưởng: 1.000.000 đồng/tác phẩm.

4.3. Thể loại Kịch ngắn

- 01 giải Nhất: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 6.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 02 giải Nhì: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 3.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 03 giải Ba: GCN kèm tiền thưởng trị giá: 2.000.000 đồng/1 tác phẩm.

- 04 giải Khuyến khích: GCN kèm tiền thưởng: 1.000.000 đồng/tác phẩm.

V. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC

- Tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động sáng tác: vào dịp 21/6/2024.

- Tuyên truyền, phổ biến về Cuộc vận động đến đông đảo văn nghệ sĩ và độc giả Thủ đô và cả nước trên Tạp chí điện tử Người Hà Nội (nguoihanoi.vn): trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi từ khi phát động đến khi kết thúc (21/6/2024 – 21/6/2025).

- Tiếp nhận tác phẩm dự thi: Sau khi phát động đến hết ngày 17/5/2025.

- Tổ chức tuyển chọn và thẩm định tác phẩm dự thi: Từ ngày 20/5- đến hết ngày 7/6/2025.

- Giới thiệu và đăng tải các tác phẩm vào chung khảo: Thực hiện ngay sau khi có kết quả chấm chung khảo (từ 7/6/2025).

- Lễ tổng kết, trao giải và công diễn các tác phẩm đoạt giải: Vào dịp 21/6/2025.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6. 1. Cơ quan chỉ đạo: Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội

6.2. Cơ quan thực hiện: Tạp chí Người Hà Nội

6.3. Ban Tổ chức, Tổ Thư ký

- Ban Tổ chức: Dự kiến 05 thành viên bao gồm: Trưởng ban Tổ chức (01 người), Phó Trưởng ban Thường trực BTC (01 người) và các ủy viên (03 người). Ban Tổ chức có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch Cuộc vận động sáng tác; tổ chức tiếp nhận, chấm tác phẩm tham dự; trình Trưởng ban tổ chức cuộc thi ký các Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, chấm giải; công bố kết quả và trao giải đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng.

- Tổ Thư ký: Tổ Thư ký dự kiến gồm 05 thành viên, có nhiệm vụ giúp Ban Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch tổ chức cuộc thi.

6.4. Hội đồng thẩm định và Thành viên tham dự

- Hội đồng thẩm định do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội ban hành quyết định thành lập, sẽ gồm 03 Hội đồng như sau:

+ Hội đồng thẩm định thể loại Ca khúc:

+ Hội đồng thẩm định thể loại Thơ:

+ Hội đồng thẩm định thể loại Kịch ngắn:

- Công tác tổng hợp, thẩm định đối với các tác phẩm tham dự Cuộc vận động sáng tác sẽ được Hội đồng thẩm định của từng thể loại (Ca khúc, Thơ, Kịch ngắn) tổ chức chấm và lựa chọn qua 02 vòng, cụ thể như sau:

+ Vòng Sơ khảo: Tất cả các tác phẩm sẽ được gửi đến từng thành viên của Hội đồng để chấm và chọn 30 tác phẩm vào vòng Chung khảo (mỗi thể loại 10 tác phẩm).

+ Vòng Chung khảo: Từ 30 tác phẩm được xét chọn vào vòng Chung khảo Hội đồng thẩm định sẽ xem xét, chấm điểm để xét giải theo cơ cấu giải thưởng đã được công bố trong Thể lệ.

VII. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG THỨC NHẬN TÁC PHẨM

7.1. Thời gian nhận tác phẩm dự thi

Ban tổ chức nhận tác phẩm dự thi từ ngày phát động đến hết ngày 17/5/2025 (tính theo thời gian hiển thị trên hộp thư điện tử và dấu bưu điện)

7.2. Phương thức nhận tác phẩm dự thi

Tác phẩm dự thi gửi tới Ban tổ chức qua địa chỉ email: vdst.nghebao@gmail.com hoặc gửi tại địa chỉ: Tòa soạn Tạp chí Người Hà Nội, số 126 Nam Cao, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

7.3. Thông tin liên hệ

Thường trực Ban tổ chức: Tạp chí Người Hà Nội, Địa chỉ: Số 126 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội; Điện thoại: 0243 846 5176 – 0243 846 5092.

Hotline: 0983600277 (Nhà báo Đặng Thu Thủy, Trưởng ban Thư ký biên tập - Tạp chí Người Hà Nội; Email: dangthuynhn@gmail.com).

Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác rất mong nhận được sự tham gia, hưởng ứng của các văn nghệ sĩ chuyên và không chuyên; các phóng viên, nhà báo và mọi độc giả… để Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước năm 2025 được thực hiện thành công và có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Vinh danh 55 tác phẩm văn học - nghệ thuật năm 2024
    55 tác phẩm xuất sắc ở 9 lĩnh vực văn học - nghệ thuật của TP HCM được vinh danh trong buổi lễ trao giải tối ngày 7/11.
  • Mời cộng tác ấn phẩm xuân Ất Tỵ 2025
    Kính gửi các văn nghệ sĩ, cộng tác viên và bạn đọc gần xa!
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Nỗ lực cho những bước tiến của văn học nghệ thuật
    Năm 2024, Hà Nội đang vững bước tiến tới mốc son 70 năm giải phóng Thủ đô, đưa Thủ đô ta bước lên tầm cao mới trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế, thu nhập và mức sống từng người dân đủ chứa đựng những cứ liệu hùng hồn nhất về sự phát triển ngoạn mục vượt bậc này.
  • Hội Nhà văn Việt Nam ký kết hợp tác với Viện Văn học Pakistan
    Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, ngày 15/10/2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội với Viện Văn học Pakistan.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO