Hoạt động hội

Tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”

Thụy Phương 18:31 22/04/2024

Sáng 22/4, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”.

Tham dự tọa đàm có NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội; PGS.TS Trần Thị An – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội cùng đông đảo các hội viên trong hội.

z5372698380769_6a1ef85875b542d740d86c60a44a29bb.jpg
NNND Nguyễn Mai Hạnh và NNƯT Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu và diễn nghệ thuật cắm hoa.

Tại tọa đàm, cùng với những chia sẻ về nghề làm hoa truyền thống, lịch sử nghệ thuật cắm hoa, thú chơi hoa của người Hà Nội, văn hóa sử dụng hoa trong tín ngưỡng và thờ cúng tổ tiên… NNND Nguyễn Mai Hạnh và NNƯT Nguyễn Mạnh Hùng còn trình diễn nghệ thuật cắm hoa hết sức độc đáo.

z5372693214034_47fb1da1aa6574adaca1e6ebec6400cf.jpg
NNND Nguyễn Mai Hạnh trình diễn nghệ thuật cắm hoa Tết của người Hà Nội.

NNND Nguyễn Mai Hạnh sinh ra trong một gia đình có mẹ là cố nghệ nhân Đoàn Thị Thái với trên 80 năm làm nghề nữ công tinh hoa, trong đó sản xuất hoa lụa là một trong những thế mạnh của bà. Cố nghệ nhân Đoàn Thị Thái là một trong những thế hệ nghệ nhân đầu tiên của Hà Nội. Bà nổi tiếng với những sản phẩm hoa hồng, hoa phăng, hoa phong lan và đặc biệt các loại hoa cài tóc, cài ngực cho cho các cô dâu, chú rể trong thời kỳ sau giải phóng.

z5372541371578_de9fd9bccc6f2b8ac17f9b5ee589a00a(1).jpg
NNND Nguyễn Mai Hạnh dành tặng bình hoa sen cho NSND Trần Quốc Chiêm.

Tiếp nối truyền thống gia đình, NNND Nguyễn Mai Hạnh đã sáng tạo và mang đến công chúng yêu hoa nhiều sản phẩm hoa lụa nghệ thuật rất độc đáo có độ bền cao. Trong đó phải kể tới những sản phẩm như: hoa sen, hoa thược dược, lay ơn, cúc đại đóa và hoa phong lan.

Chia sẻ về nghề làm hoa lụa truyền thống, NNND Mai Hạnh tự hào vì được nối tiếp nghề truyền thống của gia đình. Theo bà, để có một sản phẩm hoa lụa thì phải trải qua rất nhiều công đoạn như chọn vải, tạo hình cánh hoa, lá và lên bông. Mỗi loại hoa có một đặc trưng riêng nên việc “gò” từng cánh hoa, tạo viền, tạo nếp… cũng phải hết sức khéo léo. “Cũng như vẽ tranh vậy, tôi không cắm hoa theo một quy luật nào, mà chỉ muốn cắm sao cho đẹp nhất, gửi gắm tấm lòng của mình trong đó. Đặc biệt, những bông hoa lụa của chúng tôi còn ý nghĩa hơn bởi được làm ra từ bàn tay khéo léo của những người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam.”, NNND Mai Hạnh bộc bạch.

11111.jpg
NNƯT Nguyễn Mạnh Hùng trổ tài nghệ thuật cắm hoa tại tọa đàm.

Cũng đề cập tới nghệ thuật cắm hoa, NNƯT Nguyễn Mạnh Hùng mang đến cho tọa đàm cái nhìn bao quát về lịch sử về nghệ thuật cắm hoa, thú chơi hoa và cách chơi hoa theo mùa của Người Hà Nội; văn hóa sử dụng hoa trong tín ngưỡng và thờ cúng tổ tiên…

NNƯT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định “Hà Nội, mảnh đất địa linh nhân kiệt được thiên nhiên ban tặng bốn mùa khí hậu Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Với đặc thù khí hậu nên Hà Nội có nhiều loài hoa đặc trưng theo mùa và phong cách thưởng lãm hoa cũng có nhiều sự đặc biệt. Mùa xuân có hoa đào, hoa lay ơn, thược dược, violet; mùa hạ có hoa sen, hoa phượng; đầu mùa hạ có loa kèn trắng; mùa thu có hoa cúc đại đóa; còn mùa đông: trạng nguyên, cúc họa mi. Các loài hoa có hương thơm thường được sử dụng dâng cúng.

Xưa, vào những ngày lễ Tết, người Hà Nội có thú gọt củ hoa thuỷ tiên, chăm địa lan thơm, tuốt lá đào. Ngày sau giải phóng, người Hà Nội thường có hoa lay ơn, thược dược và violet cắm trong bình gốm hoặc đặc biệt hơn là trong lọ hoa bằng vỏ đạn pháo.

Đáng chú ý, NNƯT Nguyễn Mạnh Hùng còn chia sẻ về nghệ thuật sử dụng hoa của người Hà Nội trong ẩm thực. Nào việc sử dụng hoa ướp trà: hoa nhài, hoa sói, hoa cúc chị, hoa bưởi, hoa sen; sử dụng hoa làm các món ăn: hoa súng, hoa sen, hoa bí, hoa mướp, hoa quỳnh; sử dụng hoa trong y học cổ truyền: củ cây sen, hoa hồng bạch, hoa gạo.

z5372695576075_d4c3ad0784ae07c18ed3e428d7ff1988.jpg
PGS.TS Trần Thị An – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội phát biểu kết luận tọa đàm.

Phát biểu tại tọa đàm, PGS.TS Trần Thị An – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đánh giá cao phần trình bày, trình diễn của hai nghệ nhân. “Nghệ thuật cắm hoa, nghệ thuật thưởng lãm hoa thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, nét văn hóa đặc trưng cũng như sự tinh tế, của người Hà Nội. Qua những chia sẻ trao đổi của các khách mời tại tọa đàm có thể nhận thấy đằng sau nghệ thuật cắm hoa, thể hiện quan niệm của con người đối với thiên nhiên, gửi gắm ước vọng ấm no, hạnh phúc, hòa bình…”, PGS.TS Trần Thị An khẳng định./.

z5372106212037_7c09b8a160654392eb14e535d5d95462.jpg
Các khách mời chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự tọa đàm.

Bài liên quan
  • Nghệ thuật ca trù qua thời gian - ngàn năm sênh phách
    Ca trù có từ bao giờ, nơi nào trên mảnh đất Kinh kỳ đã lưu dấu sự hiện diện và phát triển của ca trù? Trải qua thời gian loại hình diễn xướng dân gian này có những biến đổi ra sao, và đâu là những giá trị của ca trù... Đó là những nội dung đã được làm sáng tỏ trong cuộc tọa đàm “Nghệ thuật ca trù qua thời gian - ngàn năm sênh phách” do Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tổ chức sáng ngày 6/3/2024.
(0) Bình luận
  • Hướng dẫn lập quy hoạch tổng mặt bằng và thông tin về quy hoạch kiến trúc Thủ đô
    “Để đáp ứng yêu cầu phát triển, thời gian qua thành phố tập trung vào 3 nhiệm vụ lớn là lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến 2045 tầm nhìn 2065; đồng thời triển khai sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến thực hiện quy hoạch. Thành phố kỳ vọng 3 nhiệm vụ này sẽ tạo bước đột phá cho phát triển Thủ đô” - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Phạm Quốc Tuyến nhấn mạnh tại tọa đàm “Hướng dẫn lập quy
  • Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân
    Sáng ngày 10/7/2024, tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội (Số 19 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân”.
  • Văn hóa áo dài - truyền thống và biến đổi
    “Khoảng 30 năm trở lại đây, áo dài của phụ nữ Việt Nam được quan tâm coi trọng nhiều hơn, từ việc tuyên truyền, quảng bá, thiết kế, may mặc... nhưng nhiều người chưa nắm rõ về lịch sử thăng trầm, công năng và giá trị thẩm mỹ của áo dài, chính vì lẽ đó trang phục này chưa phát huy giá trị để thực sự trở thành biểu tượng, là thương hiệu độc đáo của Việt Nam”, họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chia sẻ tại Tọa đàm “Văn hóa áo dài Hà Nội, truyền thống và biến đổi”, do Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tổ chức sáng ngày 9/7 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
  • Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động tạo sự chuyển mình cho văn học nghệ thuật Thủ đô
    Sáng ngày 5/7, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội, các đồng chí Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp và chủ tịch 9 hội chuyên ngành trực thuộc hội.
  • Đẩy mạnh các phong trào trong Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội
    Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-HLH ngày 02/01/2024 của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội về công tác thi đua khen thưởng năm 2024, phát huy kết quả đạt được trong công tác thi đua, khen thưởng năm 2023, Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội xây dựng Kế hoạch số 01/ KH-KTĐ về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024.
  • Nâng cao chất lượng  múa không chuyên của Thủ đô
    Nghệ thuật múa không chuyên ngày càng phát triển, tỏa rộng trong đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, phía sau những thành tựu nghệ thuật múa không chuyên Thủ đô cũng đang đối mặt với nhiều những thách thức, đòi hỏi cần có sự định hướng đúng đắn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO