Thêm danh hiệu Kiến trúc sư Nhân dân, Nhà văn Ưu tú?

PLO| 28/05/2022 15:55

Đại biểu Quốc hội kiến nghị có thêm danh hiệu Kiến trúc sư Nhân dân, Kiến trúc sư Ưu tú, Nhà văn Nhân dân, Nhà văn Ưu tú.

Quốc hội sáng ngày 27-5, một lần nữa thảo luận về sửa đổi toàn diện Luật Thi đua khen thưởng.

Trong vai cơ quan tiếp thu, giải trình, bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội cho biết, tổng hợp ý kiến ở kỳ họp Quốc hội trước, có một số kiến nghị nghiên cứu mở rộng diện được xét danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú sang lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học...

Quá trình thảo luận, chỉnh lý dự thảo luật còn ý kiến khác nhau, vậy nên Uỷ ban Thường vụ trình QH hai phương án (1) có bổ sung, (2) giữ nguyên để Quốc hội kỳ họp này xem xét, cho ý kiến.

Quyết định là ở Quốc hội, nhưng bà Thúy Anh cho hay Ủy ban Thường vụ nghiêng về phương án có bổ sung.

Thêm danh hiệu Kiến trúc sư Nhân dân, Nhà văn Ưu tú?

Đại biểu Trần Thị Thu Đông, đoàn Bạc Liêu. Ảnh: quochoi.vn

Ủng hộ phương án này, ĐB Trần Thị Thu Đông - đoàn Bạc Liêu cho rằng dù hoạt động ở chuyên ngành văn học, nghệ thuật khác nhau, có tên gọi khác nhau như họa sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhiếp ảnh, kiến trúc sư, diễn viên, nhà văn... nhưng tất cả những người này được xã hội thừa nhận, gọi chung là văn nghệ sĩ.

“Đây chính là những người có năng khiếu, có tài năng, có cảm thụ đặc biệt để sáng tác, sáng tạo ra những giá trị văn học nghệ thuật” - bà Đông nói.

Thực tế, các nghệ sĩ nhiếp ảnh, các họa sĩ đều có những cống hiến lớn, dù trong công cuộc giải phóng dân tộc hay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng lĩnh vực nhiếp ảnh, hội họa chưa được đưa vào diện xem xét, tặng các danh hiệu Nhà nước.

Đại biểu Bạc Liêu cho rằng trong kho tàng nghệ thuật nhiếp ảnh của dân tộc, rất nhiều tác phẩm ảnh mà giá trị và ý nghĩa của nó đã gây tiếng vang khắp năm châu. Đơn cử như tác phẩm của các nghệ sĩ nhiếp ảnh An Ninh, Lâm Hồng Long, Đinh Đăng Định, Vũ Ba, Lương Nghĩa Dũng, Lâm Tấn Tài, Lê Minh Trường, Võ An Khánh...

”Các nghệ sĩ nhiếp ảnh xứng đáng là đối tượng để xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú nếu đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định” - ĐB Thu Đông nói.

Với kiến trúc sư, bà Đông đề nghị hoặc là đưa chung vào nhóm văn nghệ sĩ để xét hưởng, phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, hoặc bổ sung vào luật danh hiệu Kiến trúc sư Nhân dân, Kiến trúc sư Ưu tú. Bà cũng có kiến nghị tương tự với nhà văn.

“Chỉ cần một thư khen thôi, không cần thưởng”

Ở khía cạnh khác, ĐB Trần Hoàng Ngân, đoàn TP.HCM cho biết tại phiên thảo luận tổ, ông đã đề xuất bổ sung hình thức Thư khen của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với những trường cần có sự động viên, khen thưởng kịp thời.

Thêm danh hiệu Kiến trúc sư Nhân dân, Nhà văn Ưu tú?

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, TP.HCM.

“Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam chúng ta rất cần hình thức này. Tôi hay là con cháu của tôi mà nhận được thư khen của Chủ tịch nước, của Thủ tướng thì quả thật rất tuyệt vời... Tại QH, nếu như trong kỳ họp này, tôi được Chủ tịch QH tặng một thư khen thì cũng rất tuyệt vời” - ông Ngân nói.

Lấy ví dụ trong kỳ họp Quốc hội, có những ĐB tham gia thảo luận chuyên môn sâu, đóng góp nhiều trí tuệ, hoặc là đưa ra những sáng kiến giá trị, mà lãnh đạo QH có thư khen thì chắc hẳn ĐB đó sẽ năng nổ, dành thời gian công sức nhiều hơn cho nghề đại biểu.

“Chỉ cần một thư khen thôi, không cần thưởng” - ông Ngân nhấn mạnh.

ĐB TP.HCM dẫn Điều 9 dự thảo quy định các hình thức khen thưởng là Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, kỷ niệm chương, bằng khen, giấy khen và cho rằng “nếu thêm một dòng nữa, số 8, là thư khen thì rất tuyệt vời”.

“Tôi nghĩ rằng tại sao hôm nay chúng ta không làm luôn? Rất phù hợp và rất động viên, không tốn kém gì cả. Một chữ ký của Chủ tịch QH thôi, tuyệt vời lắm. Ở đây có Chủ tịch nước, Thủ tướng, tôi cũng nghĩ rất mong lãnh đạo nhà nước tặng nhiều thư khen, sẽ động viên các phong trào thi đua, khen thưởng rất lớn” - vẫn lời ông Ngân.

Trước ý kiến của vị ĐB Đoàn TP.HCM, trong hội trường Diên hồng, không ít tiếng cười, vui vẻ..

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Nâng cao vị thế, vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô
    Hơn một thiên niên kỷ nay, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Nhất là từ sau ngày giải phóng Thủ đô, vai trò trung tâm ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Với số lượng đông đảo, trong đó có không ít tác giả tên tuổi, văn nghệ sĩ Thủ đô đã góp phần làm nên vóc dáng, diện mạo văn học nghệ thuật (VHNT) Thủ đô.
  • Khai mạc Triển lãm VIMEXPO 2024
    Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2024 được chính thức khai mạc vào ngày 17/10/2024 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB nước giải khát có đường
    Ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.
Đừng bỏ lỡ
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Thêm danh hiệu Kiến trúc sư Nhân dân, Nhà văn Ưu tú?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO