sơn mài

Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Cái nôi của nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại
    Những họa sĩ của trường Mỹ thuật Đông Dương từ những năm 30 của thế kỷ trước, trong đó công lớn nhất là cụ Đinh Văn Thành - người làng Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) đã định nghĩa nên thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài hiện đại. Bằng sự sáng tạo độc đáo là đưa kỹ thuật mài vào tranh, các thế hệ họa sĩ xuất thân từ trường Mỹ thuật Đông Dương đã tạo ra một trong những dòng tranh nổi bật và có chỗ đứng vững chắc trong nghệ thuật hội họa Việt Nam.
  • Họa sĩ Trần Phúc Duyên: Sơn mài thấm đẫm hồn quê
    Khác với các nghệ sĩ xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng thời di cư sang châu Âu, duy nhất họa sĩ Trần Phúc Duyên chọn sơn mài là chất liệu chủ đạo và xuyên suốt cho các sáng tác thấm nhuần tâm hồn Việt. 70 năm tuổi đời, 50 năm ông dành trọn tình yêu cho nghệ thuật sơn mài, với niềm đau đáu cùng khát khao nâng tầm chất liệu hội họa độc đáo này.
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Lưu giữ hồn dân tộc bằng sơn mài
    Làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là một trong 7 điểm du lịch làng nghề đầu tiên của Thủ đô. Trải qua hàng trăm năm, từ nghệ thuật sơn mài truyền thống, thô sơ, người thợ sơn mài Hạ Thái đã tìm tòi, sáng tạo ra những kỹ thuật sử dụng những chất liệu mới để tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, gìn giữ, phát huy những tinh hoa giá trị độc đáo của nghề truyền thống mà cha ông để lại.
  • Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024
    Từ ngày 28/10 đến 3/11, tại khu vực Quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • Triển lãm tranh sơn mài "Mạch di sản"
    Từ ngày 9/8 đến hết ngày 3/9/2024 tại Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cũ (49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), các họa sĩ của nhóm Latoa Indochine phối hợp với Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm tranh “Mạch di sản”.
  • "Giũa: Phong sắc" - tình yêu của người trẻ với nghệ thuật sơn mài
    Chuỗi sự kiện “Giũa: Phong Sắc” được tổ chức bởi Dragon Sigma - studio sơn mài cho người không chuyên do họa sĩ Phạm Khắc Thắng sáng lập. Hoạt động chính của sự kiện là Triển lãm tranh sơn mài Giũa: Phong Sắc diễn ra từ ngày 3 - 10/3/2024 tại MAI Gallery (113 Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • Thưởng lãm tác phẩm hội họa của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo
    Từ 20/12 đến hết ngày 31/12/2023, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) diễn ra triển lãm cá nhân “Hội họa Tạ Quang Bạo”.
  • “Gặp nhau mùa thu”: Cuộc hội ngộ của những tiếng nói riêng
    Tĩnh vật là một trong những thể loại chưa từng thiếu bóng trong nhiều thể nghiệm của các họa sĩ. Ở đó, mỗi họa sĩ lại mang đến những sắc màu cá tính riêng. Triển lãm “Gặp nhau mùa thu” là cuộc hội ngộ những tác phẩm tĩnh vật của ba họa sĩ Nguyễn Hiếu, Nguyễn Duy Anh và Hiếu Nguyễn tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội, kéo dài đến 30/10/2023.
  • Thưởng lãm “nét hiện đại dung dị” trong tranh sơn mài Phùng Phẩm
    Tối ngày 10/10/2023, triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Phùng Phẩm đã được khai mạc tại Thăng Long Gallery (41 Hàng Gai, Hà Nội). Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Thăng Long Gallery, một trong những phòng tranh lớn, lâu đời, được biết đến tại Hà Nội.
  • Dạo qua vùng đất sơn mài
    30 tác phẩm sơn mài tiêu biểu của 10 họa sĩ – những cái tên không còn xa lạ với giới mỹ thuật Việt Nam: Lý Trực Sơn, Nguyễn Quang Trung, Phan Cẩm Thượng, Triệu Khắc Tiến, Vũ Văn Tịch, Nguyễn Thị Thúy Nguyệt, Nguyễn Xuân Lục, Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Kim Đoan, Phạm Trà My sẽ được giới thiệu với công chúng trong triển lãm “Dạo qua vùng đất sơn mài” diễn ra từ 2/8 đến 8/8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
  • Bài 3: Di sản dát vàng quỳ “độc nhất vô nhị” nức trời Nam của Hà Nội
    “Qua hàng trăm năm, người dân Kiêu Kỵ vẫn giữ nghề dát vàng quỳ do cha ông để lại. Chắc chắn các thế hệ dân Kiêu Kỵ sẽ giữ nghề thủ công truyền thống có một không hai tại Việt Nam”, nghệ nhân Nguyễn Thiên Hùng, Chủ tịch Hội Dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội), chia sẻ.
  • Bài 2: Giữ lửa, nâng tầm nghề sơn mài truyền thống
    Trải qua thăng trầm thời gian, nghề sơn mài làng Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vẫn được các thế hệ nghệ nhân, người dân nơi đây gìn giữ, phát triển. Bằng đôi bàn tay khéo léo, không ngừng sáng tạo, người dân Hạ Thái đã, đang sống được bằng nghề truyền thống với các sản phẩm sơn mài đậm nét văn hóa Việt và có tính nghệ thuật cao.
  • Triển lãm “Dòng chảy của sơn mài Việt trong không gian thiết kế đương đại”
    Chiều 8/4, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Dòng chảy của sơn mài Việt trong không gian thiết kế đương đại”. Triển lãm truyền cảm hứng cho công chúng yêu nghệ thuật về một dòng sản phẩm tinh tế và sâu lắng gắn liền với một môn nghệ thuật đặc thù và giàu bản sắc của Việt Nam: nghệ thuật sơn mài.
  • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận hai tác phẩm nghệ thuật từ châu Âu trở về
    Hai tác phẩm nghệ thuật này được bà Ellen Berends sưu tầm tại Hà Nội, trong thời gian bà công tác tại Đại sứ quán Hà Lan với vai trò Phó đại sứ (giai đoạn 1997- 2001). Sau đó, hai tác phẩm đã theo bà đi đến nhiều quốc gia khác nhau, trước khi về Hà Lan.
  • Triển lãm AE - Kết quả tình bạn keo sơn của hai họa sỹ
    Tối ngày 18/12, tại Mai Gallery diễn ra Triển lãm của hai tác giả - họa sĩ Đinh Quốc Vũ và Nguyễn Quang Tùng. Buổi triển lãm thu hút được sự quan tâm của đông đảo người yêu hội họa
  • Sức sống mới cho sơn mài
    Nghệ thuật sơn mài nói chung và tranh sơn mài nói riêng là niềm tự hào của mỹ thuật Việt Nam. Hiện nay, câu chuyện sáng tác tranh sơn mài theo lối truyền thống hay cải tiến, đổi mới theo hướng đương đại vẫn còn có ý kiến khác nhau. Nhưng xem ra, cách thức hoạt động nào cũng tạo sức sống cho sơn mài trong dòng chảy nghệ thuật đương đại, thúc đẩy sơn mài Việt Nam bước ra thế giới.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO