Thấm đẫm hơi thở thực tiễn

Thế Vinh/HNM| 08/04/2018 14:43

Cuối năm 2017, Tiến sĩ Bùi Thế Đức đã cho xuất bản cuốn sách “Công tác Tuyên giáo trong sự nghiệp đổi mới”, tập hợp 46 bài viết của anh trong nhiều năm qua trên Báo Nhân Dân, các tạp chí và trong các cuốn sách đã xuất bản. Lần theo những bài viết, đọc và suy nghĩ tường tận mới thấy hết được tấm lòng và công sức mà anh bỏ ra. Từ những ý tưởng đầy tâm huyết, trăn trở dành cho cái “nghiệp” đã mang, anh đúc kết thành những kinh nghiệm mang dấu ấn thấm đẫm hơi thở của thực tiễn.

Thấm đẫm hơi thở thực tiễn
Cuốn sách gồm 4 phần. Phần I: “Về công tác tuyên giáo” (30 bài) tập hợp các bài viết liên quan đến các lĩnh vực mà anh được phân công phụ trách theo dõi từ năm 2011, gồm: Tuyên truyền, Hợp tác quốc tế, Khoa học và công nghệ, Môi trường; Đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” và các quan điểm sai trái, thù địch; Giáo dục và đào tạo, Dạy nghề; Văn hóa - Văn nghệ và gần đây là các vấn đề xã hội.

Phần II: “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gồm 6 bài, trong đó, đa số các bài ở mục này đã được Báo Nhân Dân đăng trên mục “Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII”. Đặc biệt, trong phần này có hai bài viết giới thiệu hai cuốn sách quý về “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng” (Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật 2016) của Tổng Bí thư ở “hai đầu” thời kỳ đổi mới, tập hợp những bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và cuốn sách quý “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đổi mới” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai cuốn sách và những bài viết dù ở hai hoàn cảnh khác nhau nhưng là “tài liệu quý, thiết thực, góp phần định hướng cho cán bộ, đảng viên tiếp tục rèn luyện bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và năng lực phục vụ nhân dân, kiên định lý tưởng cách mạng.

Phần III: “Về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch”, tập hợp các bài viết đăng trên các tạp chí, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam để góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Phần IV: “Những năm tháng không quên”, là kỷ niệm về những người thầy đã dìu dắt, giúp đỡ anh được viết bằng tấm lòng cảm tạ, biết ơn sâu sắc.

Tuy dung lượng ở những bài viết của từng phần nhiều ít khác nhau nhưng đều thể hiện rõ tư tưởng, tấm lòng nhiệt thành, đầy trăn trở của tác giả vì sự nghiệp tuyên giáo của Đảng. Các bài viết bám sát thực tiễn sinh động của đời sống chính trị, bám sát những vấn đề xã hội đang quan tâm, góp phần định hướng dư luận, làm nổi bật nội dung công tác tuyên giáo trong sự nghiệp đổi mới.

Tôi biết hiện nay anh là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Bí thư Đảng ủy cơ quan, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật trung ương. Tôi hỏi anh công việc bận rộn như thế thì thời gian đâu mà viết bài? Anh nở nụ cười đôn hậu, gần gũi và có lẽ không muốn nói về mình nhiều. Anh chỉ nói đại ý: Anh viết báo, viết phê bình văn học, viết về công tác tuyên giáo vừa là trách nhiệm, vừa là công việc, vừa là niềm đam mê. Nhưng so với các bác, các cô chú và các anh, các chị có nhiều cống hiến thì đóng góp của mình cũng như: Đứng trước biển mọi dòng sông đều nhỏ! Còn viết về những người thầy là thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là xuất phát từ tình cảm chân thành thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của mình. 

Anh cũng kể rằng, người thầy của anh mất vào đúng thời điểm anh thi nghiên cứu sinh ngoài nước và anh đã đeo tang thầy để bước vào phòng thi. Từ cuối năm 1989 đến giữa năm 1994, anh nghiên cứu sinh về văn học nước ngoài ở Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Mátxcơva mang tên Lômônôxốp (nơi trước đây người thầy của anh là Giáo sư Nguyễn Đức Nam từng học ở đó). Cho nên tôi thực sự xúc động khi đọc những dòng anh viết về người thầy của mình: “Và như một “giá trị đích thực” mà cả đương thời và hậu thế đã và đang khẳng định, thiết nghĩ những con người như thầy khi ra đi đã để lại “dấu vết” ở trên thế gian này chứ không phải như những thứ thảo mộc tầm thường đã sống và tồn tại kéo dài hơn cả những nỗi khổ đau của con người”!

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Công tác Tuyên giáo trong sự nghiệp đổi mới” của Tiến sĩ Văn học, nhà báo Bùi Thế Đức, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật sẽ khai mạc ngày 3/5
    Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) trên cơ sở là cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Dưới sự chung tay của các nghệ sĩ, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Thông tin người phụ nữ bán 3 quả dứa 500 nghìn đồng ở phố cổ cho du khách là không chính xác
    Ngày 1/5, Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng.
  • Hà Nội mùa đông lịch sử
    Đêm Hà Nội những ngày tháng 12, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất ở mức 7-8 độ C, tôi trằn trọc trở mình trong chăn đệm êm ấm, rưng rưng lắng nghe những ca từ xúc động trong bài hát “Cảm xúc tháng Mười” vang lên từ ngôi nhà kế bên. Ngoài kia gió rít từng cơn thổn thức, những cảm xúc nghẹn ngào thôi thúc tôi dậy mở máy tính, xem lại những thước phim tư liệu về 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô của Hà Nội năm 1946. Từ hiện tại bình yên, tôi đã được trở về với mùa đông lịch sử của thành Rồng - một mùa đông giá buốt nhưng rực lửa.
Đừng bỏ lỡ
Thấm đẫm hơi thở thực tiễn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO