Mỹ thuật - Nhiếp ảnh

“Thủy phủ” - triển lãm xoa dịu, hàn gắn vết thương qua phun sơn trên vỏ ô tô

Hoa Quỳnh 19/11/2023 20:16

Triển lãm sắp đặt nghệ thuật “Thủy phủ” của họa sĩ Trịnh Minh Tiến trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 (17 – 26/11) được nhiều người chú ý bởi thông điệp kết nối hàn gắn vết thương, cũng như mong muốn chúng ta trân quý hơn các giá trị ở hiện tại.

trien-lam-1.jpg
Nhiều người đến Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 đã tới không gian triển lãm “Thủy phủ” của họa sĩ Trịnh Minh Tiến.

Họa sĩ Trịnh Minh Tiến sinh tại Hà Nội và anh theo đuổi trường phái cực thực một cách bền bỉ nhiều năm trở lại đây. Trịnh Minh Tiến đã học và sử dụng kỹ thuật vẽ súng phun sơn trên vỏ ô tô (airbrushing) một cách thành thạo và biến nó như một công cụ hữu hiệu để nhận diện thực hành nghệ thuật hết sức độc đáo và cá nhân của mình. Hình tượng mà họa sĩ này sử dụng trong các sáng tác của mình thường là hình bóng ký ức huy hoàng của những công trình kiến trúc cũ hay những di sản văn hoá được đặt ra như những suy tưởng và chất vấn về những xung đột giá trị trong dòng chảy vận động của lịch sử và xã hội.

Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, Trịnh Minh Tiến đã đem đến Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 triển lãm “Thủy phủ” diễn ra tại phân xưởng 5B, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (quận Long Biên, Thành phố Hà Nội) với không gian trưng bày khoảng 200 mét vuông. Triển lãm “Thủy phủ” được chia 3 phần chính: Không gian hiện thực trưng bày những tác phẩm được tác giả thể hiện trên nắp capo ô tô; Không gian siêu thực trưng bày sắp đặt ô tô; Không gian biến ảo thực tại trưng bày điêu khắc “Ý niệm” được tạo hình bằng vỏ ô tô.

trien-lam-2.jpg
Chất liệu chính là vỏ ô tô và nước được thể hiện trong các tác phẩm trong triển lãm “Thủy phủ”.

Đến với triển lãm này, nhiều người không khỏi ngạc nhiên và tò mò. Bởi họa sĩ Trịnh Minh Tiến đã sử dụng chất liệu chính là vỏ ô tô và nước. Trong đó ô tô là biểu tượng cho phát triển của thời đại cũng như mang ý nghĩa của sự dịch chuyển cả về không gian và thời gian theo dòng chảy lịch sử. Mặt khác, nước tượng trưng cho sự uyển chuyển, tỉnh biến đổi vô thường và ý nghĩa của nó là xoa dịu, hàn gắn vết thương đổ vỡ, cũng như gột rửa sự tiêu cực khởi nguồn cho sự chữa lành và sáng tạo những điều mới.

Việc lấy 2 hình tượng một mạnh mẽ, một dịu hòa, họa sĩ Trịnh Minh Tiến mang đến thông điệp tới người xem, đó là đời sống phát triển càng nhanh, cành mạnh, chúng ta càng mong manh và dễ tổn thương hơn. Vì thế triển lãm “Thủy phủ” là sự kết nối hàn gắn vết thương, cũng như mong muốn chúng ta trân quý hơn các giá trị ở hiện tại.

trien-lam-3.jpg
Triển lãm “Thủy phủ” là sự kết nối hàn gắn vết thương.

Họa sĩ Trịnh Minh Tiến chia sẻ, cảm thấy may mắn khi nhận được lời mời tham dự Lễ hội thiết kế và sáng tạo Hà Nội 2003 với chủ đề “Dòng chảy di sản” - một chủ đề mà nam họa sĩ người Hà Nội thổ lộ đã theo đuổi rất nhiều năm. “Bản thân những đề tài mà tôi quan tâm là những kiến trúc mang dấu ấn cá nhân của con người, vì những cái đó nó giống như một phần tinh thần và lưu giữ văn hóa. Điều này gần như là sự nuôi dưỡng văn hóa và tinh thần của một đời sống của đời sống xã hội”, họa sĩ Trịnh Minh Tiến cho biết.

Những đề tài mà họa sĩ Trịnh Minh Tiến lựa chọn thể hiện là nước phủ bóng trên kính ô tô, sau đó anh chuyển những tác phẩm đó lên các nắp ca-pô. “Những hình ảnh trên các nắp tôi ca-pô, tôi muốn gắn kết và nó giống như một sự dung hòa, gắn kết và nuôi dưỡng những di sản thể hiện trên đó trong một thế giới, phong cách sáng tác riêng của mình”, chủ nhân triển lãm sắp đặt nghệ thuật “Thủy phủ” thông tin thêm.

Chính vì thế toàn bộ những tác phẩm được họa sĩ Trịnh Minh Tiến thể hiện tại triển lãm không phải là tranh sơn dầu hay các bức tranh theo phong cách hoặc chất liệu truyền thống mà là các chất liệu được thể hiện trên súng phun sơn trên nắp ca-pô ô tô. Các tác phẩm không chỉ mang tính hội họa mà còn là sự sắp đặt, điêu khắc và ý niệm.

trien-lam-4.jpg
“Thủy phủ” diễn ra một không gian đặc biệt của phân xưởng 5B, Nhà máy Xe lửa Giam Lâm, Hà Nội.

Với một không gian đặc biệt của phân xưởng 5B, Nhà máy Xe lửa Giam Lâm, họa sĩ Trịnh Minh Tiến cho biết cái khó là làm sao vẫn giữ được tinh thần của di sản, phải kết nối những giá trị và tác phẩm của mình để không quá áp đặt, cũng như không bị không gian di sản chi phối quá nhiều. Họa sĩ phải tính toán rất kỹ, những cái gì cần giữ, cần bỏ khi thực hiện “Thủy phủ” trong xưởng 5B - không gian đậm dấu ấn của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, để đạt hiệu quả tốt nhất.

“Tôi rất vui khi Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 khi “Dòng chảy di sản” trải dài khắp thành phố. Cá nhân tôi cho rằng đây là những năng lượng rất tích cực cho các sự kiện, trong đó có triển lãm “Thủy phủ” được sự ủng hộ của rất nhiều người. Tôi hi vọng từ đây sẽ kích thích khả năng sáng tạo, đam mê nghệ thuật, thiết kế với những công trình kiến trúc di sản mọi người sẽ càng yêu mến, trân trọng hơn những cái gì mà nó đã tồn tại và tiếp tục phát triển nó theo một hướng tốt đẹp trong tương lai”, họa sĩ Trịnh Minh Tiến, bày tỏ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
“Thủy phủ” - triển lãm xoa dịu, hàn gắn vết thương qua phun sơn trên vỏ ô tô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO