Chuyển động Hà Nội

Quận Ba Đình: Bước chuyển mình mạnh mẽ tiến vào kỷ nguyên mới

Trung Kiên 20:42 14/01/2025

Với phương châm “Đoàn kết - Hành động - Kỷ cương - Trách nhiệm – Hiệu quả”, năm 2024 khép lại, quận Ba Đình đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Với những dấu ấn năm 2024, quận Ba Đình tiếp tục khẳng định vị thế “Quận anh hùng của Thủ đô anh hùng, Quận Văn hóa của Thủ đô Văn hiến, Quận yên bình của Thành phố hòa bình”.

Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến nhấn mạnh, sự phát triển của Ba Đình không chỉ mang ý nghĩa cho riêng quận, mà còn có ý nghĩa biểu tượng cho sự vươn mình của đất nước. Với tinh thần đoàn kết, quyết tâm và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, toàn quận Ba Đình đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách và hoàn thành 10 mục tiêu và 30 chỉ tiêu của năm 2024, cơ bản hoàn thành 138 chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ 2020 – 2025, tạo nền tảng vững chắc để bước vào kỷ nguyên vươn mình.

ba-dinh5-1-.jpg
Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình ra mắt Ban Chấp hành Đảng bộ phường Trúc Bạch (mới), ngày 30/12/2025. Đảng bộ phường Trúc Bạch (mới) thành lập Đảng bộ trên cơ sở hợp nhất Đảng bộ phường Nguyễn Trung Trực (gồm 12 chi bộ, 334 đảng viên) vào Đảng bộ phường Trúc Bạch (gồm 13 chi bộ, 455 đảng viên).

Năm 2024, quận Ba Đình tiếp tục duy trì 3 mục tiêu đã hoàn thành của cả nhiệm kỳ, đó là giáo dục đào tạo đứng thứ 2/30 quận, huyện, thị xã của Thành phố; cải cách hành chính đứng thứ 6/30 (tăng 2 bậc so với cùng kỳ); tiếp tục duy trì không còn hộ nghèo và cận nghèo. Quận đã hoàn thành toàn bộ 10 mục tiêu và 30 chỉ tiêu của năm 2024, trong đó có 9 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức theo Nghị quyết HĐND Thành phố và HĐND quận giao.

Quận tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế, công tác thu ngân sách năm 2024 ước đạt 7.004,91 tỷ đồng, đạt 106,41% dự toán giao, chi ngân sách thực hiện đạt trên 2.136,3 tỷ đồng, đạt 99,9% dự toán giao. Thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch với việc khai trương Khu phố kinh doanh dịch vụ đi bộ Ngọc Khánh cùng với cải tạo không gian, môi trường khu vực sông Hồng; phát triển mở rộng khu phố ẩm thực - đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã gắn với tuyên truyền sản phẩm OCOP và xây dựng không gian văn hóa - du lịch đặc thù riêng của Quận, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại phường Trúc Bạch nói riêng và của quận Ba Đình, Thủ đô Hà Nội nói chung.

Giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản của quận Ba Đình đạt 297,5% kế hoạch Thành phố giao, tỷ lệ lao động tham gia BHXH tự nguyện đạt 128%. Đối với 128 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận, đến nay có 22/128 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức, 84 chỉ tiêu đã hoàn thành, 22 chỉ tiêu sẽ được đánh giá vào cuối nhiệm kỳ.

truc-bach-badinh.jpg
Lãnh đạo Thành phố, quận Ba Đình nhấn nút khai trương sản phẩm du lịch "Đêm Trúc Bạch" và Tuyến tàu điện số 6 tại Đảo Ngọc Ngũ Xã tại không gian tuyến phố đi bộ Trúc Bạch.

Theo Văn phòng HĐND và UBND quận Ba Đình, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội năm 2024 trên địa bàn tiếp tục được đảm bảo, các sự kiện chính trị của Đảng, Nhà nước, Thành phố diễn ra trên địa bàn quận được bảo vệ an toàn tuyệt đối. Quận Ba Đình cũng đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự địa phương. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Công tác phòng cháy, chữa cháy được triển khai sâu rộng đến từng gia đình. 5/14 Công an phường trên địa bàn quận đạt chuẩn điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị.

Trong năm vừa qua, toàn quận Ba Đình có 50.300/55.885 hộ dân được công nhận “Gia đình văn hóa” (tỷ lệ 90,1%), đạt 102,3% chỉ tiêu thành phố giao, 100% chỉ tiêu quận giao; 212/217 tổ dân phố đạt “Tổ dân phố văn hóa” (tỷ lệ 97,6%), đạt 128,4% chỉ tiêu thành phố giao, đạt 113,4% chỉ tiêu quận giao. Ngoài ra, 14/14 phường đăng ký xây dựng phường đạt chuẩn văn minh đô thị, tích cực triển khai thực hiện các tiêu chí trong năm; tổ chức kiểm tra, chấm điểm và hoàn thiện hồ sơ đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố công nhận 58/58 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2 năm 2023-2024.

Nhìn lại năm 2024, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên địa bàn quận Ba Đình được triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa sâu rộng. Quận Ba Đình đồng thời tiếp tục khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, các lễ hội truyền thống; thực hiện công nhận 3 điểm du lịch (Đền Quán Thánh, Đền Voi Phục, Đảo Ngọc – Trúc Bạch), công nhận xếp hạng 2 di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố (đình Thành Công và đình Tây Luông). Tổ chức ra mắt công trình Bến hoa Phúc Xá – Ba Đình; tổ chức quảng bá, xúc tiến, thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch “Đêm Trúc Bạch”.

quan-thanh.jpg
Năm 2024, Đền Quán Thánh đã được UBND Thành phố Hà Nội công nhận Điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt.

Là quận văn hóa của Thủ đô văn hiến, quận Ba Đình đã không ngừng quan tâm cải tạo, chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại tạo sự thay đổi tích cực cho bộ mặt đô thị trên địa bàn, trong đó chú trọng giữ gìn bản sắc lịch sử, văn hóa đặc trưng của quận gắn liền với việc triển khai các Đề án thúc đẩy phát triển thương mại và du lịch. Công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị văn minh hiện đại, quan tâm gìn giữ các giá trị lịch sử, di sản đô thị, tái hiện các giá trị văn hóa xưa, đặc thù của quận Ba Đình tiếp tục được đẩy mạnh. Quận đã hoàn thành công tác hỗ trợ, di dời, giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng kỹ thuật quan trọng của Thành phố và Trung ương. Triển khai công tác cải tạo, tái thiết các khu chung cư cũ, tạo thêm dư địa phát triển kinh tế xã hội. Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 (bão Yagi).

Đặc biệt, theo báo cáo của UBND quận Ba Đình, quận đã đẩy mạnh chuyển đối số, xây dựng và triển khai chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế sốxã hội số theo định hướng của Thành phố. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo các nền tảng số được triển khai mạnh mẽ, dần hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực phục vụ quản, trị, điều hành. Triển khai nhiều ứng dụng số vào quản lý cũng như đời sống đô thị. Bước đầu quận Ba Đình đã triển khai Trung tâm quản lý, điều hành quận Ba Đình để tập trung, cung cấp dữ liệu và dịch vụ dữ liệu từ các phần mềm dùng chung của Thành phố và quận. Đẩy mạnh thanh toán điện tử; ứng dụng thương mại điện tử; hỗ trợ và khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.

badinh2.jpg
Quận Ba Đình chú trọng đến kỹ năng, thái độ của cán bộ, công chức trực tiếp tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa.

Theo kế hoạch, năm 2025, quận Ba Đình sẽ quyết tâm hoàn thành sớm và vượt mức 138 chỉ tiêu, 5 nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXVI Đảng bộ quận, nhiệm kỳ 2020-2025. Quận tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội các tổ chức, cơ sở Đảng trực thuộc và tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XXVII Đảng bộ quận tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ Thành phố, nhiệm kỳ 2025-2030; trọng tâm là chuẩn bị tốt công tác văn kiện, nhân sự và tổ chức phục vụ đại hội.

Đồng thời, nhằm tập trung xây dựng hệ thống chính trị “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”, quận Ba Đình sẽ tổ chức tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017của Bộ Chính trị, xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị quận Ba Đình, xứng đáng với danh hiệu trung tâm hành chính, chính trị của Thủ đô và đất nước./.

Bài liên quan
  • Quận Ba Đình: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ phường Trúc Bạch mới
    Chiều 30/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình công bố Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025 tại quận Ba Đình và Quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ quận về việc thành lập Đảng bộ phường Trúc Bạch.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Tây Hồ tiếp nhận một tổ chức Đảng mới: Thêm nguồn lực xây dựng quận phát triển xanh, bền vững
    Ngày 14/4/2025, tại hội trường Quận ủy Tây Hồ đã long trọng diễn ra Lễ chuyển giao – tiếp nhận Đảng bộ Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy Hà Nội trong việc kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng, đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo, định hướng của Quận ủy Tây Hồ trong công cuộc xây dựng và phát triển toàn diện.
  • Hội Âm nhạc Hà Nội giới thiệu những sáng tác mới chủ đề "Bài ca thống nhất"
    Sáng ngày 15/4/2025, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi giới thiệu các sáng tác mới với chủ đề “Bài ca thống nhất” tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, số 19 Hàng Buồm. Hòa cùng sự kiện lớn của đất nước, những ca khúc được giới thiệu mang đến không khí hào hùng, vang vọng.
Đừng bỏ lỡ
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
Quận Ba Đình: Bước chuyển mình mạnh mẽ tiến vào kỷ nguyên mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO