Thế giới điện ảnh

Phim Việt chiếu rạp bị quay lén, rò rỉ trên mạng

Phương Anh (t/h) 08:18 07/05/2023

Nạn quay lén, phát sóng trực tiếp, rò rỉ bất hợp pháp phim Việt trên các nền tảng mạng xã hội vẫn tái diễn mỗi khi có phim Việt mới ra rạp.

Đây là vấn đề vẫn tồn tại không thể giải quyết và xử lý dứt điểm, khiến người làm nghề và khán giả bức xúc. Cho tới thời điểm hiện tại, hướng giải quyết tình trạng này vẫn chỉ là báo cáo vi phạm các tài khoản rò rỉ phim trên các nền tảng mạng xã hội để gỡ nội dung. Việc truy quét được tiến hành thủ công, kết hợp với sự hỗ trợ từ cộng đồng mạng để tìm kiếm những tài khoản vi phạm.

quay-len-1.jpg
Những video có chứa nội dung phim quay lén trong rạp 

Phim “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh” của đạo diễn Lý Hải là một trong danh sách các phim Việt bị quay lén, phát sóng trực tiếp trên các nền tảng TikTok, Facebook. Một số người cắt từng đoạn video clip nội dung phim và phát trên TikTok để câu kéo lượng người xem. Một số còn táo bạo phát sóng trực tiếp với thời lượng 60 phút, làm tiết lộ nhiều nội dung của phim.

Trước tình trạng này, nhà sản xuất Minh Hà cũng lên tiếng: "Khi thấy hành vi quay lén nhờ mọi người báo quản lý rạp hoặc nhắn vào số hotline (đường dây nóng được rạp cung cấp công khai) vì chúng tôi biết nhiều bạn cũng ngại và sợ, nhất là bạn nữ. Nếu thấy video clip quay lén, mọi người gửi đường dẫn giúp chúng tôi nhé".

quay-len-2.jpg
Phim “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh” bị rò rỉ trên các nền tảng mạng từ TikTok, Facebook

Không chỉ “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh”, phim “Con Nhót mót chồng” của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cũng gặp cảnh tương tự. Trước đó, phim “Chị chị em em 2” và “Nhà bà Nữ” cùng nhiều phim Việt khác cũng chịu hoàn cảnh bị phát tán nội dung phim trên mạng xã hội trong khi đang trong thời gian chiếu rạp.

Việc phát tán những phân cảnh quan trọng, tiết lộ các tình tiết mấu chốt của phim là hành vi không tôn trọng nhà sản xuất, gây nhiều thiệt hại cho nhà làm phim. Bên cạnh đó "giết chết" cảm xúc thú vị, ngạc nhiên của khán giả khi họ ra rạp thưởng thức tác phẩm. Những lời cảnh báo, kêu gọi khán giả văn minh trong ứng xử tại rạp được nhà sản xuất, đơn vị phát hành liên tục nhắc nhở nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết.

Nhiều ý kiến cho rằng nhà sản xuất và phát hành cần quyết tâm phối hợp xử lý nặng, mạnh tay một vài trường hợp điển hình để tạo tính răn đe với những hành vi kém văn minh này. Từ đó tình trạng kể trên mới giảm bớt khi thị trường điện ảnh ngày càng nhiều phim Việt được đầu tư kinh phí lớn, thu hút sự quan tâm của khán giả ra rạp./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Đón Tết 2025 cùng loạt phim Pháp chiếu miễn phí trên DANET
    Với mong muốn mang đến cho khán giả một cái Tết trọn vẹn và mới lạ, Công ty BHD phối hợp cùng Viện Pháp tại Việt Nam tiếp tục giới thiệu chương trình Cine-Tết lần thứ năm. Trong khuôn khổ chương trình, 16 bộ phim Pháp độc đáo và chưa từng được chiếu tại Việt Nam sẽ được trình chiếu miễn phí trên nền tảng xem phim trực tuyến DANET từ ngày 17/1 đến 17/2 năm 2025.
  • 5 bộ phim được chiếu dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng và mừng Xuân Ất Tỵ
    5 bộ phim được chọn trong đợt chiếu phim này gồm “Hồng Hà nữ sĩ”, “Khang A Hù, người cán bộ xã Chế Cu Nha”, "Tìm lại tuổi thơ qua trò chơi dân gian”, “Cánh én trở về” và “Phương thuốc kỳ diệu".
  • Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài trở lại với dự án Phim trường số
    Một bộ phim điện ảnh 3D đặc sắc mang tên “Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm Lầy Lội” sẽ ra mắt vào mùa hè năm 2025, hứa hẹn là món ăn tinh thần hấp dẫn với công chúng yêu điện ảnh...
  • Liên hoan Phim Ấn Độ tại Hà Nội: Trình chiếu miễn phí 4 bộ phim đặc sắc
    Từ ngày 5 - 11/1, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức Liên hoan phim Ấn Độ, trình chiếu bốn bộ phim Ấn Độ nổi tiếng với phụ đề tiếng Việt, đại diện cho nhiều thể loại điện ảnh Ấn Độ. Liên hoan phim diễn ra tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, số 87 Láng Hạ, Hà Nội.
  • Phim lịch sử Việt Nam: Sợ hãi, ngại ngần ngăn cản sáng tạo
    Dòng phim lịch sử của điện ảnh Việt Nam từng ghi dấu những cái tên đã trở thành biểu tượng như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1973), Sao tháng Tám (1976), Bao giờ cho tới Tháng Mười (1984), Hà Nội mùa đông năm 46 (1997),… hay những bộ phim gây được tiếng vang trong thời gian gần đây như Đừng đốt (2009), Long Thành cầm giả ca (2010), Mùi cỏ cháy (2012), Những người viết huyền thoại (2013), Đào, phở và piano (2023)… Nhưng những tác phẩm thể loại lịch sử ấn tượng tiếp theo dường như vẫn mắc kẹt đâu đó trong giấc mộng của những nhà làm phim khi bị bủa vây bởi muôn vàn nỗi sợ và thách thức từ kịch bản, kinh tế, chính sách, tiêu chuẩn kiểm duyệt.
  • “Yêu em không cần lời nói” - bộ phim lãng mạn của Hàn Quốc cập bến Việt Nam
    Sau thành công vang dội tại thị trường Hàn Quốc, “Hear me: Our Summer” sẽ chính thức được công chiếu tại Việt Nam với cái tên “Yêu em không cần lời nói”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Phim Việt chiếu rạp bị quay lén, rò rỉ trên mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO