Hoạt động hội

Khúc tráng ca về chiến tranh và hòa bình

Khánh Quỳnh 10/04/2024 15:06

Sáng ngày 10/4/2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Hà Nội hướng đến ngày 30/4 và 7/5 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”. Tới dự buổi sinh hoạt có đại diện Ban Chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.

Trong âm hưởng cả nước hướng tới chào mừng và kỷ niệm ngày Thống nhất 30/4 và ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5, buổi sinh hoạt chuyên đề thảo luận về hai nhà thơ kháng chiến lớn là Phạm Tiến Duật và Thanh Thảo. Đây cũng là dịp để các nhà thơ giao lưu, bày tỏ cảm xúc, nỗi niềm về cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc ta.

nguyen-viet-chien.jpg
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến phát biểu tại buổi sinh hoạt chuyên đề.

Phát biểu mở đầu buổi sinh hoạt chuyên đề, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến - Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Sáng tác, Trưởng ban Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Hà Nội khẳng định: Hai nhà thơ Phạm Tiến Duật và Thanh Thảo là hai nhà thơ tiêu biểu và đại diện cho hai trường phái trong thơ thời kháng chiến chống Mỹ.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, ông được ví là “con đại bàng của thi ca Trường Sơn”, những bài thơ của ông như “cánh chim đại bàng kiêu hãnh dự báo ngày chiến thắng đang tới gần”. Thơ của ông được nhận xét là “tìm cái đẹp trong trong những sôi động của cuộc sống”, mở ra một cái nhìn rất mới, hiện đại và sống động về cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những bài thơ gắn liền với tên tuổi Phạm Tiến Duật có thể kể đến như “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”...

Trong khi đó, nhà thơ Thanh Thảo sinh năm 1946, được mệnh danh là “vua trường ca” nhưng cũng đồng thời là “nhà thơ lớn của các bài thơ nhỏ đặc sắc”. Ông đã xuất bản 17 trường ca độc đáo với cấu trúc ngôn ngữ thi ca, chất suy tưởng toát lên nét thơ mới. Thanh Thảo có nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có “Dấu chân qua trảng cỏ”, “Khúc bảy”...

hoi-thao.jpg
Buổi sinh hoạt chuyên đề thu hút đông đảo các văn nghệ sĩ tham gia.

Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, các văn nghệ sĩ cũng đã tham gia giao lưu thơ với những góc nhìn, cảm xúc rất riêng. Một số nhà thơ cựu chiến binh đã chia sẻ về những kỷ niệm thời chiến, những đau thương, vất vả gian lao và anh dũng hy sinh của những người chiến sĩ, trong đó có nhà thơ Nguyễn Khoái với bài “Tháng tư”, nhà thơ Quốc Dũng với bài “Dấu xuân”, nhà thơ Bành Phương Lan với bài “Tháng năm xưa nằm lại cung đường”...

Bên cạnh những cảm xúc hào hùng của chiến sĩ dưới bom đạn còn là niềm thương nhớ khôn nguôi của thân nhân những người lính. Nữ nhà thơ Nguyễn Thanh Tùng xúc động chia sẻ “Không có chiến thắng nào không đổi bằng máu và nước mắt [...] và người đau khổ nhất với những giọt nước mắt là những người phụ nữ ở hậu phương”.

Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, nhà thơ Bùi Phương Thảo - con gái nhà thơ Quang Dũng đã gửi tới sáng tác “Khúc quân hành Tây Tiến” của mình nhằm tri ân, tưởng nhớ đến bộ đội Tây Tiến. Nhà thơ Trần Cường chia sẻ “Gửi anh” - được sáng tác khi anh đang theo đoàn tìm mộ thân nhân mình.

z5334279649831_ffc57bb0325db4655924da4e83b5fde7.jpg
Nhà thơ Nguyễn Đức Bình chia sẻ những suy tư, trăn trở về thời hậu chiến.

Nhà thơ Nguyễn Đức Bình chia sẻ những suy tư, trăn trở về thời hậu chiến với tư cách “một người cựu binh, một nạn nhân chất độc màu da cam thông qua bài thơ “Mùa thay lá”. Bài thơ cho thấy cái nhìn đau đáu thế sự “tan chiến nhưng chưa tàn chiến”.

Viết về chiến tranh để trân trọng hòa bình, nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng có bài “Trường Sơn huyền thoại”. Bài thơ khắc họa niềm vui mừng vào ngày thắng lợi của dân tộc sau vô vàn đau thương mất mát, để cùng “ôm nhau” “mừng mừng tủi tủi", để cùng hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn.

Ngoài ra, buổi sinh hoạt còn có thêm những chia sẻ của các nhà thơ khác như Ngô Đức Hành, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Xuân Việt, Lê Hà,...

z5334279661084_b42738bc7c577f1335d73bb0ceadfc24.jpg
Nhà thơ Nguyễn Thị Mai đọc bài thơ của tác giả Phạm Tiến Duật tại buổi sinh hoạt chuyên đề.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến khẳng định “chiến thắng Điện Biên Phủ đã in đậm trong những khúc tráng ca mang tính sử thi hào hùng nhất trong cuộc trường chinh vĩ đại của công cuộc kháng chiến cứu nước”. Chuyên đề bắt đầu với hai nhà thơ lớn tiêu biểu của nền thơ kháng chiến là Phạm Tiến Duật và Thanh Thảo, rồi tiếp nối là các nhà thơ thuộc nhiều thế hệ khác nhau nhưng cùng chung một nhịp đập của Tổ quốc, cùng xúc động da diết nhớ về trận chiến vĩ đại của dân tộc và tháng 4 lịch sử “đất nước khải hoàn ca”. Buổi sinh hoạt đã khép lại nhưng âm hưởng hào hùng của những vần thơ được cất lên vẫn tiếp tục đời sống của nó, để tiếp tục ca ngợi lịch sử vẻ vang và niềm tin vững chắc vào tương lai của dân tộc./.

Bài liên quan
  • Mùa xuân trong thơ Nguyễn Trác và Phạm Công Trứ
    Sáng ngày 11/3/2024, tại 19 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Mùa xuân trong thơ Nguyễn Trác và Phạm Công Trứ”. Tới dự có đại diện Ban Chấp hành Hội cùng đông đảo văn nghệ sĩ, hội viên.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • 60 quốc gia tham dự Liên hoan Ẩm thực quốc tế tại Hà Nội
    Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2024 với sự tham gia của 60 quốc gia sẽ được tổ chức tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội) từ ngày 7 – 8/12. Đây là sự kiện do Bộ Ngoại giao tổ chức nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa, ẩm thực, ngoại giao, kết nối bạn bè quốc tế với Việt Nam.
  • Hà Nội: phối hợp giữa Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội và Trung tâm Phục vụ hành chính công trong triển khai Đề án 06
    Với quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án 06, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện và bền vững, sự phối hợp này đánh dấu một bước tiến mới trong nỗ lực hợp tác liên ngành, góp phần thúc đẩy hiệu quả cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin - chuyển đổi số.
Đừng bỏ lỡ
Khúc tráng ca về chiến tranh và hòa bình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO