Hoạt động hội

Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân

Mai Anh 16:17 10/07/2024

Sáng ngày 10/7/2024, tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội (Số 19 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân”.

Mở đầu buổi sinh hoạt chuyên đề, nhà thơ Đỗ Anh Vũ đã khái lược sự phát triển của thi ca cũng như tiến trình cách tân thơ. Theo nhà thơ Đỗ Anh Vũ, tiến trình cách tân thi ca được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn tiền hiện đại với việc lấy nghĩa làm cơ sở quan trọng nhất, thơ ca chú trọng về mặt nội dung và tư tưởng biểu đạt. Tiếp đó là giai đoạn hiện đại với mô hình từ chữ đến nghĩa, có những sự sáng tạo mới lạ trong hình thức và ngôn ngữ thơ. Cuối cùng là giai đoạn hậu hiện đại bắt đầu từ phương Tây vào thế kỷ XX, và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam từ thập niên 90. Hạt nhân của thi ca hậu hiện đại là tâm trạng của con người luôn trong trạng thái hoài nghi, chông chênh và đổ vỡ.

1111111.jpg
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến và nhà thơ Đỗ Anh Vũ chủ trì buổi sinh hoạt chuyên đề.

Theo nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, cách tân chính là sự sáng tạo đích thực cao nhất của thi ca. Không có sự sáng tạo sẽ không có thơ, vì lúc đấy thơ chỉ là sự sao chép hình ảnh thiên nhiên và tâm trạng con người. Sự sáng tạo trong thơ đòi hỏi quá trình lao động nghệ thuật một cách có ý thức và chủ động. Người viết thông thường chỉ chú ý đến một vài hình ảnh, cảm xúc ban đầu, chính điều này gây ra lầm tưởng rằng thơ rất dễ làm, và ai ai cũng có thể làm thơ. Cái mới trong thơ không cần đến sự trình diễn cầu kỳ, mà hướng tới sự đổi mới nội dung đời sống.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến và nhà thơ Đỗ Anh Vũ đã dẫn chứng một số tác giả tiêu biểu cho cách tân thi ca đương đại, tiêu biểu là Lê Đạt, Trần Dần, Dương Tường, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Thi Hoàng…

toan-canh-buoi-noi-chuyen-chuyen-de(1).jpg
Buổi nói chuyện chuyên đề thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Thơ của Lê Đạt là một trong những ví dụ tiêu biểu cho sự cách tân thơ đầy sáng tạo. “Lê Đạt là một thi sĩ dày công chăm bón chữ nghĩa, tôi có cảm giác trước khi gieo trồng mỗi câu thơ của mình, ông làm chữ kỹ càng tới mức “xới đất, lật cỏ” như một nông phu cần mẫn làm đất chuẩn bị mọi thứ cho một vụ mùa gieo trồng mới của họ. Nhưng khác với công việc cày ải, gieo trồng của các nông phu, công đoạn làm chữ của một nhà thơ theo kiểu phu - chữ luôn cần tới một tố chất thiên bẩm khác, đó là khả năng khơi dậy sự sống động của cảm xúc và trí tưởng tượng từ những con chữ vô tri vô giác theo một cấu trúc ngôn ngữ thơ”, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến chia sẻ.

Cách tân có thể xem như một tiến trình tất yếu của sáng tạo nghệ thuật. Với thi ca, vấn đề đổi mới được đặt ra như một nhu cầu bức thiết của mỗi người viết nhất là trong bối cảnh đương đại. Theo nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, cách tân cũng chính là một nỗ lực khám phá nội tâm con người, khiến cho độc giả đồng cảm được với những điều bài thơ biểu đạt, bởi ẩn chứa bên trong đó là mảnh ghép cuộc sống mà họ hằng quen thuộc. Cách tân thi ca không phải là một sự đánh đố độc giả, mà là diện mạo, bản sắc riêng của chủ thể sáng tạo, đồng thời phản ánh đặc trưng thời đại và là nỗ lực để thiết lập những giá trị mới về nghệ thuật thi ca hiện đại.

“Thành tựu nổi bật của thế hệ những nhà thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 là họ đã có những bước chuyển mới rất cơ bản về nội dung phản ánh, về nghệ thuật và thi pháp. Thơ của họ gần gũi với cuộc đời hơn, gần với thiên nhiên, gần gũi với tâm sự buồn vui của con người hơn, thơ của họ nghiêng về phía những cá thể và là tiếng nói của thân phận. Ngòi bút thơ của họ chủ động, tìm tòi vươn tới bề sâu của những vỉa tầng còn ẩn khuất của đời sống tâm trạng và tinh thần con người để khai thác, hướng tới những hiệu quả nghệ thuật mới”, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến nhận định.

Tại buổi nói chuyện chuyên đề, nhiều ý kiến phát biểu đều đồng tình cho rằng việc sáng tạo, đổi mới về mặt hình thức, ngôn ngữ là cần thiết, tuy nhiên người viết cũng không thể chỉ chú trọng cách tân mà lãng quên nội dung cần được truyền đạt trong tác phẩm. Theo GS. Trần Đăng Suyền, văn học là tấm gương phản chiếu đời sống, văn học chỉ có hình thức và câu chữ không thôi thì không thể là văn học. Mỗi tác phẩm đều cần phải có tư tưởng. Nhà văn lớn vừa phải là bậc thầy ngôn ngữ nghệ thuật, vừa phải chú ý đến nội dung tư tưởng. Còn nhà văn Linh Chi thì khẳng định, thơ ca là nơi chứa đựng những gì tinh túy nhất của ngôn ngữ, và dù sáng tạo đến đâu, người viết cũng nên giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt./.

Bài liên quan
  • Nỗi ám ảnh và sự cách tân trong thơ Nguyễn Việt Chiến
    Sáng ngày 25/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm "Tuyển tập thơ: Thơ và trường ca của Nguyễn Việt Chiến", nhìn lại một hành trình thi ca của tác giả và khẳng định những giá trị đặc sắc trong tác phẩm đối với nền thơ ca đương đại của Việt Nam.
(0) Bình luận
  • Tìm giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác mỹ thuật về đề tài xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới
    Sáng ngày 16/8, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng sáng tác về đề tài xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới” với sự tham gia của đông đảo các đại biểu, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà lý luận phê bình mỹ thuật là hội viên trong hội.
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội thi đua chào mừng “Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam"
    Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 15/KH-HLH về việc Tổ chức phong trào thi đua chào mừng “Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam" (06/01/1946 - 06/01/2026).
  • Hội KTS Hà Nội tổ chức tọa đàm về kinh nghiệm tái thiết đô thị nhìn từ Hàn Quốc
    Chiều 9/8, Hội Kiến trúc sư Hà Nội tổ chức tọa đàm về “Một số kinh nghiệm trong công tác tái thiết đô thị Seoul - Hàn Quốc”.
  • Hướng dẫn lập quy hoạch tổng mặt bằng và thông tin về quy hoạch kiến trúc Thủ đô
    “Để đáp ứng yêu cầu phát triển, thời gian qua thành phố tập trung vào 3 nhiệm vụ lớn là lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến 2045 tầm nhìn 2065; đồng thời triển khai sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến thực hiện quy hoạch. Thành phố kỳ vọng 3 nhiệm vụ này sẽ tạo bước đột phá cho phát triển Thủ đô” - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Phạm Quốc Tuyến nhấn mạnh tại tọa đàm “Hướng dẫn lập quy
  • Văn hóa áo dài - truyền thống và biến đổi
    “Khoảng 30 năm trở lại đây, áo dài của phụ nữ Việt Nam được quan tâm coi trọng nhiều hơn, từ việc tuyên truyền, quảng bá, thiết kế, may mặc... nhưng nhiều người chưa nắm rõ về lịch sử thăng trầm, công năng và giá trị thẩm mỹ của áo dài, chính vì lẽ đó trang phục này chưa phát huy giá trị để thực sự trở thành biểu tượng, là thương hiệu độc đáo của Việt Nam”, họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chia sẻ tại Tọa đàm “Văn hóa áo dài Hà Nội, truyền thống và biến đổi”, do Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tổ chức sáng ngày 9/7 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
  • Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động tạo sự chuyển mình cho văn học nghệ thuật Thủ đô
    Sáng ngày 5/7, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội, các đồng chí Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp và chủ tịch 9 hội chuyên ngành trực thuộc hội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Cốt cách người con gái Hà thành
    Nhắc đến người con gái Hà Nội xưa, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh người con gái dịu dàng trong tà áo trắng, tóc buộc hờ sau lưng, ý nhị kín đáo từ bước đi đến cách ăn mặc. Vẻ đẹp ấy, cốt cách ấy một thời đã “nằm lòng” trong những tao nhân mặc khách và là nguồn cảm hứng cho biết bao đề tài thơ, văn, nhạc, họa ra đời. Con gái Hà Nội xưa: Tinh tế, hiếm hoi như giọt sương dưới lá, có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy. Trong chương trình “Chuyện người Hà Nội “ ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vẻ đẹp tinh tế, thanh lịch cũng như cốt cách của người con gái Hà thành.
  • Thị xã Sơn Tây: Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (1954 – 2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), sáng 4/9, UBND thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội) tổ chức khai mạc Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật.
  • Thị xã Hà Đông trước ngày 6 tháng 10 năm 1954
    Cách đây 30 năm, sau cuộc gặp mặt với một số cán bộ, chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Hà Đông, tôi thật mừng khi được chính Chủ tịch Ủy ban quân chính Chu Đỗ dẫn đi thăm "trụ sở" làm việc giữa ta và Pháp, nơi mà trước đó từng diễn ra cuộc tiếp xúc đầu tiên nhằm bàn bạc các thủ tục bàn giao theo hiệp định đình chiến.
  • Hà Nội: Tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hoá cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu
    Sáng ngày 5/9, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Các em học sinh quận Tây Hồ hân hoan đón năm học mới
    Sáng 5/9, nhiều trường học trên địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội) đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Đừng bỏ lỡ
  • Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện mùa Thu lịch sử
    Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Du lịch Hà Nội Nguyễn Trần Quang nhấn mạnh, Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 là một trong những chương trình chính thức chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Festival Thu Hà Nội 2024 sẽ tái hiện mùa Thu lịch sử của Thủ đô, thúc đẩy du lịch Thành phố phát triển hơn nữa.
  • Quận Hà Đông lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường
    Quận Hà Đông (Hà Nội) lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường với tổng diện tích hơn 52.000 m2 ở khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao của quận.
  • Hà Nội đẩy nhanh tiến độ khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2024
    TP. Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư khởi công Dự án xây cầu Tứ Liên trong năm 2024 với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): 4 tác động tích cực từ chính sách Luật tới người dân và xã hội
    Thông qua việc đánh giá tác động chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi) khi xây dựng dự án Luật, Bộ Tư pháp đã dự báo một số tác động đến doanh nghiệp, người dân và xã hội khi Luật có hiệu lực thi hành. Bộ Tư pháp cho rằng sẽ có 4 nhóm tác động tích cực của chính sách Luật Thủ đô (sửa đổi).
  • Cẩm nang thực hành quản lý tiền bạc dành cho học sinh, sinh viên
    Ngay từ khi còn là học sinh, nếu bạn biết cách làm chủ tiền bạc, thì khi trưởng thành bạn càng có nhiều lợi thế để tiến đến mục tiêu tự do tài chính. Để trang bị cho các bạn trẻ kỹ năng này, NXB Trẻ đã ra mắt bạn đọc ấn phẩm “Làm chủ tiền bạc từ khi còn đi học” của tác giả Vũ Minh Tú. Cuốn sách đặc biệt hữu ích với các bạn vừa rời gia đình đi học đại học - cao đẳng, lần đầu tiên tự quản lý tiền bạc và làm quen với việc đầu tư.
  • Cục Điện ảnh thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự giải Oscar
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Quyết định số 2092/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024-2025).
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Các nội dung mới để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội
    Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua có giá trị đặc biệt, trong đó có nhiều nội dung mới về cơ chế, chính sách đặc thù ưu tiên các nguồn lực phát triển Thủ đô Hà Nội, từ đó hiện thực hóa khát vọng “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” theo Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị.
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • Làng Kim Lan và tục nuôi lợn thi
    Làng Kim Lan, tục gọi làng Sươn, nằm ở bờ Bắc sông Hồng, trước năm 1945 thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
  • Giới thiệu 70 tác phẩm sinh vật cảnh tinh hoa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội phối hợp với quận Nam Từ Liêm tổ chức Festival sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ nhất – năm 2024.
Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO