Bàn về xu hướng hoạt động sáng tạo nghệ thuật sân khấu theo cơ chế tự chủ hiện nay

Thụy Phương| 17/11/2022 16:51

Sáng 17/11/2022, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức hội thảo “Xu hướng hoạt động sáng tạo nghệ thuật sân khấu theo cơ chế tự chủ hiện nay” với sự tham gia của đông đảo các văn nghệ sĩ.

Kể từ năm 2015 đến nay, Đảng và Nhà nước đã định hướng cho sân khấu công lập chuyển dần sang sân khấu tự chủ. Từ thực trạng của sân khấu thời gian qua, các tham luận tại hội thảo đã chỉ ra các xu hướng hoạt động của sân khấu trong cơ chế tự chủ hiện nay.

hoi-thao-hoi-san-khau-ha-noi(1).jpg
NSND Nguyễn Hoàng Tuấn phát biểu tại hội thảo.

Theo PGS.TS Trần Trí Trắc, các xu hướng của sân khấu hiện nay mang theo thông điệp: “sân khấu bao cấp” đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và “sân khấu tự chủ” đã thay thế với những nguyên lý thẩm mỹ, nguyên lý sáng tạo, nguyên lý vận hành... hoàn toàn mới để tạo ra mỗi đơn vị sân khấu là một đơn vị kinh doanh và mỗi nghệ sĩ là một nhà doanh nhân của cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.

Nhìn vào thực tế của các đoàn nghệ thuật truyền thống hiện nay, NSND Nguyễn Trung Hiếu – Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội đánh giá, kể từ khi có Nghị định quy định về tiến trình cho các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa – tư nhân hóa, các đơn vị nghệ thuật công lập đã tích cực hơn, năng động hơn trong việc khắc phục tình trạng vắng bóng khán giả trong các sân khấu nghệ thuật truyền thống. Xu hướng tiếp nối, đổi mới và cách tân trên nền tảng truyền thống đang được các đơn vị nghệ thuật chú trọng và hướng tới.

Với một số đoàn nghệ thuật ca múa nhạc, nghệ thuật đương đại hay xiếc, việc tự chủ đã tạo ra động lực để mỗi đơn vị tự nâng mình lên, phong phú các hoạt động nghệ thuật, kêu gọi đầu tư, liên kết, tạo ra những mô hình ưu tú, kích thích sáng tạo của các nghệ sĩ, không còn tình trạng ỉ lại, trông chờ vào “bầu sữa” ngân sách.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, tại hội thảo các đại biểu cũng đã chỉ ra những khó khăn, thách thức của sân khấu Thủ đô trong việc tìm kiếm hướng đi để thích nghi với cơ chế mới. Đó là tình trạng thiếu vắng khán giả; thiếu đội ngũ đạo diễn, diễn viên trẻ tài năng; thiếu kịch bản hay…

nsnd-tran-quoc-chiem.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phát biểu tại hội thảo.

Để giải quyết những khó khăn mà các đơn vị công lập trong lĩnh vực nghệ thuật đang gặp phải trong lộ trình tự chủ, NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cho rằng cần phải thay đổi nhận thức về vấn đề tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế tự chủ. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác xã hội hóa, vận động tư nhân đầu tư các thiết chế văn hóa và tổ chức các hoạt động có hiệu quả thiết thực…

Đối với các đơn vị nghệ thuật truyền thống kén khán giả, theo NSND Thanh Trầm cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng lộ trình, cơ chế đặc thù và dành thời gian hợp lý để các đơn vị có được sự chuẩn bị cả về tinh thần và vật chất trước khi tự chủ hoàn toàn. Bởi bước ra tự chủ thì phải có tác phẩm - hàng hóa “đặc biệt”, nếu không, nhiều loại hình có thể rơi vào tình trạng mất bản sắc.

Theo TS. Trần Thị Minh Thu để chuyển đổi sang cơ chế tự chủ thành công, không chỉ đòi hỏi các nghệ sĩ phải tự đổi mới tư duy, năng cao năng lực sáng tạo; mà còn cần có sự “bắt tay” của đội ngũ quản lý các bộ, ban, ngành cùng với Hội Sân khấu Trung ương và địa phương trong việc nghiên cứu, xây dựng các chính sách, kế hoạch mang tính chiến lược, tính thực tiễn để hỗ trợ các nghệ sĩ nâng cao vị thế và phát huy mọi hoạt động sáng tạo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Bài liên quan
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội: 
Bàn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động các hội chuyên ngành
    Sáng 11/11, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các hội chuyên ngành trong tình hình mới”. Với sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ các hội chuyên ngành của Thủ đô, tọa đàm góp phần tìm các giải pháp thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nền văn học nghệ thuật nói riêng, xây dựng văn hóa, con người Thủ đô và cả nước nói chung, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong tình hình mới.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Dịch thơ đương đại thế giới: Phải chọn lựa kỹ, tìm hiểu cặn kẽ
    Việc lựa chọn được những tác phẩm thơ đương đại kinh điển trên thế giới để giới thiệu đến bạn đọc nước nhà là một vấn đề rất lớn. Để làm được điều này, các nhà dịch thuật phải nắm được thực trạng, xu thế phát triển thơ trên thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng; nắm rõ bối cảnh sáng tác, cảm xúc của tác giả, hình thức, phong cách thể hiện; những nguyên tắc hay lưu ý trong dịch ngược, dịch xuôi…
  • Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo
    Tối 10/12, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Lễ tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 và Ra mắt trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội. Việc cho ra đời Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo cho thấy cam kết của Hà Nội với UNESCO khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo.
Đừng bỏ lỡ
Bàn về xu hướng hoạt động sáng tạo nghệ thuật sân khấu theo cơ chế tự chủ hiện nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO