Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, thực phẩm và trái cây đồng loạt tăng mạnh

Tieudung.vn| 30/12/2019 07:58

Giá cả thị trường trong tuần này: Giá vàng, thực phẩm và trái cây đồng loạt tăng mạnh.

Bản tin  trong tuần: Giá vàng,  và trái cây đồng loạt tăng mạnh.

Giá vàng tăng mạnh

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới giao dịch quanh mốc 1.511 USD/oz, cũng tăng nhẹ hơn 1 USD so với cùng thời điểm này sáng qua.

Tuần qua, giá vàng thế giới chỉ có 1 phiên đi ngang vào ngày 26/12, còn lại các phiên đều tăng. Có 2 phiên giá vàng tăng trên 10 USD/oz.Tính chung trong tuần, giá vàng thế giới tăng trên 31 USD so với giá mở cửa tuần.

Giới phân tích cho rằng, giá vàng tăng bởi  có góc nhìn khác về , mặc cho thỏa thuận thương mại sắp được ký giữa Mỹ  và Trung Quốc. Phía Bắc Kinh còn thông tin sẽ hạ mức đánh thuế đối với 850 mặt hàng nhập khẩu của Mỹ trong đó có nông sản. Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc tưởng như đang giúp Mỹ, nhưng trong việc này thực chất họ cũng đang giúp chính họ giải quyết vấn đề thiếu các sản phẩm thịt sau dịch tả lợn châu Phi.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, thực phẩm và trái cây đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng tăng mạnh.

Giới đầu tư vì thế vẫn tăng mua vàng đầu cơ, họ cho rằng: Thỏa thuận thương mại mới chỉ giải quyết phần nổi của tảng băng chìm trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Phần chìm của tảng băng trong chiến tranh thương mại là giải quyết vấn đề bản quyền trí tuệ, công nghệ, Huawei và vấn đề mới phát sinh là Hong kong và Đài Loan.

Cùng với đó, tuần qua một số nước châu Âu cũng ra đòn đáp trả Mỹ trong việc áp thuế lên một số hàng hóa công nghệ thuộc các DN lớn của nước này.

Thêm nữa, ngày 27/12 Nhật bản công bố doanh số bán lẻ đã giảm mạnh 2,1% trong tháng 11 so với một năm trước đó, giảm 1,7% so với kỳ vọng của thị trường. Giới đầu tư cho rằng, tranh chấp thương mại không chỉ có Mỹ với Trung Quốc mà còn với các khu vực khác vẫn đang làm tổn thương các nền kinh tế trong đó có Nhật Bản. Vì thế vàng tiếp tục được lựa chọn mua vào vừa tránh rủi ro cho dòng vốn, vừa để đầu cơ.

Tuần qua giá vàng trong nước có 1 phiên giảm nhẹ vào ngày 26/12 khi thị trường quốc tế chững  lại. Các phiên còn lại đều tăng giá. Có 2 phiên giá vàng SJC và vàng nhẫn tăng mạnh là phiên 24/12 và 27/12 khi Tổng thống Mỹ chính thức thông báo Mỹ và Trung Quốc sẽ ký thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung, và Nhật Bản thông tin về sức khỏe nền kinh tế.

Tính chung trong tuần vàng SJC trên thị trường tự do đã tăng 620.000 đồng/lượng. Vàng SJC tại DN tăng 750.000 đồng/lượng tại Doji và tăng 680.000 đồng/lượng tại Công ty Phú Quý. Vàng nhẫn cũng tăng mạnh từ 680.000 - 700.000 đồng tuy doanh nghiệp.

Thực phẩm đồng loạt tăng giá

Theo ghi nhận tại các chợ thuộc các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Hà Đông…, giá hàng hóa thực phẩm đều đã tăng. Đặc biệt, giá tăng mạnh nhất thuộc các quận “trung tâm Hà Nội” như Hoàn Kiếm, Ba Đình.

Bà Nguyễn Thị Phúc (bán hàng nước tại phố Hàng Bồ-Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: Mới tuần trước mặt hàng măng nứa khô có giá 220.000 đồng/kg thì nay đã tăng lên thành 250.000 đồng/kg, măng rừng khô Tây Bắc có giá 310.000 đồng/kg đã tăng lên 350.000 đồng/kg.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, thực phẩm và trái cây đồng loạt tăng mạnh

Thực phẩm đồng loạt tăng giá.

Tại một số chợ dân sinh, giá thịt bò các loại đã tăng thêm khoảng 10.000 đồng/kg, phổ biến ở mức: Thịt diềm thăn: 260.000 đồng/kg, Philê: 300.000 đồng/kg, lõi rùa, lõi hoa: 500.000 đồng/kg…

Không riêng gì mặt hàng thịt, nấm tươi các loại cũng đã tăng khoảng 5.000-10.000 đồng/kg tùy ngày. Các loại thực phẩm khác như mực, tôm, cá, cua đồng… đều tăng khoảng 2-3 giá, đặc biệt giá cua đồng càng gần Tết càng tăng, hiện đã ở mức 170.000 đồng/kg (cua chưa làm) và  có thể lên mức 250.000 đồng/kg vào những ngày áp Tết và sau Tết.

2 ngày nay giá thịt lợn đang chững lại nhưng nhiều mặt hàng bắt đầu vào thời kỳ phục vụ Tết, dù nguồn cung không khan hiếm nhưng vẫn bị đẩy giá lên cao.

Chị Nguyễn Thị Hậu(tiểu thương tại chợ Nguyễn Khang) cho biết: Tất cả các mối hàng đều tăng giá, buộc người bán lẻ phải tăng. “Giá một số mặt hàng bán chạy trong dịp Tết như nấm các loại, thịt bò, thịt gà… sẽ tăng giá từ nay cho đến Tết” - chị Hậu nhấn mạnh.

Giá gà tăng cao, người nuôi phấn khởi

Theo các hộ nuôi gà ta thả vườn cho biết, đến thời điểm này, giá gà thả vườn cũng tăng khá cao. Nếu cách đây khoảng 5 tháng giá gà ta chỉ vào khoảng 50.000 đồng/kg, thì đến thời điểm này là từ 70.000-72.000 đồng/kg.

Ông Phạm Phước Cương, ngụ ấp Bàu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-VũngTàu đang nuôi 1.500 con gà ta thả vườn để chuẩn bị xuất bán vào dịp Tết Nguyên đán. Anh cho biết: "Năm ngoái gà bán vào dịp Tết Nguyên đán chỉ được 50.000 đồng/kg.

Năm nay, đến thời điểm này đã tăng lên từ 70.000-72.000 đồng/kg, với đà này dự báo cận Tết giá sẽ còn tăng nữa, nên người nuôi chúng tôi rất phấn khởi".

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, thực phẩm và trái cây đồng loạt tăng mạnh

Giá gà tăng cao, người nuôi phấn khởi.

Anh Cương nhẩm tính, với giá bán như hiện nay, trung bình đàn gà chuẩn bị xuất bán vào dịp Tết này anh lời khoảng 60 triệu đồng. Anh Cương phấn khởi  thêm, năm ngoái giá gà giống khá đắt 25.000 đồng/con, mà giá bán chỉ có 50 nghìn đồng/kg, thì năm nay giá gà giống chỉ có 15.000 đồng/con, nhưng giá bán đầu ra lại khá cao, nên người chăn nuôi rất vui mừng.

Theo các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ đầu năm đến nay, giá gà công nghiệp các loại thường giữ ở mức thấp. Thời điểm cao nhất cũng chỉ ngang với chi phí sản xuất đã khiến nhiều trang trại chăn nuôi gặp khó khăn, ở mức 22.000- 26.000 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, khoảng vài tuần trở lại đây, giá loại thực phẩm này đã đột ngột tăng mạnh.

Nguyễn Văn Long, xã Suối Rao, huyện Châu Đức, người đang nuôi 5 nghìn con gà công nghiệp cho biết, hiện thương lái đang thu mua gà lông trắng với giá trên 40.000 đồng/kg, tăng 14.000-16.000 đồng/kg so với gần 1 tháng trước. Gà lông màu cũng tăng giá từ 36.000-38.000 đồng/kg lên 56.000 - 65.000 đồng/kg.

Theo dự báo của ngành nông nghiệp, những ngày cận Tết Nguyên đán nhu cầu sử dụng chế biến thực phẩm từ thịt gà tăng cao và dự báo giá sẽ còn tiếp tục tăng nữa. Cùng với đó, giá thịt lợn đang tăng cao, nhiều  chuyển sang sử dụng thịt gà làm thực phẩm thay thế.

Nhiều loại trái cây đồng loạt tăng giá mạnh

Theo ghi nhận sáng nay (28/12), nhiều loại trái cây như: thanh long, xoài, mãng cầu, dừa và bưởi đồng loạt tăng giá.

Tại chợ Cây Gõ (quận 6, TP Hồ Chí Minh), số lượng trái cây nhập về chợ chưa tăng nhưng giá thì đã rục rịch tăng. Bưởi, thanh long tăng 5.000 đồng/kg so với tuần trước đó. Dự báo, cận tết giá các lại trái cây sẽ tăng mạnh hơn nữa do nguồn cung giảm.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, thực phẩm và trái cây đồng loạt tăng mạnh

Nhiều loại trái cây đồng loạt tăng giá mạnh.

Anh Trung, một thương lái tại chợ cho biết, thanh long đang tăng giá gấp đôi lên 15.000 đồng (ruột trắng) và 35.000 đồng (ruột đỏ). Tuy nhiên, hàng ruột đỏ đang khan hàng nên mỗi lần về chỉ được khoảng vài kg. Riêng với xoài, mãng cầu, dừa, bưởi, mỗi kg tăng thêm 5.000-10.000 đồng.

“Năm nay xoài Việt xuất khẩu nhiều sang nước ngoài nên hàng tuyển khá ít. Nhiều khách đã đặt hàng chưng tết nhưng tôi chưa dám báo giá vì lượng trái cây ít, lo sợ giá leo thang”, anh Trung nói.

Cũng theo anh Trung, bưởi được xem là loại trái cây hút khách nhất năm nay, cũng đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Nếu năm ngoái, thời điểm này bưởi chỉ 35.000 đồng một kg, nay đã lên 45.000 đồng và 60.000 đồng đối với hàng tuyển chọn.

Cùng quan điểm với anh Trung, chị Xuân, một đầu mối chuyên cung cấp trái cây sỉ tại chợ Bà Hom (quận 10, TP Hồ Chí Minh) cho biết, năm nào cũng đặt hàng nhà vườn khoảng 2.000 trái bưởi ở miền Tây. Tuy nhiên, năm nay số lượng giảm một nửa vì nhà vườn cho hay hàng tuyển không nhiều. Năm nay bưởi đậu quả không cao. Do đó, nếu đặt cọc 90% giá bán thì nhà vườn mới nhận để hàng.

“Vì nhà vườn bắt đặt cọc thành ra cũng khó, mỗi lần vào dịp Tết tôi nhập hàng rất nhiều, vốn cao. Vậy mà, năm nay phải đặt cọc đến 90% giá bán để mua bưởi, thật sự rất khó khăn”, chị Xuân nói.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng, thực phẩm và trái cây đồng loạt tăng mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO