Thế giới điện ảnh

Theo dòng lịch sử cùng “Hồng Hà nữ sĩ”

Vân Thảo 11/05/2023 20:56

Đoàn Thị Điểm là bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn thời Lê Trung Hưng, là tác giả bản Nôm của tác phẩm “Chinh phụ ngâm” và nhiều áng văn chương nổi tiếng khác. Đã có nhiều nghiên cứu về bà nhưng lần đầu tiên cuộc đời của bà được đưa lên màn ảnh là bộ phim “Hồng Hà nữ sĩ” của nhà sản xuất kiêm biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát. Đây là dự án phim điện ảnh được nhà nước tài trợ đặt hàng trong năm 2022 cùng với phim “Đào, Phở, Piano” (biên kịch, đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn).

hong-ha-nu-si-1.jpg
Một cảnh quay trong phim có sự tham gia của người dân Vũ Thư, Thái Bình

Bộ phim “Hồng Hà nữ sĩ” tái hiện cuộc đời Đoàn Thị Điểm với nhiều cột mốc quan trọng: Khi còn trẻ, Đoàn Thị Điểm đã chấp nhận gác cái tôi cá nhân để chu toàn cho gia đình. Bà giã từ cuộc sống phồn hoa chốn kinh kỳ để về quê làm nghề bốc thuốc. 30 tuổi, bà gặp tiến sĩ Nguyễn Kiều, người đã có gia đình và có con riêng. Sau khi hai người kết hôn, ông Nguyễn Kiều đi sứ Trung Quốc, bà ở nhà chăm sóc, nuôi dạy con thay chồng. Quá buồn nhớ người đi xa, bà đã dịch “Chinh phụ ngâm”. Khi tiến sĩ Nguyễn Kiều được phân vào vùng Nghệ An, Đoàn Thị Điểm đã đi theo chồng. Trên đường đi, bà ốm và qua đời ở tuổi 43. Chỉ sống hơn 40 năm nhưng Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã kịp làm được nhiều điều, cả trong văn học nghệ thuật và đời sống. Phim cũng đề cập đến tình bạn tri âm tri kỷ giữa Đoàn Thị Điểm và Đặng Trần Côn.

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát tiết lộ có hai lý do khiến bà quyết định viết kịch bản phim “Hồng Hà nữ sĩ”. Trước tiên, vì đó là người cùng quê Hưng Yên với bà. Lý do thứ hai là bên cạnh Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh – những nữ văn sĩ tài hoa, nổi tiếng cùng thời thì Đoàn Thị Điểm được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài năng. Không chỉ giỏi văn chương thơ phú, Đoàn Thị Điểm còn thạo việc nữ công gia chánh và có đời sống khá nghiêm ngắn. Đoàn Thị Điểm không chỉ là người dịch xuất sắc “Chinh phụ ngâm” từ chữ Hán ra chữ Nôm mà còn là tác giả của nhiều cuốn sách quý, bổ ích. Vì câu chuyện cuộc đời phong phú ấy của bà nên nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát tin rằng khi lên phim sẽ có nhiều điều để khai thác.

Bên cạnh đó, việc tái hiện câu chuyện cuộc đời một nữ sĩ tài hoa, xinh đẹp, đoan trang, hiếu thảo như một cách “lấy người xưa làm gương để người nay soi vào”, tác giả kịch bản cho biết: “May mắn và cũng do thời cơ đã chín, trời đất xui khiến tôi lại “chạm” được vào bà - người phụ nữ cùng quê sống cách đây hơn 3 thế kỷ. Xinh đẹp tài ba hiểu nhiều biết rộng, tinh tường chữ Hán chữ Nôm mà không kém phần lận đận, muộn mằn đường hạnh phúc; dù số phận nơi dương thế ngắn ngủi nhưng đã kịp để lại bao nhiêu tiếng thơm về đức hy sinh, về đạo nghĩa ở đời. Bà là Hồng Hà nữ sĩ - nhà thơ Đoàn Thị Điểm”.

hong-ha-nu-si-2.jpg
Tổng đạo diễn Nguyễn Thị Hồng Ngát (giữa) chụp ảnh kỷ niệm cùng 2 diễn viên chính trong phim.

Sau 3 năm theo đuổi dự án, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát và ekip đã đưa “Hồng Hà nữ sĩ” lên màn ảnh với bối cảnh chính sẽ được quay tại Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh… Ở Hưng Yên, quê hương của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, đoàn làm phim chọn bối cảnh quay tại rặng nhãn, bến sông (cảnh Đoàn Thị Điểm đi đò dọc để về chịu tang bố), Văn Miếu, đền Mẫu (cảnh hai ông bà Nguyễn Kiều – Đoàn Thị Điểm tỏ tình). Những hình ảnh cảnh kết phim được quay tại mộ phần thật của ông bà ở Phú Thượng trong khu vườn nhà cụ Nguyễn Kiều, nơi vẫn còn người cháu đời sau chăm sóc. Một trong những cảnh khắc họa tình bạn tri âm tri kỷ giữa Đoàn Thị Điểm và Đặng Trần Côn là cảnh Đặng Trần Côn khóc bên mộ Đoàn Thị Điểm, nói rằng bản chữ Hán của ông chết đi trong bản dịch của bà.

Nhà biên kịch kiêm giám đốc sản xuất Nguyễn Thị Hồng Ngát còn tiết lộ thêm rằng: Phần nội dung có nhiều nét văn hóa đặc sắc để làm bật lên cái long lanh hồn Việt của phim. Đoàn phim đã mời tiến sĩ Nguyễn Quang Thắng (Viện Hán Nôm) làm cố vấn Hán Nôm cho phim. PGS-TS Băng Thanh là chuyên gia Hán Nôm, nghiên cứu rất sâu sắc về Hồng Hà nữ sĩ tham gia góp ý kịch bản.

Đây là bộ phim về danh nhân văn hóa nên đoàn phim “Hồng Hà nữ sĩ” được địa phương, tỉnh nơi đoàn chọn làm bối cảnh quay rất quan tâm. Tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, đoàn phim đã dựng hẳn ngôi nhà lá ba gian hai chái rất đẹp để tái hiện đời sống nâu sồng đạm bạc thanh bần - cũng là lối sống thanh tao của các nhà nho - Nơi các cụ thân sinh ra Hồng Hà nữ sĩ sống và làm nghề dạy học bốc thuốc. Được biết, khu trường quay này sẽ được gìn giữ, nâng cấp thành điểm du lịch của huyện Vũ Thư nói riêng và của tỉnh Thái Bình nói chung, theo tour chùa Keo - Bảo tàng hậu chiến của nhà văn Minh Chuyên và trường quay các phim về danh nhân (Phim “Đại thi hào Nguyễn Du” cũng từng quay ở đây).

Làm một bộ phim xưa, thuần Việt như “Hồng Hà nữ sĩ” không đơn giản, đòi hỏi nỗ lực và sự cố gắng cao nhất của các nhà làm phim. Đó chính là lý do điện ảnh Việt có ít bộ phim về đề tài này. Được biết, mỗi ngày quay trên trường quay “Hồng Hà nữ sĩ”, các diễn viên và tổ hoá trang phải dậy từ 4 giờ sáng để hóa trang và làm râu tóc. Phục trang chuẩn bị quần áo giày dép phụ kiện cho các nhân vật cũng không nhàn hơn chút nào. Ngoài các nhân vật chính phải thay đổi hàng chục bộ theo bối cảnh, gia cảnh, thời gian khác nhau thì nhân vật thứ chính, nhân vật phụ và quần chúng trong phim khá nhiều. Và nếu phục trang không chuẩn bị kịp thì không thể quay được. Vì thế, họa sĩ phục trang Phạm Thu Hường cùng các cộng sự của chị không chỉ cắt may mà còn đi theo đoàn phim 24/24 để soạn, là, treo mắc các bộ phục trang cho từng bối cảnh có nhân vật xuất hiện, đảm bảo đúng “rắc-co”.

hong-ha-nu-si-3.jpg
Cảnh Tiến sĩ Nguyễn Kiều đi sứ

Chia sẻ về trọng trách của một nhà sản xuất, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát cho biết: “Làm một bộ phim thuần Việt rất công phu, tốn nhiều công sức và tiền của. Vì bối cảnh và trang phục trong phim lịch sử cổ trang là quan trọng hàng đầu nên hai vị trí hóa trang và phục trang vất vả hơn phim hiện đại nhiều. Công việc của các họa sĩ bối cảnh cũng vậy và còn rất nhiều người khác nữa. Mỗi người đều có việc và phận sự của mình trên con thuyền chung. Về phần tôi, mỗi lần sinh ra được một đứa con tinh thần, là kịch bản phim, nếu có điều kiện, tôi đều đi theo nó với từng bối cảnh với hầu hết cảnh quay, để ý từng chi tiết nhỏ, từng nụ cười khóe mắt của diễn viên… cho đến khi đứa con tinh thần của mình có đời sống trọn vẹn trên màn ảnh mới thôi. Chưa hết, phim xong rồi không biết khán giả sẽ đón nhận ra sao? Ra rạp sẽ như thế nào cũng là thách thức không nhỏ. Cứ mải miết đi cùng những hồ hởi, mệt nhọc, vất vả nhưng tôi tin rằng nếu cứ làm việc bằng hết cái tâm của mình thì mọi việc sẽ tốt đẹp.”

Hiện phim “Hồng Hà nữ sĩ” đã hoàn tất phần ghi hình và bước vào khâu hậu kỳ để có thể ra mắt khán giả trong năm nay. Đội ngũ sản xuất phim là đạo diễn: NSƯT Nguyễn Đức Việt; DOP - đạo diễn hình ảnh: NSND Vũ Quốc Tuấn; họa sĩ thiết kế: Nguyễn Mạnh Đức, Nguyễn Trung Phan. Bên cạnh dàn diễn viên trẻ Anh Đào trong vai Đoàn Thị Điểm, Vĩnh Xương vai tiến sĩ Nguyễn Kiều là các tên tuổi gạo cội của điện ảnh Việt như NSƯT Nguyễn Anh Thái (vai chủ hàng vải ở kinh thành Thăng Long xưa), NSND Trung Anh, NSND Lê Khanh (vai vợ chồng quan Thượng thư Lê Anh Tuấn).

Ngoài những cảnh quay tại Hưng Yên, Thái Bình, đoàn phim còn quay tại Nhật Tân, Phú Thượng (Hà Nội) và Sơn La, Thanh Hóa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Bài 2 - Kho hàng, xưởng sản xuất cần thực hiện 9 nội dung phòng cháy chữa cháy
    Theo khuyến cáo của UBND Thành phố Hà Nội về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn Thủ đô trong mùa nắng nóng năm 2024, đối với với kho hàng, xưởng sản xuất cần thực hiện 9 nội dung.
  • Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
    Hôm nay ngày 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Cử tri và nhân dân Hà Nội đánh giá, kỳ họp thứ bảy là kỳ họp rất đặc biệt với Thủ đô Hà Nội khi Quốc hội dự kiến sẽ thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đừng bỏ lỡ
  • “Phá băng” quy định chung chung để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
Theo dòng lịch sử cùng “Hồng Hà nữ sĩ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO