Chính sách & Quản lý

Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam

Kim Thoa 02/11/2024 10:38

Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành quyết định số 3222/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam.

5-1-.jpg
Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (ảnh minh hoạ)

Quan điểm chính của Đề án là phát triển du lịch cộng đồng bền vững, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội; phát huy giá trị lợi thế tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; góp phần giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa, cảnh quan, không gian và bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội. Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực, đặc trưng của mỗi địa phương, đảm bảo chia sẻ lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Huy động các nguồn lực để phát triển du lịch cộng đồng; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển tại các địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo; lồng ghép với các nội dung thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về: xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2021 - 2025.

Định vị được thương hiệu du lịch cộng đồng tại Việt Nam

Mục tiêu chung của Đề án là thống nhất nhận thức, quan điểm và cơ bản định vị được thương hiệu du lịch cộng đồng tại Việt Nam, gắn phát triển du lịch cộng đồng với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân.

Đồng thời, đẩy mạnh phong trào xây dựng kinh tế nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ khả năng tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ công cho khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ưu tiên các dân tộc thiểu số rất ít người.

Phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng gắn liền với hoạt động phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; gắn với trải nghiệm thực tế tại các làng nghề và giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc.

Hình thành đặc trưng của mỗi địa phương, vùng miền; hình thành cơ chế phối hợp tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa. Từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch cộng đồng Việt Nam tham gia sâu rộng vào chuỗi sản phẩm, dịch vụ văn hóa toàn cầu.

Du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng, tiến tới phát triển du lịch bền vững; bảo tồn, đa dạng hóa ngành nghề cho cộng đồng dân cư tại chỗ, cải thiện sinh kế cho người dân, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, biên giới, ven biển và hải đảo.

Xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu vào năm 2025

Mục tiêu cụ thể của đề án là đến năm 2025 tại các điểm du lịch cộng đồng được công nhận ở Việt Nam, cơ bản các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; có 20% điểm du lịch cộng đồng có nhà sinh hoạt cộng đồng; 20% điểm du lịch cộng đồng có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

Có ít nhất 30% chủ cơ sở du lịch cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 20% lao động du lịch cộng đồng được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó có ít nhất 10% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch cộng đồng có ít nhất 01 người có khả năng giao tiếp được một ngoại ngữ.

Tổ chức 40 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến du lịch cộng đồng, kỹ năng tiếp đón phục vụ khách du lịch; kỹ năng thuyết minh giới thiệu về sản phẩm du lịch, điểm du lịch; kỹ năng giao tiếp ứng xử văn mịnh du lịch; truyền dạy văn hóa phi vật thể, sưu tầm, phục dựng, gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống, phát huy văn hóa phi vật thể, bảo tồn lễ hội tại các điểm du lịch cộng đồng; xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.

Phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 01 mô hình chuỗi liên kết du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới; có ít nhất 10% làng nghề truyền thống mỗi huyện nông thôn mới có sản phẩm OCOP2 gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Phấn đấu 20% điểm du lịch cộng đồng được công nhận theo tiêu chuẩn quốc gia về du lịch cộng đồng tại Việt Nam được giới thiệu, quảng bá; 10% điểm du lịch cộng đồng có ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch; tiến tới mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu và chuẩn hóa bản đồ số các điểm du lịch cộng đồng trên toàn quốc.

Nghiên cứu quy định về xây dựng các tổ chức quản lý hoạt động du lịch cộng đồng hiệu quả tại các điểm du lịch cộng đồng.

Nghiên cứu, xây dựng các khung định mức về chính sách hỗ trợ cho phát triển du lịch cộng đồng làm cơ sở cho các địa phương áp dụng trên cơ sở nguồn lực của địa phương.

Nghiên cứu, hỗ trợ đầu tư xây dựng thí điểm một hoặc nhiều mô hình du lịch cộng đồng tại những các địa phương có lợi thế về du lịch làm mô hình thí điểm Làng nghề du lịch cộng đồng.

Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ số các điểm du lịch cộng đồng được công nhận trên toàn quốc.

Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản phát triển đồng bộ sản phẩm du lịch cộng đồng tại các trung tâm du lịch lớn, nơi có lượng khách du lịch tập trung đông.

Xem Đề án cụ thể tại đây./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội sách và văn hoá đọc Sơn Tây lần I: Góp phần xây dựng xã hội học tập
    Tối 1/11, UBND thị xã, Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây phối hợp với Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam tổ chức lễ khai mạc Hội sách và văn hóa đọc Sơn Tây lần thứ I, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924-2024), 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469-2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
  • [Podcast] Bảo đảm thực hiện quy hoạch Thủ đô với các chính sách đặc thù
    Thể chế hoá chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 15-NQ/TW về “quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng”, tạo sự linh hoạt, chủ động cho thành phố Hà Nội, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định một số chính sách đặc thù, khác với các luật hiện hành. Trong đó có các quy định về biện pháp đảm bảo thực hiện quy hoạch.
  • Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương
    Từ ngày 1/11 đến ngày 7/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Xuống phố 4” của họa sĩ Phạm Bình Chương. Triển lãm đánh dấu hành trình 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương “dấn thân” vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội.
  • Gần 1.000 bài viết tham dự cuộc thi “Vượt lên số phận” lần thứ VII
    Chiều 1/11, Tạp chí Thanh niên phối hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ 7.
  • Trao "món quà" chu toàn bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình dịp cuối năm
    Với mục tiêu mang những giải pháp bảo vệ đến gần hơn với khách hàng và những người thân, Prudential Việt Nam ra mắt chương trình “Một Giải Pháp Sức Khỏe, Cả Gia Đình An Vui”, đây là một trong những nỗ lực tiếp nối cam kết của Prudential trong việc mang lại giá trị gia tăng và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai mạc Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024
    Tối 1/11, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đã khai mạc tại Rạp Công nhân, Hà Nội. Liên hoan là hoạt động văn hóa nghệ thuật quy mô nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.
  • Chung khảo liên hoan nghệ thuật quần chúng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng” năm 2024
    Tối 1/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chung khảo liên hoan nghệ thuật quần chúng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng” năm 2024. Liên hoan là hoạt động ý nghĩa giáo dục lịch sử truyền thống nghìn năm văn hiến và anh hùng của Thăng Long - Hà Nội.
  • Đoàn kết một lòng, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh
    Ngày 1/11, Đảng uỷ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ (3/11/2014 – 3/11/2024).
  • Báo chí Thủ đô tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
    Chiều 1/11, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 11/2024. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Huy Cường chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
  • Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục Luật Thủ đô
    Đây là một trong những nội dung, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương thông tin về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật Thủ đô năm 2024, diễn ra chiều 1/11, tại Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí Thành phố tháng 11 năm 2024 do Ban Tuyên giáo Thành uỷ tổ chức.
  • Bánh tôm Hồ Tây
    Bánh tôm Hồ Tây là một trong những đặc sản của ẩm thực Hà thành. Dù không phải là món ăn cao lương, mỹ vị nhưng bánh tôm Hồ Tây đã đi vào tiềm thức của Người Hà Nội và du khách thập phương.
  • [Podcast] Thức quà mùa thu của người Hà Nội
    Mỗi độ thu về, trong tiết trời lành lạnh, Hà Nội lại nồng nàn hương cốm. Một thứ quà ngon nổi tiếng – thứ quà của lúa non. Khi những cơn gió heo may se lạnh bắt đầu len lỏi vào từng góc phố, đó cũng là lúc Hà Nội bước vào một mùa đặc biệt - mùa cốm. Cốm với màu xanh nõn của lúa nếp non cùng hương vị ngọt ngào và tinh tế của đồng nội. Dù chỉ là món ăn dân dã nhưng cốm lại gắn bó sâu sắc với văn hóa, lịch sử của con người Thủ đô.
  • Tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh ra mắt tiểu thuyết "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi"
    "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi" là tiểu thuyết thứ 2 của tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh, sau bộ tiểu thuyết thành công "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" phát hành năm 2021.
  • Nhiều bộ phim đặc sắc tại Liên hoan phim Nhật Bản 2024
    Từ ngày 1/11 đến 28/12/2024, Liên hoan phim (LHP) Nhật Bản 2024 sẽ diễn ra tại 4 thành phố : TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội. Đây là một trong những sự kiện văn hóa lớn do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tổ chức hàng năm, với mục tiêu đưa điện ảnh Nhật Bản đến gần hơn với khán giả trên toàn thế giới.
  • Lễ hội Âm nhạc BridgeFest diễn ra tại phố đi bộ Hồ Gươm vào cuối tuần này
    Lễ hội Âm nhạc BridgeFest nhằm tôn vinh sức mạnh của âm nhạc trong kết nối văn hóa giữa các quốc gia, truyền cảm hứng cho giới trẻ, thúc đẩy bình đẳng và các giá trị bền vững.
Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO