Tạm biệt "con bọ huyền thoại" của thế kỷ XX Volkswagen Beetle

zing| 15/07/2019 10:50

Nếu như xe máy có chiếc Super Cub của Honda, thì đối với xe hơi đó là chiếc Beetle của Volkswagen. Đây là dòng xe được sản xuất nhiều nhất lịch sử và là biểu tượng của thế kỷ XX.

Tạm biệt

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1933 khi trùm phát xít Đức Adolf Hitler ra lệnh cho kỹ sư huyền thoại Ferdinand Porsche tạo ra một chiếc xe giá rẻ, bền và tiết kiệm nhiên liệu cho người dân Đức. Mệnh lệnh này dẫn tới sự ra đời của nguyên mẫu KdF-wagen và hãng Volkswagen vào năm 1937. Người dân Đức khi đó sẽ tiết kiệm tiền và trả góp cho chính phủ, bao giờ đủ thì họ sẽ nhận được một chiếc xe. Ảnh: Getty.

Tạm biệt

Nhưng dự án này sớm phải dừng lại do các nhà máy được lệnh sản xuất vũ khí để phục vụ chiến tranh. Một số nhà sử học cho rằng chiếc KdF-wagen thực chất là một "giấc mơ" mà chính quyền Đức Quốc xã tạo ra để chiếm đoạt tiền của người dân nhằm phục vụ chiến tranh. Sau khi Thế chiến II kết thúc, quân đội Anh tiếp quản nhà máy của Volkswagen ở Wolfsburg, và dự án Beetle được tiếp tục để hồi sinh nước Đức sau chiến tranh. Ảnh: Getty.

Tạm biệt

Tuy nhiên, điều bất ngờ là không nhà sản xuất xe hơi nào của Anh khi đó tin vào sự thành công của chiếc xe con bọ này. Nhà máy Volkswagen được trao trả cho chính quyền thành phố Wolfsburg vào năm 1949. Volkswagen lập tức sản xuất những chiếc xe Beetle và nó ngay lập tức trở thành mặt hàng bán chạy. Ảnh: Getty.

Tạm biệt

Đến năm 1955, chiếc Beetle thứ một triệu ra lò tại nhà máy của Volkswagen. Khi đó nó chưa có tên gọi là Beetle mà có tên chính thức là Volkswagen Type 1. Động cơ chỉ 25 mã lực nhưng có thể đạt tốc độ tối đa 100km/h. Thiết kế động cơ đặt sau của nó giúp chiếc xe có độ bám đường vượt trội khi trời mưa hoặc tuyết, và leo đèo rất khoẻ. Ảnh: Getty.

Tạm biệt

Sự phổ biến ở châu Âu cũng nhanh chóng lan tới Bắc Mỹ. Một nhà máy của Volkswagen được xây dựng ở Puebla, Mexico, vào năm 1964 để đáp ứng nhu cầu dành cho thị trường Mỹ. Trong thập niên 1960, 40% số xe Beetle ra lò được xuất khẩu sang Mỹ. Ảnh: VW.

Tạm biệt

Trong một thị trường mà hầu hết xe hơi khi đó đều to lớn và cồng kềnh, chiếc Beetle đã trở thành biểu tượng của trào lưu hippie và chống lại nguyên tắc xã hội của một bộ phận người trẻ. Hollywood cũng góp phần vào sự thành công của những chiếc Beetle với bộ phim "The Love Bug" vào năm 1968. Ảnh: Getty.

Tạm biệt

Cùng với người anh lớn hơn của mình là chiếc Volkswagen bus, những chiếc Beetle trở thành một phần không thể thiếu của văn hoá hippie trong thập niên 1960, 1970 với những lễ hội âm nhạc kiểu như Woodstock, LSD, cách mạng tình dục và phong trào phản chiến tại Mỹ. Ảnh: Getty.

Tạm biệt

Những chiếc Beetle cho thấy hiệu quả thực sự của chúng trong cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1974 tại Mỹ. Nhỏ, gọn và tiết kiệm nhiên liệu, những chiếc Beetle giúp chủ nhân không bị ảnh hưởng bởi mức trần nhiên liệu mỗi cá nhân có thể mua được áp dụng vào thời điểm đó. Ảnh: Getty.

Tạm biệt

Mặc dù trải qua nhiều thay đổi trong động cơ, thay đổi đầu tiên trong thiết kế của chiếc Beetle đến vào năm 1998, gần nửa thế kỷ sau khi những chiếc xe đầu tiên ra lò. Tổng cộng đã có 21 triệu chiếc Beetle được sản xuất từ năm 1938 đến 2003. Song thập niên 1980 bắt đầu cũng là lúc mà thị hiếu chuyển dịch sang những chiếc xe hatchback, và hãng Volkswagen dần tập trung nguồn lực cho chiếc xe bán chạy nhất khi đó là Golf. Ảnh: AFP.

Tạm biệt

Dòng xe huyền thoại thay đổi thiết kế một lần nữa vào năm 2011, lần đầu tiên trong thế kỷ 21, nhưng điều đó cũng không giúp doanh số của Beetle quay lại thời kỳ hoàng kim. Chỉ khoảng 1.500 chiếc Beetle được bán ra tại Mỹ trong năm 2018. Ảnh: Getty.

Tạm biệt

Và đến năm 2019, Volkswagen đành chấp nhận khai tử dòng xe huyền thoại đã làm nên tên tuổi của họ, để nhường chỗ cho việc sản xuất những chiếc SUV nhằm phục vụ nhu cầu thị trường. Chiếc Beetle cuối cùng ra lò tại nhà máy của hãng ở Puebla, Mexico, đã nhận được sự tri ân đặc biệt. Ảnh: Getty.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
    Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
  • Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến Tây Bắc
    Hành trình "Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ" diễn ra từ ngày 26 đến 30/11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ, chương trình tri ân văn nghệ sĩ từng tham gia kháng chiến... do các cá nhân hảo tâm là văn nghệ sĩ TPHCM và các đối tác của văn nghệ sĩ thành phố ủng hộ.
Đừng bỏ lỡ
Tạm biệt "con bọ huyền thoại" của thế kỷ XX Volkswagen Beetle
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO