Chuyện người Hà Nội

Hiện thực hóa tầm nhìn trở thành một trung tâm sáng tạo

Thế Trang 07:51 25/01/2025

Kể từ khi tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, Thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực nhằm khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng văn hóa, từng bước tạo sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, khơi dậy những năng lượng sáng tạo tích cực; đồng thời góp phần định hình thương hiệu "Thành phố sáng tạo", thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

anh-2.jpg
Phố đi bộ đêm Thành cổ Sơn Tây trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn với du khách những năm gần đây.

Xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa thành mũi nhọn

Hà Nội sở hữu một kho tàng di sản vô cùng đa dạng và phong phú với 5.922 di tích lịch sử, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể trong số đó có nhiều di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là Di sản thế giới và được ghi danh vào danh mục Di sản quốc gia. Những di sản này đã minh chứng cho bề dày lịch sử, văn hóa của Thủ đô và là nguồn tài nguyên bất tận cho các hoạt động du lịch văn hóa. Sự phong phú của di tích, sự đa dạng của di sản phi vật thể (nghệ thuật diễn xướng dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công…) đã tạo nên một hệ sinh thái du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Để đánh thức tiềm năng du lịch từ di sản, các quận huyện trên địa bàn Thành phố đã và đang xây dựng, triển khai các sản phẩm du lịch văn hóa phù hợp với đặc trưng, thế mạnh của địa phương từ du lịch làng nghề, du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch kết hợp ẩm thực… Một số làng nghề, điểm du lịch cộng đồng được đầu tư đồng bộ (hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch, hệ thống biển chỉ dẫn, xây dựng khu trung tâm giới thiệu làng nghề, xây dựng hoạt động trải nghiệm cho khách tham quan) trở thành điểm du lịch hấp dẫn như: làng nghề sơn mài Hạ Thái (Thường Tín), làng nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm), làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), Điểm du lịch bản Miền (Ba Vì); Điểm du lịch xã Hạ Mỗ và Khu sinh thái Đan Phượng - The Phoenix Garden (Đan Phượng), Điểm du lịch làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa)...

Đồng chí Nguyễn Quang Hán - Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch HĐND Thị xã Sơn Tây chia sẻ, thời gian qua Thị xã Sơn Tây đã xây dựng được nhiều sản phẩm, không gian văn hóa sáng tạo, mô hình làm du lịch mới tại các điểm du lịch, như: trải nghiệm làm nông nghiệp, làm gốm, vẽ tranh; ẩm thực cỗ sen, cơm quê tại các nhà cổ, cho thuê trang phục, xe đạp, chụp ảnh, tổ chức phiên chợ Làng Mô, chợ đêm Làng cổ... Với những nỗ lực không ngừng năm 2024, địa phương này đã đón gần 1,2 triệu lượt khách tham quan tại các di tích, điểm du lịch trên địa bàn.

1anh-3.jpg
Dòng chảy lịch sử Việt Nam đã được tái hiện sống động qua chương trình trình diễn thời trang tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024.

Tại địa bàn quận Hoàn Kiếm, hàng loạt di tích đã được tu bổ, tôn tạo và sau đó trở thành những không gian sáng tạo hấp dẫn. Có thể kể tới Ngôi nhà di sản Mã Mây, Trung tâm nghệ thuật 22 Hàng Buồm, đền Quan Đế, đình Kim Ngân, đình Tú Thị, đình Phả Trúc Lâm, đình Nam Hương…

Đáng chú ý, một số điểm di tích văn hóa đã nỗ lực để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng như tour du lịch đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” của Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, “Tinh hoa đạo học” của Trung tâm Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, “Đêm thiêng liêng” của Nhà tù Hỏa Lò. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào công tác quảng bá như trải nghiệm thực tế ảo; tham quan, triển lãm trực tuyến; chiếu sáng 3D… đã được các điểm di tích này áp dụng qua đó đáp ứng nhu cầu của công chúng và phát huy tối đa tiềm năng của di sản văn hóa.

Mở rộng và củng cố mạng lưới các không gian sáng tạo

Hà Nội có số lượng không gian sáng tạo nhiều nhất cả nước. Các không gian sáng tạo đa lĩnh vực, phong phú về loại hình (bảo tàng, thư viện, không gian nghệ thuật, phòng trưng bày, trung tâm văn hóa, trung tâm giáo dục, quán cà phê, phố đi bộ...) có khả năng kết nối cộng đồng, lan truyền cảm hứng sáng tạo, giá trị truyền thống, hỗ trợ các ngành nghề sáng tạo phát triển.

Giữ vai trò tiên phong trong việc mở rộng các không gian sáng tạo phải kể đến quận Hoàn Kiếm. Ý thức rõ sự cần thiết về tái thiết không gian công cộng, quận đã linh hoạt, sáng tạo trong công tác tổ chức tạo điểm tĩnh kết hợp không gian công cộng với sự cởi mở, thiên về các hoạt động cộng đồng qua đó góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân và phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận kết nối với không gian đi bộ trong khu Phố cổ Hà Nội, Phố bích họa Phùng Hưng, Con đường nghệ thuật cộng đồng Phúc Hưng, Phố sách 19/12... là những điểm nhấn trong bức tranh không gian sáng tạo trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

1anh-1.jpg
Công chúng trải nghiệm khám phá di sản trong chương trình “Tinh hoa đạo học” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Tại quận Tây Hồ, thời gian gần đây chính quyền địa phương cũng đã nỗ lực xây dựng một số không gian văn hóa sáng tạo gắn với di sản như: Không gian văn hóa sáng tạo trải nghiệm nghề làm giấy dó truyền thống của làng Yên Thái xưa gắn với di tích lịch sử đình Trích Sài; không gian văn hóa sáng tạo trải nghiệm nghề truyền thống xôi Phú Thượng gắn với di tích lịch sử đình Phú Gia; không gian phố đi bộ Trịnh Công Sơn…

Tại nhiều không gian sáng tạo, các hoạt động, các chương trình và dự án văn hóa được thường xuyên tổ chức đã làm sống dậy một Thủ đô năng động, nơi nghệ thuật và sáng tạo không ngừng lan tỏa, thu hút khách du lịch.

Tạo cú hích từ các sự kiện văn hóa nghệ thuật

Hà Nội dần trở thành “điểm đến”, một trung tâm văn hóa đa dạng với nhiều sự kiện nghệ thuật nổi bật được tổ chức hằng năm. Có thể kể tới Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại, Lễ hội đường phố, Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội, Lễ hội ẩm thực Hà Nội, Lễ hội âm nhạc quốc tế Monsoon Gió mùa, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, concert BlackPink, concert Kenny G hay Bond, concert Anh trai say hi... Qua 4 lần tổ chức, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội đã minh chứng nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn trở thành Thủ đô sáng tạo; đồng thời giúp hình thành nên những ý tưởng cho việc tái thiết các di sản công nghiệp thành không gian hữu ích, đem lại những giá trị kinh tế - văn hóa - xã hội.

Nhiều quận huyện trên địa bàn thành phố đã và đang nỗ lực để xây dựng các sự kiện văn hóa điểm nhấn tạo cú hích cho các không gian sáng tạo và lan tỏa giá trị di sản. Gần đây nhất, có thể kể tới show diễn “Về miền di sản” nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa, di sản, thúc đẩy Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài; chương trình quảng bá du lịch Hà Nội “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô”, Tuần lễ Văn hóa Du lịch, thương mại Vạn Phúc (Hà Đông) hay Lễ hội sen Hà Nội (Tây Hồ)...

Lễ hội sen Hà Nội tổ chức vào trung tuần tháng 7 năm 2024 đã đem đến cho công chúng một bữa tiệc mãn nhãn. Với các sản phẩm từ hoa sen, tơ sen, chè sen, xôi sen, giò sen và nhiều sản phẩm OCOP từ khắp các vùng miền hội tụ… sự kiện văn hóa độc đáo này đã tôn vinh sức sống của cây sen, từ đó truyền tải thông điệp về tinh hoa, văn hóa người Hà Nội. Trong không gian tràn ngập hương thơm, ánh sáng, sắc màu, văn hóa về sen, mỗi du khách đã được trở thành một “tao nhân mặc khách” vừa thưởng thức hương vị đặc biệt của trà sen, vừa chiêm ngưỡng tài nghệ ướp trà sen, pha trà sen truyền thống của người Quảng An, Tây Hồ.

Trao đổi với PV tạp chí Người Hà Nội, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết, thời gian tới, quận Tây Hồ tiếp tục đầu tư tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa điểm nhấn gắn với Hồ Tây, với các di tích lịch sử - văn hóa xung quanh Hồ Tây (thực cảnh Hồ Tây). “Quận Tây Hồ tiếp tục phối hợp nghiên cứu, đầu tư phát triển khu vực Bãi giữa sông Hồng trở thành một không gian văn hóa sáng tạo, thu hút cộng đồng, tăng khả năng khai thác cho du lịch, góp phần phát triển trục sông Hồng trở thành trục xanh - sinh thái - văn hóa giữa lòng Hà Nội, với nhiều hình thức vui chơi giải trí hấp dẫn đáp ứng nhu cầu giải trí mới của người dân và khách du lịch”, ông Nguyễn Đình Khuyến chia sẻ.

Có thể nói, các chương trình, sự kiện được tổ chức ngày một quy mô, chất lượng, thu hút được sự quan tâm của nghệ sĩ trong và ngoài nước đã tạo nên một làn sóng đầy trẻ trung, năng động cho Hà Nội. Đây là những cơ hội để Hà Nội quảng bá bản sắc văn hóa, nét văn minh, thanh lịch của người Hà Nội từ đó tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội nhất là du lịch văn hóa, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn trở thành trung tâm sáng tạo./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • [Podcast] Hà Nội – Thơ mộng và tinh khôi mùa hoa sưa
    Những ngày cuối tháng 3, dạo một vòng thành phố Hà Nội ngàn năm tuổi, ngẩng đầu lên bầu trời, nhận ra hoa sưa đã về từ khi nào trên từng con đường quen. Nếu mình để ý một chút, sẽ nhận ra cái màu trắng tinh khôi của hoa sưa nổi bật cả một con phố, sẽ thấy những con đường ngập trắng mùa hoa rụng, sẽ thấy thành phố đi qua mấy mươi mùa hoa bỗng hoá thật là nên thơ. Đâu đó lời ca “Tháng ba bất chợt một ngày, trắng tinh hoa sưa về đây” trong bài hát “Hà Nội 12 mùa hoa” của nhạc sĩ Giáng Son ngân lên càng khiến
  • [Podcast] Đọc báo giấy - Nét đẹp văn hóa còn mãi với Thủ đô
    Đọc báo giấy vào mỗi buổi sáng đã từng là một nét đẹp trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô. Thế nhưng trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư ngày nay, sự ra đời và phát triển của báo chí đa phương tiện, mạng xã hội thì việc đọc báo giấy ít nhiều có sự đổi khác. Song, thói quen đọc báo giấy vẫn mãi là điều gì đó thật đẹp trong nếp nghĩ, trong cuộc sống của một lớp người Hà Nội.
  • [Podcast] Đắm say Hà Nội những ngày tháng Ba
    Một năm có 12 tháng, thì tháng nào của Hà Nội cũng chuyên chở theo những câu chuyện lịch sử, văn hóa hoặc vẻ đẹp của cảnh sắc hiếm nơi nào có được. Tháng Ba, phố phường Thủ đô bước vào khúc giao mùa huyền ảo. Mỗi ngày trôi qua, vạn vật thoắt biến chuyển theo nốt nhạc thời gian khiến lòng người bâng khuâng lưu luyến. Cũng trong tháng 3, Hà Nội bừng lên sắc màu rực rỡ gắn với ngày lễ trọng của Thành phố. Và trong chuyên mục “Chuyện người Hà Nội” ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau chìm đắm vào những ngày tháng 3 giàu giá trị lịch sử, cũng như cảnh sắt tuyệt đẹp của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
  • [Podcast] Ca trù – Nét tinh hoa của văn hóa Hà Nội
    Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể ca trù. Người Hà Nội xưa và nay đã, đang gìn giữ những nét tinh hoa của ca trù Thăng Long đã tồn tại hàng trăm năm. Trong chuyên mục “chuyện người Hà Nội” ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn hóa cũng như cách thưởng thức ca trù của người Hà Nội xưa.
  • [Podcast] Hà Nội – Ngõ nhỏ dệt tình yêu lớn với Thủ đô
    Hương xuân tràn về, Thủ đô Hà Nội lại bừng lên sức sống mới với những không gian rực rỡ. Nhịp sống sôi động của phố thị hiện rõ qua những góc phố rực rỡ ánh đèn màu, nơi dòng xe cộ tấp nập ngược xuôi và nụ cười tươi rói của các thiếu nữ bên những nhành hoa. Phản chiếu sự ồn ào, náo nhiệt ấy, những con ngõ, góc phố của Hà thành lại mang vẻ bình dị và màu sắc riêng trong mùa xuân Hà Nội. Mỗi ngõ ngách trong phố thị đều chứa đựng câu chuyện của riêng mình, mang hơi thở đặc trưng của một Hà thành đã khoác trên mình hơn ngàn năm tuổi.
  • [Podcast] Hà Nội mùa xuân căng tràn nhựa sống
    Hiếm có nơi nào như Hà Nội, có thể mang đầy đủ những nét đặc trưng của một mùa xuân xứ Kinh kỳ rõ nét đến vậy. Chút nắng nhưng vẫn kèm theo cái rét đến cóng đôi bàn tay, hay cả khi mưa bay đánh thức những cánh hoa ban tím yêu kiều, mùi hoa bưởi nồng nàn góc phố khiến lòng người xao xuyến, rung cảm về cuộc sống, cảnh sắc của Thủ đô. Những ngày đầu xuân Hà Nội như khoác một tấm áo mới với muôn sắc màu rực rỡ của bằng lăng lá đỏ, lộc vừng vàng ươm, hoa ban tím biếc... Tất cả tạo nên một bức tranh đẹp, nên thơ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt sách mới viết cho thiếu nhi - "Xám Ngố đi thành phố"
    Sau thành công của “Cà Nóng chu du Trường Sa” và “Hùm Xám qua sông”, nhà văn Bùi Tiểu Quyên tiếp tục ghi dấu trong lòng độc giả với “Xám Ngố đi thành phố” - phần hai tiếp nối hành trình của chú chó đặc biệt mang sứ mệnh lưu giữ ký ức và sẻ chia tình yêu thương. Tác phẩm do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, ra mắt đúng dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Phát động phong trào thi đua triển khai công tác tuyên truyền, vận động GPMB dự án trọng điểm
    Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 36-CT/TU, ngày 28/11/2024 của Thành ủy “Về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
  • “Yêu lắm Việt Nam” – Khi công nghệ thắp sáng tình yêu đất nước
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân chính thức công bố triển khai dự án “Yêu lắm Việt Nam” – một sáng kiến ứng dụng công nghệ số kết hợp chip NFC (kết nối không dây tầm ngắn) để lan tỏa tình yêu quê hương, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa và du lịch khắp mọi miền Tổ quốc. Đây là món quà đầy ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
Hiện thực hóa tầm nhìn trở thành một trung tâm sáng tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO