Chính sách & Quản lý

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 20 năm ra đời Công ước UNESCO 2005

Phan Anh 14:17 06/11/2024

Bộ VHTTDL vừa có công văn số 4844/ BVHTTDL-HTQT gửi UBND các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; UBND các tỉnh: Lâm Đồng, Quảng Nam, Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu về việc tổ chức hoạt động kỷ niệm 20 năm Công ước UNESCO 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa.

le-hoi-giong-uoc-unesco-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai-anh-hien-anh-5320.jpg
Lễ hội Gióng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh minh hoạ: Hiền Anh)

Công văn cho biết, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) có Thư mời các quốc gia thành viên, thành phố sáng tạo, tổ chức xã hội nghề nghiệp, nghệ sỹ và người làm văn hóa tham gia tổ chức các sự kiện và hoạt động kỷ niệm 20 năm ra đời Công ước UNESCO 2005 về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của
các biểu đạt văn hóa trong năm 2005.

Công ước UNESCO 2005 về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa (Công ước UNESCO 2005) được thông qua tại phiên họp lần thứ 33 của Đại hội đồng UNESCO vào ngày 20/10/2005. Với sự tham gia của 156 quốc gia thành viên, trong thời gian qua, Công ước UNESCO 2005 đã trở thành một công cụ pháp lý quốc tế nhằm phát triển công nghiệp văn hóa sáng tạo toàn cầu, góp phần hỗ trợ các nước xây dựng, triển khai hệ thống chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, lồng ghép văn hóa vào phát triển bền vững quốc gia; khuyến khích các biện pháp đối xử ưu đãi quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy hàng hóa và dịch vụ văn hóa; thúc đẩy quyền tự do sáng tạo cho nghệ sỹ…

Đặc biệt, Công ước 2005 là cơ sở để UNESCO khởi xướng và phát triển Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO. Việt Nam là một trong những quốc gia sớm phê chuẩn Công ước vào tháng 7/2007. Kể từ khi tham gia Công ước đến nay, Việt Nam luôn thể hiện vai trò chủ động, tích cực với hai lần trúng cử thành viên Ủy ban Liên chính phủ Công ước và hiện đang đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Uỷ ban Liên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2025.

Các hoạt động và sự kiện chào mừng 20 năm ra đời Công ước 2005 ở quy mô quốc gia, khu vực và toàn cầu trong năm 2005 được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về Công ước, văn hóa sáng tạo và các ngành công nghiệp văn hóa. Các hoạt động và sự kiện này sẽ được đăng tải trên trang web riêng dành cho kỷ niệm 20 năm Công ước 2005 của UNESCO và được nhắc đến tại Hội nghị Toàn cầu về chính sách văn hóa MONDIACULT 2025 do UNESCO tổ chức với sự tham dự của các Bộ trưởng văn hóa trên toàn thế giới (tháng 9/2025 tại Barcelona, Tây Ban Nha)

Trên cơ sở đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng đề nghị Quý Cơ quan với tư cách là các địa phương đang tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO hoặc có trong lộ trình gia nhập Mạng lưới tại Đề án phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo Việt Nam nằm trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO nghiên cứu, chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, thông tin đến các cá nhân, đơn vị liên quan để tổ chức các hoạt động, sự kiện chào mừng 20 năm Công ước 2005 phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của địa phương.

Hình thức tổ chức có thể bao gồm: gắn các hoạt động, sự kiện văn hóa sáng tạo thường niên của địa phương trong năm 2025 với việc chào mừng kỷ niệm Công ước 2005; tổ chức sự kiện kỷ niệm dành riêng cho Công ước 2005; có thể cân nhắc mời đại diện lãnh đạo UNESCO, một số quốc gia thành viên của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2005, các thành phố trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, sáng tạo tham dự./.

Bài liên quan
  • Tăng thuế VAT với hàng hóa, dịch vụ văn hóa nghệ thuật: Tạo đà hay lực cản?
    Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được trình Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 8. Đáng quan tâm, Dự thảo Luật này quy định các hàng hóa, dịch vụ về văn hóa nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu… chịu mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%. Câu hỏi được đặt ra: tăng thuế VAT với hàng hóa, dịch vụ về văn hóa nghệ thuật thời điểm này là tạo đà hay là lực cản?
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay". Không chỉ khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này cuốn sách còn góp phần khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề cập tới những cơ hội, thách thức và các giải pháp phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
  • Khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội
    Sáng nay 6/12, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
  • [Podcast] Quà chiều – Thú ăn tao nhã của người Hà Nội
    Hà Nội có nhiều điều khiến người ta yêu và nhớ. Có người yêu Hà Nội vì mùa thu với hương hoa sữa thơm nồng, có người yêu Hà Nội vì mùa hạ cùng những trái sấu chín vàng ươm, cùng những rặng hoa bằng lăng tím ngắt. Có người lại yêu Hà Nội bởi mùa đông - vì đó là mùa của tình yêu, là mùa gọi người ta xích lại gần nhau hơn, mùa của những bàn tay đan cài vào nhau, mùa của những nụ hôn và cái ôm thật chặt. Có người lại yêu Hà Nội để mỗi khi chiều về lân la những khu tập thể cũ, những ngõ nhỏ, phố nhỏ tìm kiếm thức quà chiều mà mình ưa thích nào là cháo sườn, cháo trai, bành giò, bánh gối… Những điều giản dị đó trong nhịp sống hàng ngày của người Hà Nội đôi khi lại là lý do chính để nhiều người đến, yêu và muốn gắn bó với Hà Nội.
  • Sáng rõ 7 định hướng chiến lược của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
    Tại Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn Thành phố triển khai đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Thành ủy Hà Nội tổ chức sáng 6/12, GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã làm sáng tỏ 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
  • Tiên phong thực hành ESG, Nestlé Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới
    Là doanh nghiệp tiên phong thực hành ESG, với nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng, bình đẳng và bao trùm, Nestlé đã có nhiều sáng kiến và chương trình cụ thể nhằm đóng góp vào sự thịnh vượng của cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 20 năm ra đời Công ước UNESCO 2005
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO