Thúc đẩy du lịch văn hóa Hà Nội

Hoàng Anh| 14/12/2021 07:51

Du lịch văn hóa là một trong 12 lĩnh vực được xác định trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Chính phủ. Với Hà Nội, du lịch văn hóa mang nhiều lợi thế song cũng rất cần những giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển xứng với tiềm năng.

Thúc đẩy du lịch văn hóa Hà Nội

Tiềm năng xây dựng thương hiệu

Hà Nội là vùng đất “giàu có” bậc nhất của Việt Nam về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, phong tục, lễ hội, ẩm thực... Có thể nói, đây là nguồn sử liệu, tư liệu quý giá, minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển của Thủ đô Hà Nội và được xem là tiềm năng lớn tạo thành các sản phẩm cho du lịch văn hóa của Hà Nội, góp phần xây dựng thương hiệu và định vị trên thị trường du lịch quốc tế.
Theo số liệu thống kê, Hà Nội có gần 6000 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có hơn 2.400 di tích xếp hạng. Với tiềm năng đó, gần đây, lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã đề nghị mỗi địa phương chọn từ một đến hai di tích tiêu biểu và phối hợp với các ngành chức năng đưa những di tích này trở thành điểm đến hấp dẫn khách tham quan, góp phần giới thiệu, quảng bá lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước. Khi đó, những di tích lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể được khai thác thành các sản phẩm du lịch văn hóa, như: những tour tham quan, những dịch vụ du lịch trong kinh doanh lữ hành, khách sạn - nhà hàng... 

Có thể nói, việc khai thác này đã góp phần bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, nhất là đối với những di sản vật thể và phi vật thể đã được UNESCO ghi danh như: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long -  Di sản Văn hóa thế giới; 82 bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Di sản tư liệu thế giới; hội Gióng (ở đền Phù Đổng và đền Sóc), nghi lễ và trò chơi kéo co (tại Hà Nội và một số địa phương) - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại… Mặt khác, các chương trình du lịch và kinh doanh dịch vụ là công cụ quảng bá hiệu quả về văn hóa, con người và mảnh đất Hà Nội ngàn năm văn hiến với bạn bè thế giới. Các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, giá trị sẽ giúp kiến tạo xu hướng yêu thích, coi Hà Nội là điểm đến tin cậy, hấp dẫn đối với du khách quốc tế, có thể kể đến những địa chỉ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như quần thể lăng Hồ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh, cụm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhà hát Lớn, nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam… 

Đồng thời, du lịch văn hóa có thể là một tổ chức công việc kinh doanh tạo lợi nhuận khuyến khích sự liên hệ văn hóa gần gũi giữa du khách và các thành viên của nền văn hóa địa phương và nhằm mục đích tạo ra công bằng thu nhập từ đồng đô-la du lịch (theo nghiên cứu của Trung tâm Trung tâm Đông Tây). Quả vậy, trong nhiều năm qua, việc khai thác này đã đóng góp doanh thu không nhỏ cho nền kinh tế của Hà Nội. Không chỉ thế, nó còn thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa khác phát triển như: kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, thời trang, thiết kế, truyền hình và phát thanh, điện ảnh, xuất bản, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm. 

GS.TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, du lịch văn hóa là một trong các loại hình du lịch phong phú và đặc sắc nhất trong các loại du lịch hiện nay. Xét cho cùng thì du lịch bao giờ cũng là du lịch văn hóa. Người đi du lịch không chỉ tham quan mà còn là cách ứng xử, thái độ, cách tổ chức, phương thức thể hiện… Vì vậy, “du lịch văn hóa là một hoạt động không chỉ mang tính giải trí thuần túy mà còn chứa đựng trong nó trí tuệ và sự hiểu biết của du khách. Trí tuệ và sự hiểu biết đó làm cho con người lớn hẳn lên, hiểu biết thêm lên và từ đó làm cho người ta có tính nhân văn ngày càng cao, giúp cho việc đoàn kết các dân tộc và tăng cường tình hữu nghị”, GS.TS Lê Hồng Lý nhấn mạnh. 

Cần thúc đẩy phát triển

Dù du lịch văn hóa ở Hà Nội ngày càng được quan tâm khai thác và thu được những giá trị tích cực song vẫn còn đó những tồn tại “giữ chân” sự phát triển của lĩnh vực này. Đó là việc các cơ chế chính sách chưa được hoàn thiện nên chưa tạo ra khung pháp lý và khuyến khích sự phát triển của các dịch vụ du lịch văn hóa. Trong khi đó thị trường du lịch còn tự phát, chưa chuyên nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực trong kinh doanh dịch vụ du lịch còn hạn chế; thiếu cơ chế phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực và các địa phương. Nhất là vẫn còn đó cơ chế xin - cho nên chưa thật sự tạo động lực, sự hứng khởi cho doanh nghiệp và những người làm du lịch văn hóa. Ngoài ra, trong hai năm qua, du lịch trong nước nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng đã và đang phải chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch Covid-19. Các điểm du lịch văn hóa đã phải đóng cửa dài ngày; nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ vắng khách…

Thúc đẩy du lịch văn hóa Hà Nội
Các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, giá trị sẽ giúp kiến tạo xu hướng yêu thích, coi Hà Nội là điểm đến tin cậy, hấp dẫn đối với du khách quốc tế. 
Trước những thách thức đó, các chuyên gia cho rằng, để có thể thúc đẩy lĩnh vực du lịch văn hóa phát triển - một lĩnh vực quan trọng góp phần phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô thì cần hoàn thiện cơ chế chính sách và nói không với cơ chế xin - cho để từ đó tạo động lực, sự hứng khởi cho doanh nghiệp và những người tâm huyết với lĩnh vực này. 

GS.TS Lê Hồng Lý cho rằng, tiềm năng của du lịch văn hóa không nhỏ, vấn đề chỉ còn là khai thác nó như thế nào. Vấn đề phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi địa phương (các trò chơi dân gian, những sinh hoạt nghệ thuật, phong tục tập quán…) mà biến nó thành những giá trị độc đáo của địa phương để thu hút du khách.

Mặt khác, không phải sản phẩm văn hóa nào cũng có thể trở thành sản phẩm du lịch. Do đó, người làm du lịch phải biết khai thác xem phần nào của mỗi di sản văn hóa có thể trở thành sản phẩm của du lịch văn hóa, có như vậy mới thỏa mãn nhu cầu của khách và phát huy được giá trị văn hóa của di tích. Đồng thời, cần có sự hợp tác hài hòa và ăn ý giữa những người làm du lịch và các nhà văn hóa cùng các doanh nghiệp lữ hành. “Sự đồng bộ của những cơ quan quản lý, hoạch định chính sách và tất cả các thiết chế khác trong xã hội, tới từng người dân với một mục đích chung là vì quyền lợi và danh tiếng của đất nước là trên hết. Như vậy sẽ tạo ra sự đồng thuận và đồng bộ trong việc khai thác các sản phẩm văn hóa phục vụ cho hoạt động du lịch. Từ đó sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế cho đất  nước đồng thời cũng giới thiệu được những giá trị văn hóa của đất nước cho bạn bè năm châu nhằm lôi kéo họ đến với Việt Nam. Mặt khác cũng làm cho chính người Việt Nam hiểu rõ hơn đất nước mình, tạo ra sự khao khát tìm hiểu, khám phá và khách du lịch nội địa cũng là một nguồn lợi không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp du lịch hiện nay và tương lai”, GS.TS Lê Hồng Lý nhấn mạnh.

Cùng với đó, tuy phải chịu tác động lớn của dịch Covid-19 song nếu nắm bắt được xu hướng du lịch mới, du lịch văn hóa Hà Nội sẽ có cơ hội bứt phá bằng những sản phẩm phù hợp. Đó là những sản phẩm sử dụng vốn văn hóa để làm chất liệu, đó là các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh kể những câu chuyện lịch sử và truyền thống văn hóa của đất và người Thăng Long - Hà Nội. Và, nhịp cầu truyền thông báo chí đa phương tiện có vai trò quan trọng để góp phần thúc đẩy lĩnh vực du lịch văn hóa phát triển. 

Theo nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Tổng biên tập phụ trách báo Tri thức và cuộc sống, các loại hình báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện sử dụng đa mã ngôn ngữ (bao gồm cả hình ảnh, âm thanh); tận dụng tối đa kỹ thuật công nghệ cao trong làm báo; và tạo khả năng tương tác đa chiều trong việc hoạch định rõ ràng về du lịch văn hóa Hà Nội với các tour du lịch lữ hành, các loại hình sản phẩm kinh doanh dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn, văn hóa, hay các sản phẩm văn hóa sáng tạo… sẽ góp phần thúc đẩy quảng bá văn hóa, con người và điểm đến lý tưởng Hà Nội trong mắt du khách quốc tế, định vị thương hiệu trên thị trường du lịch thế giới. Bên cạnh đó còn là những kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông báo chí đa phương tiện trong sáng tạo, quản lý, điều hành, thực hiện, quảng bá, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ du lịch văn hóa đến với du khách một cách sinh động, đa dạng và hấp dẫn. “Sự phát triển công nghiệp du lịch văn hóa, thông qua sự phổ biến của internet và truyền thông báo chí là cơ hội tiếp xúc văn hóa dễ dàng và bình đẳng cho mọi người dân và du khách quốc tế. Mọi người đều được hưởng thụ, nghe nhìn, cảm nhận, hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại của Hà Nội qua các sản phẩm du lịch văn hóa, các tour du lịch, các dịch vụ du lịch để từ đó tạo dựng được sự hấp dẫn, thu hút “Hà Nội là điểm đến du lịch an toàn, văn minh, đậm đà bản sắc của Việt Nam” trên thị trường du lịch trong và ngoài nước” - nhà báo Mai Hương đề xuất.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ ra mắt tập thứ 3 trong bộ tiểu thuyết về Bác Hồ
    Cuốn sách “Từ Việt Bắc về Hà Nội” - tập thứ 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Bộ Y tế lần đầu cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết
    Ông Vũ Tuấn Cường, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành công văn về việc Cục này cấp phép cho 40 vaccine, sinh phẩm y tế, trong đó có vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. Vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.
  • Nestlé tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh, giảm phát thải khí nhà kính
    NESCAFÉ – nhãn hiệu cà phê lớn nhất của Tập đoàn Nestlé và là một trong những nhãn hiệu cà phê được yêu thích trên thế giới, vừa công bố Báo cáo tiến độ Chương trình NESCAFÉ Plan năm 2030 lần thứ hai. Báo cáo cho thấy việc tăng cường áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh giúp cải thiện năng suất và giảm phát thải khí nhà kính (KNK).
Đừng bỏ lỡ
Thúc đẩy du lịch văn hóa Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO