“Thơ & Truyện đời”- mỗi vần thơ như một dòng cảm xúc, mỗi câu chuyện là một sự trải nghiệm

Minh Huệ| 07/10/2019 08:24

Tôi thật sự bất ngờ khi anh chia sẻ: “Sắp tới anh sẽ xuất bản một cuốn sách nữa”. Tôi đã trộm nghĩ: tình yêu trong anh chắc lớn lao lắm thì mới có thể “thai nghén” hai tập thơ tình trong một thời gian ngắn, bởi khi đọc tập thơ “Tình em biển đảo Trường Sa” của anh được xuất bản vào tháng 5/2019 tôi đã nghĩ, anh sinh ra chỉ để viết thơ về tình yêu. Nhưng không, cái tên tập sách anh chuẩn bị xuất bản tới đây làm tôi không khỏi khắc khoải, đợi chờ. Khi cầm trên tay bản thảo tập “Thơ & Truyện đời” của Đào Thịnh

“Thơ & Truyện đời”- mỗi vần thơ như một dòng cảm xúc, mỗi câu chuyện là một sự trải nghiệm


Tôi không phải là một là văn, một nhà thơ, cũng tự cảm thấy mình còn quá non nớt, chưa đủ từng trải trong cuộc đời để có thể bình phẩm hay nói bất cứ điều gì về tập “Thơ & Truyện đời” của anh. Mà đơn giản tôi chỉ muốn viết ra những suy nghĩ, những cảm nhận của mình khi đọc tập “Thơ & Truyện đời” của Đào Thịnh. Từ “Nhà mình thời bao cấp”, “Tết xưa” đến “Nhớ quê” rồi “Bão xưa”... khiến dòng suy nghĩ trong tôi cứ trôi về một miền hoài niệm xa xăm nào đó. Một ký ức xa vời của những ngày quần nâu áo vá, nhà tre mái dạ cứ dần hiện hữu: Nhà tre, mái dạ, vách rơm/ Nền nhà đất mịn, mát êm, trưa hè/ Khoai kia với bát nước chè/ Ấm tình làng xóm, bạn bè thôn quê (Nhà mình thời bao cấp). Tôi đã đọc nhiều thơ xưa, thơ về thời bao cấp, nhưng thơ của Đào Thịnh có điều đặc biệt riêng, là tiếng nói của đáy lòng, là cảm nhận, là tự hào, là ước ao, đôi khi là chút chạnh lòng của những ai đã sống trong thời bao cấp. Tập “Thơ & Truyện đời” của Đào Thịnh vẽ lên bức tranh tổng hợp của quá khứ và hiện tại, đặc biệt là trước và sau thời bao cấp. “Khoai khô, chiếm cả nồi cơm/ Xót xa ngao ngán, đong đơm, vơi đầy” (Nhà mình thời bao cấp). Khi đó, đất nước vừa ra khỏi chiến tranh, miền Bắc trước đó là hậu phương vững chắc, tất cả mọi nguồn lực đều dành hết cho chiến trường miền Nam. Mặc dù đói cơm thiếu áo nhưng với tình yêu quê hương đất nước, những người nông dân vẫn cần mẫn lao động sản xuất với khí thế hừng hực: “Dân quân, súng chắc trên vai/ Bắn máy bay Mỹ thi tài lập công/ Nông dân vẫn quyết ra đồng/ Tăng gia sản xuất thêm bông lúa vàng/ Thanh niên tư thế sẵn sàng/ Phụ nữ phấn đấu, đảm đang thay chồng (Nhớ quê).

Thơ viết về cha mẹ có rất nhiều, bởi lẽ những lời hay, ý đẹp viết về công ơn mẹ cha sẽ không bao giờ là thừa, cũng giống như tình thương yêu bất tận giữa cha mẹ và con cái sẽ mãi mãi không có giới hạn về không gian và thời gian. Trong thơ Đào Thịnh ta bắt gặp hình ảnh người cha, người mẹ yêu thương con, thậm chí cả một đời vất vả, nặng nhọc, hi sinh tất cả vì con. Hàng ngày, mẹ tảo tần sớm hôm ngoài đồng ruộng, để đêm về lại thức cùng con “Đêm con học, mẹ ngồi chờ/ Quạt mo xua muỗi, đèn mờ, bấc hoa/ Tất bật bao tháng ngày qua/ Đồng ruộng khuya sớm, tăng gia tối ngày” (Mẹ); hay những giọt mồ hôi ướt sũng trên chiếc áo nâu đã sờn vai của cha: “Mẹ cấy, bố dắt trâu bừa/ Mồ hôi đẫm áo, nắng trưa oi nồng/ Bao vất vả, vẫn như không/ Lo toan, tất bật, ấm lòng vì con” (Công cha nghĩa mẹ). 

Đọc tập “Thơ & Truyện đời” Đào Thịnh đưa người đọc trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, có khi là hoài niệm về một thời xưa cũ; có khi là giọt nước mắt rưng rưng trong lòng khi nghĩ về mẹ, về cha; có khi lại là những kỉ niệm của tuổi học trò cắp sách đến trường “Mũ rơm, chân đất ân tình quê hương/ Tình làng, nghĩa xóm thân thương/ Áo nâu, bụng đói đến trường vẫn vui” (Kỉ niệm 50 năm lớp 5A); có khi lại là niềm tự hào, tự tôn dân tộc trước vẻ đẹp, sự hùng vỹ thiên nhiên quê hương, đất nước (Thăm đảo Phan Vinh, Thăm Đồng Văn, Khúc ca hành trình Đoàn 11 thăm Trường Sa, Biển đảo thiêng liêng); có khi lại là những trăn trở về cuộc sống đang diễn ra hàng ngày: Đất có đẻ được đâu?/ Đường đẻ thêm trên đất/ Bao tòa nhà cao ngất/ Mọc nhanh hơn nấm rừng (Tắc đường - Đường khổ); có khi lại là những suy tư về con người, số phận của những mảnh đời trong xã hội trong những truyện ngắn (Đời của Hạnh, Đời của Phượng...). Có lẽ đó chính là điều thú vị trong tập “Thơ & Truyện đời” - bạn cầm trên tay một cuốn sách, nhưng bạn lại nhận được một “tri thức lớn” về con người, về cuộc đời qua thơ, qua truyện.

 Điều đặc biệt trong tập “Thơ & Truyện đời” của Đào Thịnh chính là những bài thơ viết về ngành Thương binh - Xã hội, một nghề gắn bó với anh trong suốt những năm qua. Thơ về ngành là khó viết nhất, nhưng Đào Thịnh đưa được vào thơ. Trong thơ thể hiện được cả sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xóa đói giảm nghèo, về công bằng xã hội: “Xóa đói, giảm nghèo, dân đang mong đợi/ No ấm mọi nhà, “không ai bỏ lại sau”/ Bảo trợ xã hội, làm kịp, làm mau/ Giúp sức mình, cho dân giàu nước mạnh” (Ngành Lao động chào Xuân Kỷ Hợi 2019); thể hiện sự dốc sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân để xây dựng Thủ đô tươi đẹp - Thành phố vì hòa bình “Cầu Nhật Tân, giải dây văng/ Trăm màu kết lại, Đông Anh - Tây Hồ/ Văn Miếu, gương học sáng ngời/ Thủ đô nước Việt muôn đời xứng danh” (Hà Nội xưa và nay).

Đọc “Thơ & Truyện đời” tôi không chỉ bị lôi cuốn bởi những câu thơ giản dị, mà còn bị hấp dẫn bởi những câu chuyện về cuộc đời của những người con gái trong xã hội đương đại. Qua mỗi câu chuyện anh kể về Hạnh, Huệ, Hạ, Phượng... ta như thấy hiện ra trước mắt về số phận của mỗi con người với những bộn bề lo toan của cuộc sống, với những toan tính tình - tiền, được - mất. Lời văn giản dị, gần gũi, lối dẫn dắt chuyện tự nhiên, bốn câu chuyện đều kể về cuộc đời của bốn cô gái nhưng không hề tạo cảm giác nhàm chán mà rất lôi cuốn người đọc. Mỗi mảnh đời như đang hiện hữu, đang “sống” trên từng trang sách. 

Đọc tập “Thơ & truyện đời” của Đào Thịnh, chắc chắn mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau, có bình luận khác nhau, nhưng hy vọng rằng mỗi vần thơ sẽ như một dòng cảm xúc, mỗi câu chuyện sẽ là một sự trải nghiệm, một bài học cho chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
Mẹ
Mẹ chẳng được học chữ nào,
Dạy con qua khúc ca dao tháng ngày,
Lời ru vang tận hôm nay,
Con sao quên được những ngày ấu thơ. 
Đêm con học, mẹ ngồi chờ,
Quạt mo xua muỗi, đèn mờ, bấc hoa. 
Tất bật bao tháng ngày qua,
Đồng ruộng khuya sớm, tăng gia tối ngày. 
Khoai khô bát mẹ thêm dầy,
Còn chút cơm trắng, gạt đầy bát con. 
Chăn chiên con ngủ thêm ngon
Mẹ đắp chiếu rách, trên còn đắp nong. 
Ngày ngày lưng mẹ thêm còng,
Mẹ mong con được thành công trong đời. 
Giờ đây nhiều lúc thảnh thơi,
Nhớ thương mẹ khổ cả đời vì con.

Nhớ quê
Đi xa ai chẳng nhớ quê
Vườn cây, ao cá xum xuê bóng dừa
Nhà tranh, mái ngói rào thưa
Lời ru vang vọng, võng đưa trưa hè
Khoai lang, ấm tích nước chè
Ân tình làng xóm bạn bè quê hương
Tình quê giàu nghĩa thân thương
Đói cơm, thiếu áo, đến trường vẫn vui
Đánh cù, đánh đáo xong rồi
Lại sang ẩn nấp, trò chơi trốn tìm
Súng cao su, thú bắn chim
Nơm kia bắt cá, đó tìm bắt tôm
Đến trường nhớ mãi mũ rơm
Túi bông băng thuốc, sớm hôm bên mình
Tiếng bom Mỹ nổ ùng uỳnh
Máy bay nhào lượn, rít gầm đinh tai
Dân quân, súng chắc trên vai
Bắn máy bay Mỹ thi tài lập công
Nông dân vẫn quyết ra đồng
Tăng gia sản xuất thêm bông lúa vàng
Thanh niên tư thế sẵn sàng
Phụ nữ phấn đấu, đảm đang thay chồng
Tin vui tiền tuyến lập công
Đón tin thống nhất non sông một nhà
Toàn dân vang rộn tiếng ca
Hòa bình thống nhất bài ca muôn đời. 
Ngấp ngó
Con gái nhà bên, lớn thật rồi
Để cho trai ngõ khát khao thôi
Mẹ lo con gái nghề chưa có
Mà đã có trai ngấp ngó dòm. 
Thăm Đồng Văn
Đầu xuân tới Đồng Văn
Đường quanh co uốn lượn
Vách đá cao sừng sững
Mây lững lờ bao quanh
Em bất ngờ hỏi anh
Đá kia bao nhiêu tuổi?
Cổng Trời tên ai đặt? 
Ai nặn nên Núi Đôi?
Mã Pì Lèng ai gọi?
Đến chợ tình Khau Vai?
Thịt treo dài trên bếp?
Tiếng Khèn đang gọi ai?
Câu hỏi như đêm dài 
Vang vọng Cờ Lũng Cú
Gặp trưởng bản các cụ
Em sẽ rõ nguồn cơn. 
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
“Thơ & Truyện đời”- mỗi vần thơ như một dòng cảm xúc, mỗi câu chuyện là một sự trải nghiệm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO