Văn hóa – Di sản

Tết Việt dưới góc nhìn di sản

Nguyễn Thị Tô Hoài 10:34 02/02/2025

Tết Nguyên đán còn được gọi là Tết Cả. Đã có nhiều huyền thoại, truyền thuyết, truyện cổ dân gian xưa phản ánh nguồn gốc của Tết Cả mang tính thuần Việt như “Truyện Lang Liêu” (hay còn gọi là “Sự tích bánh chưng, bánh dày”), “Sự tích Táo Quân”, “Sự tích cây nêu”,… Và trong lịch sử hàng nghìn năm qua, Tết Cả không ngừng duy trì và củng cố mối liên kết tình cảm giữa các cá nhân, gia đình và đất nước, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự tiếp nối của nền văn minh nông nghiệp.

hoa-dao.jpg

Tết Cả là sự kiện đánh dấu “Kết thúc một chu kỳ nông nghiệp cũ để mở màn cho một chu kỳ mới” (GS.TS Trần Quốc Vượng). Về mặt tinh thần, Tết còn là sự bùng nổ của cái đẹp, của màu sắc, âm thanh… Thuở xưa, từ đầu tháng Chạp trở đi dù trong hoàn cảnh nào thì các gia đình cũng đều quan tâm sửa soạn chuẩn bị đón Tết. Ở nông thôn xưa, có tục thay đầu rau nặn bằng đất mới, dùng nước ngũ vị vẩy trên ban thờ, dưới bếp, trên nhà để tẩy uế. Tháng Chạp, chợ phiên càng về cuối năm càng thêm đông vui với nhiều loại hàng hóa. Người lớn dù bận đến mấy vẫn dành thời gian đưa trẻ nhỏ đi chợ mua tranh, tò he, lợn đất, cắt tóc và mua quần áo mới…
Theo phong tục cổ truyền thì dịp Tết Cả có nhiều lễ thức, được khởi đầu từ ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo lên chầu trời). Vào ngày này, mọi nhà đều sắm sửa lễ cúng tiễn ông Táo. Lễ vật thường là trầu, rượu, vàng hương, hoa quả…

Những nhà có điều kiện thì có xôi, gà hoặc làm cỗ để cúng gia tiên. Trong các đồ lễ thường không thể thiếu cá chép, những nhà khá giả còn mua cả đồ mã để cúng. Chiều 30 Tết, các gia đình hối hả chuẩn bị những công việc cuối cùng để đón năm mới, trong đó có việc dựng cây nêu. Nhiều nhà còn buộc cành đa, lá dứa ngoài đầu ngõ hoặc dắt lên mái nhà, dùng vôi bột vẽ hình cung, nỏ hoặc các hình thù kỳ dị để trừ ma quỷ. Thuở trước, vào trước lễ Trừ tịch phải lo những việc như chuẩn bị đèn dầu cho chu đáo, lại hỏi người trong nhà xem có mượn của ai thứ gì thì mang trả, sợ sang ngày mồng một họ đến đòi thì bị “dông”. Cũng như vậy, nợ nần ai phải lo trả, nếu không trả được cũng mang lễ đến xin khất nợ.

Gần giờ Tý, các gia đình làm lễ tiễn quan đương niên Hành khiển năm cũ, đón quan Hành khiển năm mới. Trong đêm trừ tịch, ngoài nghi thức lễ tiễn và đón các vị quan Hành khiển tại gia đình còn có cả nghi thức cầu cúng Thổ Thần, Thổ Địa ở các khu xóm và lễ tế Thành hoàng ở làng xã. Vào trước giờ Tý, các xóm bày lễ ở miếu Thổ Thần, các thôn làng bày lễ ở đình, chùa, đền, miếu, am, phủ để tế lễ.

Trước giao thừa, nhiều người đi lễ chùa, đền, miếu. Khi về nhà mang theo vài ba nén hương đã thắp gọi là hương lộc, cắm vào bát hương ông Công, ông Táo cho có lộc. Có người bẻ một cành lá đem về làm lộc. Theo tục cũ thì kiêng ra khỏi nhà vào lúc giao thừa, ai đi đâu cũng phải về nhà trước giờ Tý (23 giờ).

Vào ngày cuối năm, các gia đình lo nhờ người xông nhà, xông đất. Người được mời đến xông nhà phải là người hợp tuổi, tính tình xởi lởi, mạnh khỏe, có khi là một bé trai kháu khỉnh, nhanh mồm miệng. Có người đi lễ đền, lễ chùa rồi chủ động về xông nhà mình luôn.

Ngày Tết, nhà nào dù túng bấn đến đâu cũng cố lo sửa soạn cơm rượu, bánh trái, khi có người đến chúc Tết vào bất kỳ lúc nào cũng cố mời ăn uống để lấy may. Đặc biệt, ngày Tết không được nói điều gở, không được gây sự, không được cãi nhau và phải thể hiện sự kính trên nhường dưới, biếu quà người già, lì xì em nhỏ..., tất cả tạo ra một ứng xử mẫu mực của lối sống tử tế. Đó cũng là cơ hội để thực hành tập dượt một lối sống lễ nghĩa.

Đến ngày mồng ba hoặc mồng bốn Tết, con cháu tập trung về từ đường chi hoặc gia đình trưởng nam để hóa vàng rồi cùng ăn uống. Từng gia đình riêng cũng có mâm cơm làm lễ hóa vàng cho Thổ Công, Thổ Địa và kết thúc ba ngày Tết. Mọi công việc làm ăn trong một năm mới lại bắt đầu, ai nấy đều tìm chọn ngày giờ tốt để xuất hành hoặc chọn làm một công việc theo nghề nghiệp của mình để cầu mong sự may mắn, thành đạt.

Ngoài các phong tục vào những ngày cụ thể, còn có các biểu tượng văn hóa và sự kiện thú vị khác liên quan đến Tết Cả. Nhiều lễ kỷ niệm, lễ hội truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được thực hiện trong dịp Tết. Tiêu biểu như lễ hội khai bút, lễ động thổ, lễ hội xuân ở các làng xã, lễ hội gò Đống Đa ở Hà Nội…

Truyền thống ẩm thực Tết cũng đóng góp rất nhiều vào nền văn hóa ẩm thực Việt Nam với rất nhiều món ăn mang đặc trưng của ngày Tết như: bánh chưng, bánh tét, canh măng miến, giò, chả, nem, thịt đông… tất cả các món ăn đều mang đến những điều tốt đẹp nhất cho những người thân yêu trong gia đình vào dịp Tết.
Theo TS. Nguyễn Hùng Vỹ, Tết còn có “một công lao vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và tồn tại một quốc gia Việt Nam thống nhất. Tết tạo nên một biểu tượng hội nhập và khẳng định tính cộng đồng quốc gia và điều đó đã diễn ra liên tục suốt chiều dài lịch sử. Đó là sự đồng thuận rất tự nhiên về văn hóa trong đó có đóng góp vô song của Tết”.

Ngày nay, văn hóa, phong tục Tết cũng có thay đổi. Nhiều gia đình lựa chọn dịp nghỉ Tết để đi du lịch. Song với tâm thức Tết là sum họp, đoàn tụ thì có đi cũng là đi cùng gia đình, người thân để không sum vầy ở quê thì sum vầy ở một nơi khác; không sum vầy, cộng cảm với cộng đồng này thì sum vầy, cộng cảm với một cộng đồng khác. Đó chính là tính bền vững của tinh thần cộng cảm, đoàn kết, là di sản văn hóa tinh thần hình thành nên những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.

Cho dù nhiều phong tục ngày Tết đã biến đổi theo vòng xoáy của cơ chế thị trường nhưng những phong tục tốt đẹp là di sản văn hóa trong Tết Cả sẽ còn được truyền lưu mãi mãi, bởi nó là sự tích tụ của văn hóa, mang đậm tố chất nhân văn trong đời sống của dân tộc Việt Nam./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Rắn trong nghệ thuật tạo hình
    Chuyện cổ tích Việt Nam kể rằng Thạch Sanh giết được mãng xà trong miếu thờ trừ họa cho dân làng, lại bị Lý Thông hãm hại và tranh công. Câu chuyện đã được hình tượng hóa bằng nghệ thuật tranh khắc gỗ và in trên giấy bản để nhiều người có dịp treo trong dịp Tết. Hình tượng rắn dữ dằn, rõ là một con rắn hổ mang bành, thân uốn khúc miệng phun lửa, đại diện cho Thần Ác. Cách chọn gam màu nóng đã thể hiện cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác gay go, đẫm máu.
  • Đền Hai Bà Trưng: Di tích quốc gia đặc biệt, điểm du lịch văn hóa tâm linh
    Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, thờ hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên) giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Ngày nay, nơi đây còn là điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch khắp nơi đến tham quan, chiêm bái.
  • Rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng của người Việt
    Theo chu kỳ Thiên can Địa chi của văn hóa phương Đông, năm 2025 là năm Ất Tỵ - năm con rắn. Người xưa xếp rắn đứng thứ ba trong bốn con vật: chim, cá, rắn, voi (“nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng”). Trong con mắt của người xưa, rắn ẩn chứa nhiều huyền bí, ma thuật, bởi thế rắn được coi là linh vật để thờ cúng ở một số nơi. Hình ảnh, đặc điểm con rắn từ xa xưa đã đi vào tâm thức của người Việt qua lời ăn tiếng nói, ca dao tục ngữ, truyền thuyết và những câu chuyện cổ... Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ, xin kể đôi lời về loài rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng đầy chất liên tưởng và hóm hỉnh của người Việt.
  • Lễ hội Cổ Loa - Hà Nội: Nhân lên truyền thống yêu nước của dân tộc ngày xuân
    Trong rất nhiều lễ hội đầu xuân của Hà Nội thì Lễ hội Cổ Loa (còn gọi là lễ hội “Bát xã hộ nhi”) tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh vẫn giữ được các nghi thức văn hóa truyền thống. Lễ hội này diễn ra trong ngày mùng 5 và 6 tháng Giêng, đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” năm 2021.
  • Ngày xuân nhìn về văn hiến Thăng Long
    Nếu tính từ thời điểm vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, Hà Nội trải qua 1015 năm lịch sử. Trong suốt hơn 10 thế kỷ ấy, nền văn hiến Thăng Long đã được hình thành và kết tụ bởi một tinh thần bảo vệ độc lập dân tộc, một nền văn hóa độc lập và trường tồn, trong đó phong tục, giao thương, ứng xử, văn chương, nghệ thuật, kiến trúc… là tố chất điển hình, tạo cốt cách, bản ngã con người Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.
  • Tiếp nối và khơi mở mạch nguồn di sản thư pháp
    Mỗi dịp xuân về, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh những “ông đồ” - nhà thư pháp cho chữ mọi người trên đường phố, trước Văn Miếu, hay những địa điểm gắn liền với văn chương, chữ nghĩa, từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định cho đến Thanh Hóa, Huế, TP Hồ Chí Minh…; cùng những dòng người tấp nập thưởng thức những câu văn hay, nét chữ đẹp. Đằng sau những sôi nổi tấp nập ấy chính là những trái tim nóng bỏng đang từng ngày miệt mài tìm kiếm, luyện rèn để lưu giữ và phát huy những giá trị, vẻ đẹp không dễ gì nhận ra được của nghệ thuật thư pháp - một di sản cha ông để lại với bề dày cả ngàn năm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Rắn trong nghệ thuật tạo hình
    Chuyện cổ tích Việt Nam kể rằng Thạch Sanh giết được mãng xà trong miếu thờ trừ họa cho dân làng, lại bị Lý Thông hãm hại và tranh công. Câu chuyện đã được hình tượng hóa bằng nghệ thuật tranh khắc gỗ và in trên giấy bản để nhiều người có dịp treo trong dịp Tết. Hình tượng rắn dữ dằn, rõ là một con rắn hổ mang bành, thân uốn khúc miệng phun lửa, đại diện cho Thần Ác. Cách chọn gam màu nóng đã thể hiện cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác gay go, đẫm máu.
  • Xuân về, trò chuyện với tác giả “Mùa xuân, làng lúa làng hoa”
    “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người/ Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng/ Sóng lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt/ Hương hoa bay dào dạt/ Làng hoa em gọi mùa - Mùa xuân...”
  • Rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng của người Việt
    Theo chu kỳ Thiên can Địa chi của văn hóa phương Đông, năm 2025 là năm Ất Tỵ - năm con rắn. Người xưa xếp rắn đứng thứ ba trong bốn con vật: chim, cá, rắn, voi (“nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng”). Trong con mắt của người xưa, rắn ẩn chứa nhiều huyền bí, ma thuật, bởi thế rắn được coi là linh vật để thờ cúng ở một số nơi. Hình ảnh, đặc điểm con rắn từ xa xưa đã đi vào tâm thức của người Việt qua lời ăn tiếng nói, ca dao tục ngữ, truyền thuyết và những câu chuyện cổ... Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ, xin kể đôi lời về loài rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng đầy chất liên tưởng và hóm hỉnh của người Việt.
  • Hà Nội ra mắt tuyến buýt số 05, chạy bằng điện
    Từ 01/02/2025, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) chính thức vận hành tuyến buýt điện số 05 (Mai Động – Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội). Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được triển khai mang đến trải nghiệm di chuyển hiện đại – tiện lợi – thân thiện môi trường.
  • Về làng Đồng Kỵ, xem người dân rước "ông pháo" khổng lồ
    Sáng mùng 4 Tết, hàng vạn người dân và du khách tấp nập đổ về phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để cùng chứng kiến lễ hội rước pháo truyền thống. Đây là một trong những lễ hội giàu bản sắc truyền thống ở Bắc Ninh, khởi đầu cho một năm mới nhiều tài lộc, may mắn.
Đừng bỏ lỡ
  • Mùa xuân và tục khai bút của người Việt
    Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có rất nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục. Trong đó, tục khai bút được xem như là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần trọng học, trọng cái đẹp của người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Tương truyền, tục khai bút xuất hiện ở Việt Nam gắn với việc tưởng niệm nhà giáo Chu Văn An - một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học và dược lưu danh là “Ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”.
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Đón hơn 65.000 lượt khách trong 3 ngày đầu năm mới
    Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón trên 65.000 lượt du khách. Dự kiến, trong cả 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, số lượng người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm tại di tích sẽ còn tăng cao.
  • Dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
    Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại biểu đã dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn nhân kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
  • Đền Sóc nhộn nhịp trước ngày khai hội
    Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) năm 2025 sẽ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Những ngày đầu năm mới, trước thời điểm khai hội đã có rất đông người dân và du khách đến với Khu di tích đền Sóc để du xuân, vãn cảnh và cầu bình an.
  • Trang trọng Lễ rước kiệu đền Hai Bà Trưng
    Sáng 1/2 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), nghi thức rước kiệu Hai Bà Trưng năm 2025 mở đầu cho lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã trang trọng diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
  • Ban mai
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ban mai của tác giả Nguyễn Bình Phương.
  • 9 lễ hội đặc sắc của Hà Nội
    Là một địa danh ngàn năm văn hiến, những lễ hội truyền thống ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân Thủ đô, chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Ra mắt phần 2 phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước"
    Với độ dài 2 tập (20 phút/tập), bộ phim tái hiện 1 giai đoạn lịch sử khi Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô với giấy thông hành mang tên người thợ ảnh “Chen Vang”.
  • Đền Hai Bà Trưng: Di tích quốc gia đặc biệt, điểm du lịch văn hóa tâm linh
    Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, thờ hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên) giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Ngày nay, nơi đây còn là điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch khắp nơi đến tham quan, chiêm bái.
  • Tết truyền thống cùng sắc thái văn hóa Mường tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
    Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” vào hai ngày mùng 4-5 Tết (tức ngày 1 và ngày 2/2 dương lịch).
Tết Việt dưới góc nhìn di sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO