Sự tích đền Bạch Mã linh thiêng và món ngon phố Hàng Buồm

Nhà văn Uông Triều/ANTĐ| 21/05/2018 14:14

Từ khi hình thành, Hàng Buồm luôn có những hiệu ăn nổi tiếng. Hầu như những hiệu ăn sang trọng và có tiếng nhất ở Hà Nội cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đều là những hàng ăn ở phố này. Thế nhưng, Hàng Buồm lâu đời còn có sự tích của những ngôi đền lịch sử…

ảnh 1Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ (rốn rồng) - vị thần chủ của kinh thành Thăng Long có từ thế kỷ thứ IX 

Theo nhà văn Tô Hoài thì chính tại nhà hàng Đông Hưng trên phố Hàng Buồm, Nguyễn Tuân đã viết tiểu thuyết “Thiếu quê hương” đăng dài kỳ trên Báo “Hà Nội Tân Văn”. Nguyễn Tuân vừa viết xong một kỳ báo, nhà in đã sẵn có người đứng chờ để lấy bài. Trả bài xong, lúc ấy Nguyễn Tuân mới nhẩn nha gọi người thổ ky (hầu bàn) mang thức ăn tới. Ông uống rượu bầu đào trong be, ăn cùng cơm rang gói trong lá sen. 

Cái món cơm rang ở nhà hàng này rất đặc biệt. Cơm nhất định phải là thứ cơm tám nấu ở niêu đất. Cơm rang xong thì lá sen khô lót một lần rồi đến cơm rang, trên cùng là thịt xá xíu thái mỏng, vịt quay gỡ xương, buộc túm lại bằng lạt. Khi ăn, vừa mở gói lá sen đã thấy hương thơm ngào ngạt rồi. Nên nhớ rằng trong hoàn cảnh nào Nguyễn Tuân cũng xoay xở để ăn được những món ngon, cầu kỳ nhất.

ảnh 2Đền Bạch Mã (nhìn từ trên cao) nằm trên phố Hàng Buồm 

Sự tích đền Bạch Mã

Lịch sử phố Hàng Buồm rất lâu đời. Bằng chứng là nơi đây có ngôi đền thuộc loại lâu đời nhất của Hà Nội, có từ thế kỷ thứ IX - đó là đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ (rốn rồng), vị thần chủ của kinh thành Thăng Long. Gọi là đền Bạch Mã là vì liên quan có tới thần ngựa trắng. Chuyện kể rằng khi Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Khi đào hào xây thành thì mấy lần đều đổ. Có người bảo vua rằng có vị thần ở đền Bạch Mã rất linh thiêng, đến cầu ở đấy tất sẽ xong.

Vua Lý Nam Đế cho người ra đền cầu thì thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra. Vua theo dấu chân ngựa vẽ bản đồ xây thành thì quả nhiên thành chắc chắn, vững bền. Vua liền phong thần làm thượng đẳng thần, thành hoàng kinh thành Thăng Long. Đây là một điểm rất đáng chú ý vì các vị thần thông thường chỉ làm thành hoàng một ngôi làng nhỏ. Thành hoàng một kinh thành tất có vị trí lớn và quan trọng hơn rất nhiều. Và câu chuyện này khá gần gũi với truyền thuyết xây thành Cổ Loa của An Dương Vương với vị thần phù trợ là Kim Quy.

Cũng liên quan tới đền Bạch Mã, chính vị thần chủ kinh thành Thăng Long cũng từng làm cho Thái thú Cao Biền đến từ triều đình đô hộ phương Bắc một phen bẽ mặt. Khi ấy, Cao Biền dạo chơi  phía Đông thành Đại La, Biền bỗng thấy dông bão mù mịt, một nhân vật kỳ dị cưỡi rồng đi trong mây, dáng vẻ rất hùng dũng. Biết gặp phải vị thần uy nghiêm, Biền liền làm bùa trấn yểm. Nhưng lỳ lạ thay, vừa làm lễ trấn yểm xong ban ngày thì đêm sấm sét nổi lên đùng đùng, tất cả bùa yểm bị đánh tan tành. Cao Biền sợ quá biết không thể thần phục vị thần đất Việt liền cho xây đền thờ thần ở luôn chỗ ấy.

Còn một ngôi đền nữa ở phố Hàng Buồm nữa là đền Quan đế. Đây là ngôi đền thờ Quan Công và Thiên hậu. Quan Công (Quan Vân Trường) là một nhân vật lịch sử có thật rất được ưa chuộng ở cả Trung Quốc, Việt Nam và Thiên hậu là vị hoàng hậu cuối đời Tống chạy trốn giặc Mông. Ngôi đền còn giữ được khá nhiều nét cổ kính của kiến trúc xưa, đặc biệt với hệ thống tượng thờ và tranh vẽ. 

ảnh 3Phố Hàng Buồm xưa là nơi có rất nhiều hiệu ăn nổi tiếng

Nổi tiếng với món ăn ngon

Phố Hàng Buồm theo truyền thống giờ vẫn là một con phố nổi tiếng có nhiều món ngon. Trong đó có thể kể đến hiệu thịt quay Vạn Thành. Hiệu thịt của gia đình bà Giáng lừng danh với thứ thịt quay màu đỏ đậm. Hàng chỉ bán từ buổi chiều đến tối nên rất đông khách, hầu như lúc nào cũng phải xếp hàng. Hiệu bán rất nhiều loại thịt quay như ngan ngỗng, gà, lợn, chim… nhưng được ưa chuộng nhất là thịt ba rọi quay. Miếng thịt ba rọi có đủ cả mỡ và nạc nên ăn không khô, rất vừa miệng. Theo những những người sành ăn thì ba rọi ngon phải có đủ 5 lớp nạc, 3 lớp mỡ, quay thịt phải đều lửa thì lớp bì giòn tan mà bên trong mềm ngọt.

Thịt quay ở đây đáp ứng được tiêu chuẩn ấy và được ướp gia vị rất đậm. Đặc biệt nhà hàng còn cho thêm thứ nước chấm sánh đặc đi cùng, góp phần nâng cao mùi vị của miếng ăn. Thêm một sự tinh tế nữa mà ít nơi có, đó là thịt quay lúc nào cũng được gói vào miếng lá chuối xanh, trông rất dịu mát và không bị khô. Có ai còn nhớ cái gói thịt quay trong truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao không. Khi mở gói thịt ra nó thơm phức thế nào và bọn trẻ con ăn xong, môi bóng nhờn mỡ, ngon lành làm sao. Bây giờ thì không đói khát đến thế, nhưng được một miếng thịt quay thơm lừng, vừa giòn, vừa ngọt và chấm cùng thứ nước sốt mặn ngọt thì còn gì bằng.

ảnh 4Nhà văn Uông Triều

Có một hàng ăn có tiếng trên phố này nữa là bít tết Ông Lợi. Hàng lâu năm, nằm sâu trong một con ngõ nhỏ nhưng khá đông khách bởi thâm niên của mình. Bởi là quán truyền thống, khách đến đây chủ yếu là những người trung niên, món ăn đặc sắc nhất ngoài bít tết thì còn có chim quay nhưng giá cả có vẻ cao hơn những chỗ khác một chút và dường như bây giờ quán giống như sự hoài cổ của những người lớn tuổi nhiều hơn…

Hàng Buồm là nơi bán rất nhiều cà phê đóng gói. Có lẽ không đâu ở Hà Nội có nhiều hàng bán cà phê gói như ở đây. Những hàng cà phê san sát nhau, các nhãn hàng từ Sài Gòn, Tây Nguyên, Nha Trang…, và cả những loại cà phê người Hà Nội tự mua hạt về rang xay, chế biến. Nếu muốn biết về sự đa dạng của các loại cà phê Việt thì đến Hàng Buồm. 

Ngoài cà phê đóng gói, con phố này còn nổi tiếng với rất nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, rượu ngoại. Nhà văn Nguyễn Việt Hà trong cuốn tiểu thuyết lừng danh “Cơ hội của Chúa” miêu tả một nhân vật sành rượu, cứ lúc nào cần một chai ngon anh ta lại chạy lên Hàng Buồm.

Các quán cà phê ở Hàng Buồm đông khách và nhộn nhịp. Cà phê  ở phố này ít khi có sự yên tĩnh như các nơi khác vì có rất nhiều khách du lịch và nhất là giao với phố Tạ Hiện, Đào Duy Từ… là những khu ẩm thực có tiếng của thành phố. Ở đây không khí lúc nào cũng náo nhiệt, tiếng nói cười ồn ã và nếu ngồi trên tầng hai uống cà phê và ngắm cảnh sinh hoạt phố cổ thì thật tuyệt vời.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Sự tích đền Bạch Mã linh thiêng và món ngon phố Hàng Buồm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO