Thương nhớ mùa hạ

Mai Hoàng| 15/05/2019 14:36

Thoắt cái, hạ về vương đầy sắc nắng trên vòm phượng vĩ đang rung rinh hé đỏ. Phố xá như thênh thang hơn so với thuở mưa phùn tháng ba ẩm ướt.

Thương nhớ mùa hạ
Thoắt cái, hạ về vương đầy sắc nắng trên vòm phượng vĩ đang rung rinh hé đỏ. Phố xá như thênh thang hơn so với thuở mưa phùn tháng ba ẩm ướt. Cái thời khắc giao mùa đến là dễ chịu. Lang thang một mình, lòng ta nhẹ bẫng êm ru, đi giữa mùa như muốn ôm trọn cả đất trời, cả hương mùa đang xôn xao quyến rũ.
Nắng đầu mùa dịu ngọt như chưa từng dịu ngọt hơn thế! Từng đốm nắng tinh khôi nhảy nhót khắp phiến lá, rắc rải trên mái ngói rêu phong cổ kính, rồi sà xuống mặt hồ gợn sóng lăn tăn trò chuyện cùng một vài chú cá tinh nghịch ngoi đầu lên đớp khí. Hòa cùng nắng đầu mùa người ta như cảm tưởng được gột bỏ mọi ủ ê, u sầu, niềm vui bắt đầu được hong khô trở lại. Phố đẹp hơn nhờ có nắng và cảnh vật thì reo vui như lòng người đang giữa mùa lễ hội.

Những đứa con ở phố xa quê thấy nắng lại rưng rưng nhớ quê nhà. Mùa nắng hạ cũng là thời điểm mùa gặt đang nhộn nhịp ở quê. Chẳng thể nào đong đo công sức của cha mẹ khi làm nên hạt lúa vàng. Đó là những sớm khuya miệt mài, tảo tần, cấy cày, tát nước, bón phân, chăm sóc. Là những lắng lo đằng đẵng phút giây tiết trời khắc nghiệt. Và cuối cùng, nắng hạ đã ánh lên trong niềm vui lấp lánh của vụ mùa bội thu!
Mùa hạ về có những mùa hoa thương nhớ! Ai đã, từng đang là tuổi học trò thì chẳng thể nào quên màu đỏ phượng vĩ, hay màu điệp vàng kiều diễm. Mỗi mùa hoa về nơi góc sân trường, hòa cùng tiếng lích chích của chim chóc là tiếng ríu rít của đám học trò thơ dại, tại đây ký ức dệt bao kỷ niệm thật tinh khôi.

Màu hoa ấy, ai còn nhớ một thuở ép vào trang lưu bút làm cánh bướm dập dờn? Màu hoa ấy, ai còn nhớ mối tình vụng dại, trong buổi tan trường tặng ta một đóa hoa tươi thắm cùng ánh mắt thẹn thùng, ngượng nghịu? Mỗi màu hoa mang một vẻ đẹp riêng biệt, mỗi ký ức quá đỗi ngọt ngào!
Mùa hạ về nhớ thời học trò. Ta yếu đuối rơi nước mắt khi nghĩ về những mùa hạ của năm cuối cấp. Mỗi buổi học, cứ mong rằng thời gian chậm lại. Những phút giây tâm sự ngắn ngủi giờ ra chơi sao trôi nhanh quá chừng.

Trang lưu bút ngày nào mới chuyền tay giờ đã ken kín đầy dòng mực tím. Thương lắm những dòng tâm sự của cô bạn, vì cuộc sống mà gạt bỏ ước mơ của mình để mưu sinh giúp đỡ gia đình. Thương những lo lắng, trăn trở của tuổi 18 mơ mộng tinh khôi trước những lối rẽ cuộc đời.

Và cả những dòng ăn năn, hối lỗi cho tháng ngày vụng dại, thơ ngây. Mùa hạ cuối, những giận hờn được xóa nhòa bằng những cái nắm tay thật chặt, từng ánh mắt trao yêu thương.  Và cùng lưu giữ bao kỷ niệm trong buổi lễ trưởng thành đầy nước mắt!
Những ngày hạ về đối với tuổi thơ ở quê là cả một thiên đường. Bến sông quê còn đó là những lần bĩ bõm, vùng vẫy quên cả ngủ trưa. Trạt cỏ sau đồi cả lũ nằm nghêu ngao hát, triền đê chiều lộng gió, sáo diều ngân nga hòa thành bản nhạc du dương, trầm bổng.

Chỉ giản đơn thế thôi nhưng mà ai cũng khát khao ước muốn thời gian một lần trở lại trong đời. Ta thật may mắn khi được sinh ra làm người con của đồng quê, để trọn hưởng tạo hóa ban tặng những điều kỳ diệu!
Qua mỗi năm ta trưởng thành hơn, mùa hạ cũng đã thay đổi thật nhiều, những vòm hoa càng thắm sắc qua từng lứa tuổi học trò. Dẫu tạo hóa biến đổi như thế nào đi chăng nữa nhưng tâm hồn của ta vẫn không hề đổi thay, ký ức của ta vẫn ngan ngát những thước phim đẹp, những hương mùa hạ ngọt ngào! 
(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
Thương nhớ mùa hạ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO