Hoạt động hội

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác mỹ thuật về đề tài xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới

Thụy Phương 16/08/2024 14:15

Sáng ngày 16/8, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng sáng tác về đề tài xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới” với sự tham gia của đông đảo các đại biểu, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà lý luận phê bình mỹ thuật là hội viên trong hội.

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thủy – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội cho hay, đề tài xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới là đề tài mũi nhọn với nội dung rất rộng bao hàm mọi hoạt động, từ văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… Đổi mới sáng tác nâng cao chất lượng sáng tác về đề tài xây dựng Thủ đô trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi mỗi nghệ sĩ phải dày công tìm hiểu khai thác để đưa vào tác phẩm của mình sao cho phù hợp cả về nội dung và hình thức, chất lượng cũng như hình thức thể hiện gắn liền với sở trường của mình.

nha-dieu-khac-nguyen-xuan-thuy.jpg
Nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thủy – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội phát biểu đề dẫn tọa đàm.

Hằng năm, vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10), Hội Mỹ thuật Hà Nội đều tổ chức triển lãm mỹ thuật Thủ đô thu hút đông đảo các họa sĩ và nhà điêu khắc tham gia. Các tác phẩm tham dự triển lãm thuộc nhiều chất liệu, phong phú về nội dung thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo của các tác giả. Tuy nhiên, mảng để tài khó như chiến tranh cách mạng, công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, và đặc biệt là đề tài xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới vẫn còn rất hạn chế, chưa kể tới chất lượng nội dung.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi xoay quanh các nội dung: vai trò của mỹ thuật trong đời sống nhất là trong công nghiệp văn hóa; nhu cầu thẩm mỹ của công chúng hiện nay; đánh giá chung về đề tài xây dựng Thủ đô trong thời kỳ mới được phản chiếu trong tác phẩm mỹ thuật; giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác về tài xây dựng Thủ đô trong thời kỳ đổi mới...

toa-dam-2.jpg
Tọa đàm ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các văn nghệ sĩ.

Theo họa sĩ Nguyễn Văn Chiến, Hà Nội đã chuyển mình, thay đổi rõ rệt về xây dựng ngay sau khi sáp nhập mở rộng địa giới. Tuy nhiên, đề tài này ít được phản ánh trong tác phẩm mỹ thuật. Để nâng cao chất lượng sáng tác về đề tài xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới, các họa sĩ, nhà điêu khắc cần mở rộng sáng tác gắn với cuộc sống, sự đổi mới của Thủ đô.

Họa sĩ Khánh Châm nhấn mạnh, việc khai thác những nét đẹp, nét tươi mới của Hà Nội mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng là một đòi hỏi đối với mỗi họa sĩ, nhà điêu khắc. Để góp phần phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô trong thời kỳ mới đòi hỏi mỹ thuật Thủ đô cần những bước đi đột phá, sáng tạo, những giải pháp hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sáng tác những tác phẩm nghệ thuật tạo hình, phản ánh được cuộc sống phong phú, sôi động của Thủ đô trong thời kỳ đổi mới.

hoa-si-trinh-ba-quat.jpg
Họa sĩ Trịnh Bá Quát phát biểu tại tọa đàm.

Đề cập đến các giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác về đề tài xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới, nhiều ý kiến, tham luận tại tọa đàm đều chung quan điểm: Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Hà Nội nên có sự định hướng sáng tác ở mảng đề tài này. Đồng thời, cần tăng cường chất lượng các chuyến đi thực tế; thay đổi chính sách đầu tư cho sáng tác (không nên đầu tư dàn trải mà tập trung vào đầu tư cho các tác giả có phác thảo đẹp, có nội dung tốt). Với công tác tổ chức triển lãm, nên chọn lọc các tác phẩm chất lượng tốt để giới thiệu và mở rộng thêm các triển lãm chuyên đề. Bên cạnh đó, các họa sĩ và nhà điêu khắc cần thay đổi hình thức thể hiện tác phẩm, đổi mới ngôn ngữ hội họa, nâng cao tính điển hình hóa hình tượng nghệ thuật…

“Nâng cao chất lượng sáng tác luôn là nỗi lo, nỗi trăn trở của người nghệ sĩ mỗi khi gần đến dịp triển lãm mỹ thuật Thủ đô hằng năm. Bản thân mỗi họa sĩ hay nhà điêu khắc phải tìm cho mình một nội dung, đề tài phù hợp với sở trường, sở đoản của mình, sao cho tác phẩm năm sau phải là hơn năm trước. Hơn cả về chất lượng nội dung, thủ pháp kỹ thuật và cảm xúc về màu sắc…”, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức kỷ niệm ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ XIV
    Sáng 10/9, tại Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ XIV và Ngày Giỗ tổ ngành Sân khấu. Đây là dịp giới sân khấu cả nước và Hà Nội cùng nhau thắp nén hương dâng Tổ nghiệp những bông hoa nghệ thuật đầy hương sắc.
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội thi đua chào mừng “Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam"
    Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 15/KH-HLH về việc Tổ chức phong trào thi đua chào mừng “Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam" (06/01/1946 - 06/01/2026).
  • Hội KTS Hà Nội tổ chức tọa đàm về kinh nghiệm tái thiết đô thị nhìn từ Hàn Quốc
    Chiều 9/8, Hội Kiến trúc sư Hà Nội tổ chức tọa đàm về “Một số kinh nghiệm trong công tác tái thiết đô thị Seoul - Hàn Quốc”.
  • Hướng dẫn lập quy hoạch tổng mặt bằng và thông tin về quy hoạch kiến trúc Thủ đô
    “Để đáp ứng yêu cầu phát triển, thời gian qua thành phố tập trung vào 3 nhiệm vụ lớn là lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến 2045 tầm nhìn 2065; đồng thời triển khai sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến thực hiện quy hoạch. Thành phố kỳ vọng 3 nhiệm vụ này sẽ tạo bước đột phá cho phát triển Thủ đô” - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Phạm Quốc Tuyến nhấn mạnh tại tọa đàm “Hướng dẫn lập quy
  • Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân
    Sáng ngày 10/7/2024, tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội (Số 19 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân”.
  • Văn hóa áo dài - truyền thống và biến đổi
    “Khoảng 30 năm trở lại đây, áo dài của phụ nữ Việt Nam được quan tâm coi trọng nhiều hơn, từ việc tuyên truyền, quảng bá, thiết kế, may mặc... nhưng nhiều người chưa nắm rõ về lịch sử thăng trầm, công năng và giá trị thẩm mỹ của áo dài, chính vì lẽ đó trang phục này chưa phát huy giá trị để thực sự trở thành biểu tượng, là thương hiệu độc đáo của Việt Nam”, họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chia sẻ tại Tọa đàm “Văn hóa áo dài Hà Nội, truyền thống và biến đổi”, do Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tổ chức sáng ngày 9/7 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác mỹ thuật về đề tài xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO