thanh-am-xam-2-1-(3).jpg

Trọn cả cuộc đời hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại tài sản tinh thần vô giá đó chính là đạo đức, tư tưởng và phong cách. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trong sáng tác VHNT giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu của các văn nghệ sĩ nói chung và văn nghệ sĩ Thủ đô nói riêng. Người Hà Nội xin được chia sẻ cùng bạn đọc một số góc nhìn của của các văn nghệ sĩ xoay quanh vấn đề này.

hat-xam(2).png

Đạo đức là quan niệm chuẩn mực cho hành vi ứng xử của con người với con người, với xã hội, với chính bản thân mình. Khi chúng ta học tập đạo đức Hồ Chí Minh thì đạo đức ấy đã được nâng lên tầm ý thức xã hội và thành chuẩn mực mang ý nghĩa tích cực, mang lợi ích cao, đạt tới kết quả Chân – Thiện – Mỹ, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, do đó đạo đức Hồ Chí Minh đã luôn gắn liền với hoạt động thực tiễn thành nếp sống văn hóa, văn minh của xã hội Việt Nam.

Đạo đức Hồ Chí Minh mà nghệ sĩ học tập, trước hết là đạo đức cách mạng - vì Bác là người cách mạng, ở đó có hệ thống rộng rãi, phong phú, đa dạng cả về lý luận lẫn thực tiễn và lẽ sống của người cách mạng, đã trở thành “con đường lớn” cho văn hóa dân tộc hiện đại Việt Nam.

tric(2).png

Đất nước bước vào cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, hai phần của đạo đức người nghệ sĩ Thủ đô có nhiều biến động mạnh mẽ theo xu hướng “thị trường đơn thuần”, đã đề cao cái tôi hơn cái chúng ta, coi trọng cái thực dụng hơn cái lý tưởng “trung với nước, hiếu với dân”, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”… Vì thế, một thời gian dài, phần lớn sáng tạo chủ yếu vào đề tài lịch sử, dã sử, huyền thoại…, mà lảng tránh đề tài đương thời, con người đương thời của cơ chế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế.

Do đó, văn nghệ Thủ đô chưa có nhiều tác phẩm “xứng đáng với dân tộc và thời đại”. Nói cách khác, một bộ phận văn nghệ sĩ, tác giả trẻ hiện nay chưa thật sự thấm nhuần và học tập được tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong sáng tác.

hat-xam-2(1).png

Các thế hệ văn nghệ sĩ chúng ta sống trong thời đại Hồ Chí Minh, hơn ai hết, chúng ta hiểu về Bác, học tập ở tấm gương sáng về tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống giản dị và sự hy sinh hết lòng vì nước, vì dân của Bác. Trong văn hóa, VHNT, thế hệ trẻ đến với Bác bằng việc tiếp cận tư tưởng và nghệ thuật của Bác qua văn chương của Người, từ thơ, văn đến các bài chính luận...

tu-lieu-ng-ho-chi-minh.jpg

Nhìn lại những tác phẩm của Bác, chúng ta thấy rất rõ sự hòa quyện giữa phong cách và phương pháp sáng tạo. Tác phẩm của Người đến với công chúng giản dị mà xúc tích, đi thẳng vào vấn đề, vào tư tưởng, tình cảm của người đọc, người nghe rất dễ thuộc, dễ nhớ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc. Ngay trong nội dung của Đề cương về văn hóa Việt Nam - 1943 đã thể hiện rõ tinh thần văn hóa là ngọn đuốc soi đường cho quốc dân đi và tinh thần ấy được Đảng và nhân dân ta tiếp bước cho đến hôm nay.

xam(1).png

Văn nghệ sĩ học tập và làm theo Bác chính là phải kiên định phát triển nội dung Đề cương về văn hóa Việt Nam, các nghị quyết về phát triển văn hóa, VHNT của Đảng và nội dung di chúc của Người. Và như Bác từng căn dặn:

Để làm trọn nhiệm vụ cao quý của mình, văn nghệ sĩ cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ gìn thái độ khiêm tốn; phải thật sự hòa mình với quần chúng, cố gắng học tập chính trị, trau dồi nghề nghiệp.

hat-xam-3.png

Từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969), việc học tập làm theo lời Bác Hồ trở thành nguyện vọng sinh hoạt chính trị, tư tưởng văn hóa của nhân dân Việt Nam. Theo lời Bác, toàn dân Việt Nam, ở cương vị khác nhau hướng đến sự hoàn thiện, đóng góp nhiều và hiệu quả nhất cho sự nghiệp cách mạng.

Với giới VHNT Việt Nam nói chung và giới văn nghệ sĩ Thủ đô nói riêng, Đảng và Bác hi vọng giao việc và yêu cầu mỗi văn nghệ sĩ là một chiến sĩ, một nhà văn hóa, một người “khai sáng” cho trí thức, có nhiệm vụ giúp cho nhân dân để thúc đẩy họ đóng góp cho xã hội.

xam-3(1).png

Các hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội qua nhiều thời kỳ bên nhau đã góp phần làm đẹp nơi mình sống, cho người xem qua hệ thống báo chí, truyền thông, các ấn phẩm du lịch, đối ngoại... vẻ đẹp của đất nước và con người Hà Nội. Đó là thực hiện lời Bác qua hành động cụ thể.

Các cuộc thi ảnh “Học tập làm theo tấm gương, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” do Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội và Trung ương phát động đã và đang cuốn hút các nhà nhiếp ảnh Hà Nội. Qua các cuộc vận động này, nhiều người nhận thức “là dịp để bản thân các nhà nhiếp ảnh, các văn nghệ sĩ hướng tới sự hoàn thiện, học tập tấm gương tốt, sự phấn đấu tốt vì sự nghiệp”. Tiếp tục và nâng cao chất lượng phong trào “Học tập theo gương Bác Hồ” là nhu cầu của chính những người làm công tác VHNT, trong đó có các nhà nhiếp ảnh Thủ đô.

hat-xam-5.png

Khi vận động thực hiện “Đời sống mới” hay giáo dục “Đạo đức cách mạng”, Bác Hồ thường nhấn mạnh cán bộ, đảng viên phải thực hành “cần, kiệm, liêm, chính”, từ đó giáo dục và vận động nhân dân làm theo. Người giải thích cặn kẽ từng chữ cũng như mối quan hệ khăng khít giữa bốn đức này, để mọi người thực hiện. Và, bản thân Bác nêu gương bằng việc làm cụ thể, thường xuyên trong suốt cuộc đời, từ nếp sống, sinh hoạt cá nhân, đến giải quyết công việc quốc gia đại sự.

Thực hành “cần, kiệm, liêm, chính” – mở rộng ra không chỉ là biện pháp tu thân, hoàn thiện nhân cách, mà từ đó làm nền tảng cho công cuộc đổi mới, để văn hóa là ngọn đuốc “soi đường cho quốc dân đi”.

Thực hành “cần, kiệm, liêm, chính” có tính bao quát cho toàn xã hội, cho mọi người và cho mọi lĩnh vực. Nói riêng đối với VHNT, ngoài việc cá nhân tự rèn luyện, xét một cách nghiêm cẩn, thực hành “cần, kiệm, liêm, chính” là những gợi ý cho công việc sáng tác với các chủ đề, đề tài rất phong phú và đa dạng. Từ xây dựng hoàn cảnh, xây dựng nhân vật, đến các thủ pháp tạo tình huống, tạo mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, nếu thấm nhuần lời Bác “thường do giáo dục tạo nên thôi” thì tác phẩm sẽ có chiều sâu về cuộc đấu tranh vượt qua chính mình, vượt lên hoàn cảnh, về quá trình phát triển của các nhân vật trong các tình huống để khẳng định tính cách. Tác phẩm như thế sẽ có sức thuyết phục người đọc.

tric(3).png

Thực hành “cần, kiệm, liêm, chính” vận dụng vào lao động nghệ thuật là việc đem lại ích lợi trực tiếp và gián tiếp, cho bản thân tác giả và tác phẩm cũng như cho đông đảo quần chúng yêu Chân - Thiện - Mỹ. Đó cũng là cách học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thiết thực và hiệu quả./.

Nội dung: Khánh Thư thực hiện

Thiết kế: Tô Ngọc Oanh

02/09/2024 07:54

(0) Bình luận
  • Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô
    Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, Cột cờ Hà Nội là di tích lịch sử thời Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn nhất trong khu vực Hoàng thành Thăng Long kể từ đầu thế kỷ XIX đến nay. Nơi đây, đúng vào ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam độc lập được kéo lên đỉnh Cột cờ, tung bay trên bầu trời Hà Nội.
  • Dấu son ngoại giao văn hóa Thăng Long – Hà Nội
    Hà Nội với vị thế là Thủ đô – trái tim của Việt Nam, đã thể hiện được vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong hầu hết các lĩnh vực kể từ khi thành lập nước (2/9/1945), đến ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), tới ngày thống nhất non sông (1975) và hiện tại. Trong đó, Hà Nội đạt được nhiều thành tựu nổi bật về ngoại giao, nhất là ngoại giao văn hóa, trở thành điểm sáng và hình mẫu của cả nước.
  • Chờ đợi sự bứt phá và sáng tạo
    Xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới là một trong số những đề tài đã được các tác giả phản ánh trong nhiều tác phẩm mỹ thuật đương đại. Là một đề tài mũi nhọn, được nhiều công chúng và giới chuyên môn kỳ vọng, nhưng thực tế mảng sáng tác này vẫn còn “thiếu” và “yếu” đòi hỏi cần có sự dấn thân, đột phá và sáng tạo của cá nhân mỗi nghệ sĩ.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Kỷ niệm về bức bích họa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tháng 10 năm 1978, học xong chương trình cao học ở Sophia, nước CHND Bungari, chuyên khoa tranh hoành tráng, tôi về làm việc ở Xưởng Mỹ thuật Quốc gia - nơi tập trung các họa sĩ có tên tuổi để sáng tác và thực hiện những bức tranh và những bức tượng đài có tầm vóc lớn cả về nội dung tư tưởng và hình thức mà các họa sĩ đơn lẻ không thể thực hiện được.
  • Người anh hùng dẫn đầu đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô
    Mùa thu tháng Mười này, quân và dân ta long trọng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Giữa những ngày vui lịch sử, chúng ta lại nhớ đến hình ảnh hào hùng của đoàn quân chiến thắng tiến vào 5 cửa ô tiếp quản Thủ đô Hà Nội trong rừng cờ hoa, cùng niềm vui hân hoan của hàng vạn người dân. Chỉ huy dẫn đầu đoàn quân là Anh hùng Nguyễn Quốc Trị. Ông là tấm gương sáng không chỉ cho các chiến sĩ bộ đội lúc bấy giờ, mà còn cả cho thế hệ mai sau.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Bản quyền sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong phát triển công nghiệp văn hóa?
    Nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tạo bỏ nhiều công sức tạo ra tác phẩm, sản phẩm, nhưng ngay chỉ hôm trước hôm sau, tác phẩm đã bị “đạo”, “nhái”, hoặc khai thác trên các nền tảng khác mà không được phép... Nghệ sĩ, nhệ nhân, nhà sáng tạo liệu có thể tự bảo vệ mình trước tình trạng này?
  • Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khơi dậy tình yêu lịch sử qua trải nghiệm tour di sản sáng tạo
    Qua 4 mùa tổ chức, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 (từ 9 - 17/11) thí điểm thêm những lựa chọn hình thức trải nghiệm theo tour di sản sáng tạo, giúp nhân dân khám phá và tiếp cận những công trình di sản theo cách vừa mới lạ vừa gần gũi hơn, từ đó khuyến khích nhân dân biến những vốn di sản tinh hoa của thành phố này thành vốn tri thức và sáng tạo của chính mình và cộng đồng.
  • Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn huyện Đông Anh, Bí thư Huyện uỷ Đông Anh Lê Trung Kiên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện Chỉ thị.
  • Khu vực Đông Bắc Thủ đô biến động mạnh về giá nhờ hạ tầng
    Đầu tư bất động sản “đón sóng” hạ tầng - chiến lược đầu tư vào các dự án bất động sản có vị trí gần các khu vực sắp được triển khai hoặc đang trong quá trình thi công các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm là nước cờ khôn ngoan của giới đầu tư có tầm nhìn.
Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Vận dụng và phát huy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong văn học nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO