Hoạt động hội

Tìm giải pháp xây dựng hình ảnh đẹp của nghệ sĩ trong mắt công chúng

Thụy Phương 11:45 27/02/2023

Sáng ngày 27/2, tại Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức hội thảo với chủ đề “Văn hóa ứng xử của nghệ sĩ với công chúng” nhằm tìm ra các giải pháp xây dựng hình ảnh đẹp của nghệ sĩ trong mắt công chúng.

Băn khoăn từ những ứng xử thiếu chuẩn mực

Phát biểu đề dẫn hội thảo, NSND Bùi Thanh Trầm nhấn mạnh: “Hoạt động nghệ thuật mang tính đặc thù, gắn liền với quá trình sáng tạo và phong cách riêng của người nghệ sĩ. Vì thế dấu ấn cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, một số nghệ sĩ chưa ý thức rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, chưa thấy được mối quan hệ giữa người nghệ sĩ - công dân nên thường để cho cái tôi cá nhân, chủ quan lấn át, chi phối. Những vụ việc gây ồn ào dư luận và cộng đồng mạng thời gian qua đang làm “ô nhiễm” môi trường, không gian mạng xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí tiếp nhận, tư tưởng, tình cảm của công chúng, làm dấy lên những lo ngại về ứng xử của nghệ sĩ sau ánh đèn sân khấu.

anh-hoi-thao.jpg
Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các văn nghệ sĩ.

Minh chứng cho thực tế này, các ý kiến tham luận tại hội thảo đã xới xáo nhiều vấn đề xoay quanh ứng xử của nghệ sĩ như: phát ngôn gây sốc, thiếu chuẩn mực; quảng cáo cho hàng hóa chưa được kiểm định; không giữ gìn hình ảnh, lối sống, sinh hoạt kệch cỡm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam…

Nhà văn Nguyễn Hiếu ngậm ngùi: “Đáng buồn là trong thời gian gần đây không ít các nhãn hàng, các doanh nghiệp và cả chính những nghệ sĩ đã lợi dụng tên tuổi, sự nổi danh của mình để thương mại, kiếm tiền. Cụ thể là quảng cáo. Nhiều nghệ sĩ vì đồng tiền bán rẻ nhân cách để sẵn sàng kí các hợp đồng quảng cáo các mặt hàng chưa kiểm nghiệm nhất là thuốc chữa bệnh”.

“Gây bức xúc dư luận nhất, có lẽ phải kể đến lùm xùm của việc làm từ thiện của một số nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn tới công chúng. Người hâm mộ gửi tiền ủng hộ, phần vì thương cảm với đồng bào đang gặp khó khăn, phần vì tin vào thần tượng của mình. Tuy nhiên sự giả dối, thiếu minh bạch, thiếu nhân đạo của những nghệ sĩ kêu gọi tài trợ, trong phút chốc đã làm đổ vỡ niềm tin của người hâm mộ; uy tín, hình ảnh của người nghệ sĩ cũng bị méo mó nhanh chóng và rất khó tạo lại được niềm tin, hình ảnh tốt đẹp như cũ” – tác giả Nguyễn Minh Nguyệt trăn trở.

Đi sâu về vấn đề ngôn từ của nghệ sĩ, nhiều ý kiến cũng bàn tới sự lộng ngôn, ngoa ngôn, hoạt ngôn, xảo ngôn, loạn ngôn của nghệ sĩ.

Lý giải cho nguyên nhân dẫn đến thực trạng này NSƯT Trịnh Quang Khanh cho rằng đó là do tầm hiểu biết của nghệ sĩ. “Trong biểu diễn lại có không ít những danh xưng “ông hoàng” nọ, “nữ hoàng” đã làm mờ mắt một số nghệ sĩ sinh ra thiếu khiêm nhường trong ứng xử với công chúng! Thêm nữa cũng là do sự tắc trách của các cơ quan quản lý Nhà nước” – NSƯT Trịnh Quang Khanh trăn trở.

Đề cập cụ thể hơn về vấn đề nghệ sĩ và trách nhiệm của người nổi tiếng khi tham gia quảng cáo, nhà báo, nhà lý luận phê bình sân khấu Cao Ngọc cho rằng ở Việt Nam quy định hay chế tài xử phạt cho những sai phạm trong việc quảng cáo vẫn chưa đủ nghiêm và mạnh. Hàng loạt các nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật, nói quá công dụng đã bị công chúng lên tiếng, truyền thông vào cuộc và chỉ đến khi đó, một số nghệ sĩ mới lên tiếng xin lỗi hoặc âm thầm chờ… thời gian trôi, sự việc đi vào quên lãng.

Tạo dựng hình ảnh đẹp của nghệ sĩ trong mắt công chúng

Nghệ sĩ là những “chiến sĩ" trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống cộng đồng. Cũng bởi thế để tạo dựng hình ảnh đẹp trong mắt công chúng mỗi nghệ sĩ cần phải ý thức sâu sắc về sứ mệnh, thiên chức nghệ thuật cao cả, thiêng liêng mà mình đang đảm trách; phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, trau dồi và hoàn thiện bản thân; nâng cao trình độ tay nghề, năng lực chuyên môn; kiên trì, nỗ lực trong sáng tạo, trình diễn; ra sức học tập, trau dồi tri thức, vốn sống, vốn hiểu biết. Đó là những giải pháp đã được nhiều đại biểu đề xuất trong hội thảo.

NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội nhấn mạnh: “Đối với các bộ, ngành trực tiếp quản lý hoạt động sáng tạo nghệ thuật, các cấp hội văn học nghệ thuật ở Trung ương và địa phương cần nắm bắt tốt tâm tư, nguyện vọng của anh em nghệ sĩ; Làm tốt công tác giáo dục, định hướng tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức công dân cho đội ngũ văn nghệ sĩ. Đặc biệt, cần phát hiện kịp thời những tư tưởng, hành vi lệch chuẩn, vi phạm thuần phong mĩ tục, đạo đức xã hội, chuẩn mực nghề nghiệp của một số nghệ sĩ để uốn nắn, chấn chỉnh và nghiêm khắc xử lý, tránh những hiện tượng, vụ việc đáng tiếc xảy ra”.

Tác giả Lệ Dung đề xuất cần có một bộ quy tắc ứng xử trên truyền thông và mạng xã hội để nhắc nhở nghệ sĩ luôn có trách nhiệm, giữ uy tín, chuẩn mực, trung thực trong phát ngôn có văn hóa trên không gian mạng xã hội. Hệ thống quy tắc được xem như lời cam kết trong văn hóa ứng xử của nghệ sĩ.

Theo nhà báo Thúy Hiền (Báo Văn hóa), nghệ sĩ phải tạo “barie” cho chính mình, bên cạnh đó sự vào cuộc quyết liệt của cộng đồng cũng sẽ là những “barie” để nghệ sĩ tự soi mình, để cẩn trọng hơn không chỉ trong việc phát ngôn, ứng xử mà còn khi tham gia các hoạt động nghề nghiệp, xã hội.

Trong bối cảnh mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội mở ra nhiều cơ hội để nghệ sĩ xây dựng hình ảnh, tạo sức ảnh hưởng với những người hâm mộ. “Nghệ sĩ có một vai trò rất quan trọng trong đời sống nhưng đi kèm với đó là trách nhiệm. Mỗi nghệ sĩ phải biết cân bằng giữa cảm xúc và bản lĩnh thì mới chịu được áp lực và làm tròn trách nhiệm của mình” - NSND Nguyễn Hoàng Tuấn, Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội khẳng định.

Bài liên quan
  • Phát huy vai trò của nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu
    Sáng ngày 22/12, tại Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu”. Bên cạnh việc khẳng định vai trò của nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu, thực trạng của nghệ thuật sân khấu với nghệ sĩ biểu diễn sân khấu hiện nay, các ý kiến tham luận tại hội thảo cũng đã đề cập tới nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của nghệ sĩ biểu diễn sân khấu.
(0) Bình luận
  • Giữ gìn đạo hiếu trong xã hội hiện nay
    Sáng 30/11, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Đạo hiếu trong đời sống của người Việt” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Tọa đàm giới thiệu tác phẩm của nhà thơ Bùi Quảng Bạ
    Sáng ngày 24/11, tại Hà Nội, Chi hội I - Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm “Gửi vào lục bát”, giới thiệu tác phẩm của nhà thơ Bùi Quảng Bạ. Tới dự đại diện Ban Chấp hành Hội cùng đông đảo các văn nghệ sĩ, hội viên.
  • Bắc nhịp cầu nối kịch bản sân khấu đến với đơn vị nghệ thuật
    Sáng 22/11, tại Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Giới thiệu các tác phẩm kịch bản sân khấu được hỗ trợ năm 2023” với sự tham gia của các tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ cùng đại diện các đơn vị nghệ thuật Thủ đô. Tọa đàm là dịp để Hội Sân khấu Hà Nội “quảng bá” các kịch bản sân khấu của các hội viên đến với các đơn vị nghệ thuật Thủ đô.
  • Giới thiệu những ca khúc chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
    Ngày 15/11, tại Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi giới thiệu những tác phẩm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Tới dự có đại diện Ban Chấp hành Hội cùng đông đảo hội viên, nhạc sĩ.
  • Phát huy giá trị văn hóa dân gian trong phim hoạt hình
    Sáng ngày 8/11, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Phát huy truyền thống văn hóa dân gian trong nghệ thuật phim hoạt hình” với sự tham gia của đông đảo các hội viên.
  • Tọa đàm “Thú chơi hoa và cây cảnh của người Việt xưa”
    Sáng ngày 27/10, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian đã tổ chức buổi tọa đàm “Thú chơi hoa và cây cảnh của người Việt xưa” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong Hội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cầu Long Biên cần được coi là Di sản đô thị của Thủ đô Hà Nội
    Theo TS.KTS Nguyễn Hoàng Minh, Phó Trưởng khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, cầu Long Biên và Công viên Văn hóa Bãi Giữa sông Hồng cần được nhìn nhận là Di sản đô thị của Thủ đô Hà Nội.
  • 19 tác phẩm về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật được tặng thưởng
    Lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2022 sẽ diễn ra vào tối 6/12 tại Hà Nội.
  • Sân khấu Việt - Hàn chi trăm triệu tìm kịch bản đặc sắc cho trẻ em Việt Nam
    “Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam” do Nhà hát Tuổi trẻ (Việt Nam) phối hợp với Nhà hát Sangsangmaru (Hàn Quốc) tổ chức. Tác phẩm đạt Giải nhất cuộc thi sẽ được nhận phần thưởng trị giá 100 triệu đồng.
  • Fortech khai trương cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam
    Ngày 5/12, Công ty TNHH Fortechvn (Fortech) chính thức khai trương tại Khu công nghiệp Quế Võ 2, xã Ngọc Xá, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Cột mốc quan trọng này nêu bật cam kết của Fortech trong việc mở rộng toàn cầu hóa, điều này không chỉ mang lại cơ hội việc làm mà còn giúp thúc đẩy phát triển công nghiệp và kinh tế địa phương.
  • Sa Pa đã có khách sạn dành cho du khách là người Hồi giáo
    Khách sạn Charm Sapa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai vừa thiết lập và công bố điểm lưu trú và phục vụ thực phẩm Halal dành cho khách du lịch Hồi giáo. Đây là điểm lưu trú đầu tiên của tỉnh Lào Cai thực hiện triển khai chương trình chuyển dịch một số dịch vụ theo hướng thân thiện với người Hồi giáo (Halal) theo đúng qui trình tiêu chuẩn của các Cơ quan Công nhận Halal Quốc tế – MUI, JAKIM, GCC.
Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp xây dựng hình ảnh đẹp của nghệ sĩ trong mắt công chúng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO