Tin tức

Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Trung Kiên 19:19 23/11/2024

UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện 1.452 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trên địa bàn 1.103 xã thuộc 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, buộc tiêu hủy 81.030 con lợn, cao gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2023.

tieu-huuy.jpg
Cơ quan chuyên môn xử lý, tiêu hủy lợn nhiễm DTLCP. (Ảnh minh họa).

Trong đó, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 2 ổ dịch bệnh DTLCP tại 2 huyện Phú Xuyên và Quốc Oai, buộc tiêu hủy 29 con lợn. Bên cạnh đó, cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Dịch bệnh DTLCP và mưa bão làm ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi, nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng, nhất là vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Để công tác phòng, chống bệnh DTLCP kịp thời, có hiệu quả, bảo đảm nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, UBND Thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ban, ngành liên quan tập trung chỉ đạo tốt một số nội dung chính.

Cụ thể, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố. Chỉ đạo tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh, đặc biệt tại các xã, phường, thị trấn có tổng đàn lợn lớn, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm ngay khi dịch bệnh được phát hiện; xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp giấu dịch, không chủ động khai báo; chủ động triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật (khi có dịch bệnh xảy ra).

Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng khu vực chuồng nuôi và môi trường xung quanh; đây mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; rà soát, thống kê cụ thể, chính xác tổng đàn lợn và số lượng đản lợn thịt đã được tiêm vắc xin phòng bệnh DTLCP.

UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác kiểm dịch tại gốc và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn, sản phẩm từ lợn trên địa bàn theo quy định; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ và phòng, chống dịch bệnh; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường theo quy định.

Chỉ đạo, tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình về tỉnh chất nguy hiểm, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng chống dịch bệnh và chủ động sử dụng vắc xin DTLCP cho đàn lợn thịt theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 4870/BNN-TY ngày 24/7/2023 về việc sử dụng vắc xin phòng bệnh DTLCP; hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc cơ sở chăn nuôi và môi trường xung quanh; khuyến cáo người dân tuyệt đối không bán chạy lợn bệnh, không vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường.

UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện tiếp nhận khai báo chăn nuôi, cập nhật kê khai hoạt động chăn nuôi của các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi theo đúng quy định của Luật Chăn nuôi và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại các Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT, số 18/2023/TT-BNNPTNT; khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn Thành phố thực hiện nghiêm Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND của HĐND Thành phố về ban hành quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nếu để xây ra bùng phát dịch bệnh DTLCP trên địa bàn quản lý.

UBND Thành phố yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh nhất là tại các địa bàn có nguy cơ xuất hiện dịch; phối hợp tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh DTLCP theo quy định. Theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo đảm nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh DTLCP, chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; phát hiện sớm, cảnh báo và hưởng dẫn xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng, hướng dẫn, khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu. Chỉ đạo tăng cường quản lý công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn Thành phố; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm soát và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp lợn, sản phẩm từ lợn vào Thành phố.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, nguy cơ tái phát, lây lan, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh DTLCP để người dân nằm bắt và chủ động thực hiện; khuyến cáo, vận động người dân không tham gia, không tiếp tay cho việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trái phép.

UBND Thành phố yêu cầu Sở Tài chính, trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện phục vụ công tác phòng, chống bệnh DTLCP theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

c.jpg
Cơ quan Công an Hà Nội phát hiện, xử lý hàng tấn thịt lợn nhiễm virus tả lợn và dịch bệnh tai xanh hồi đầu năm 2024. (Ảnh tư liệu).

Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố, Cục Quân lý thị trường Thành phố, Cục Hải quan Thành phố, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành có liên quan tăng cường kiểm soát, phát hiện, kịp thời ngăn chặn, và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm, chưa qua kiểm dịch trên địa bàn Thành phố.

UBND Thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung trên. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời bảo cáo UBND Thành phố (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung) để xem xét, giải quyết theo quy định./.

Bài liên quan
  • [Inforgraphic] 7 biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão
    Mùa mưa bão đang diễn ra, thời tiết bất thường kèm theo lũ lớn đổ về gây ngập lụt và tình trạng ô nhiễm môi trường là điều kiện thuận lợi làm cho dịch bệnh phát triển mạnh. Các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ bùng phát thành dịch rất cao, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng người dân. Để phòng, chống các dịch bệnh dễ gặp trong mùa mưa bão, ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, chú trọng an toàn thực phẩm, nâng
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Phường Xuân La (Tây Hồ) đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”
    Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 – 23/11/2024), ngày 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO