Mỹ thuật

Dạo qua vùng đất sơn mài

Thụy Phương 13:20 02/08/2023

30 tác phẩm sơn mài tiêu biểu của 10 họa sĩ – những cái tên không còn xa lạ với giới mỹ thuật Việt Nam: Lý Trực Sơn, Nguyễn Quang Trung, Phan Cẩm Thượng, Triệu Khắc Tiến, Vũ Văn Tịch, Nguyễn Thị Thúy Nguyệt, Nguyễn Xuân Lục, Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Kim Đoan, Phạm Trà My sẽ được giới thiệu với công chúng trong triển lãm “Dạo qua vùng đất sơn mài” diễn ra từ 2/8 đến 8/8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tranh sơn mài được tôn vinh là "đặc sản" của mỹ thuật Việt. Theo giám tuyển triển lãm Vân Vi: Sơn ta đã có từ rất lâu đời ở Việt Nam, nhưng chỉ kể từ khi có trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vào năm 1925 các họa sỹ mới bắt đầu đưa chất liệu này từ mỹ nghệ vào sáng tác. Bước đầu các họa sỹ Đông Dương thử thách dùng sơn ta vẽ như sơn dầu, theo cách các thầy người Pháp sang đây dạy họ, nhưng không thành công; bởi vậy họ quyết định phải tìm ra một lối đi khác cho sơn mài. Và người được nhắc đến nhiều nhất trong thế hệ đầu tiên là Nguyễn Gia Trí.

1-quan-am-thi-kinh-phan-cam-thuong.jpg
Tác phẩm "Quan Âm Thị Kính" của họa sĩ Phan Cẩm Thượng.

Dưới sự ảnh hưởng của người hiệu trưởng thứ 2 của trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương là ông Evariste Jonchère, các họa sỹ sơn mài thế hệ thứ 2 là Lê Quốc Lộc, Hoàng Tích Trù, Phạm Hậu… nghệ thuật của các ông thiên về lối trang trí, để tận dụng những thế mạnh của mỹ nghệ truyền thống Việt Nam. Thế hệ thứ 3 được cho rằng đã thay đổi quan niệm về sáng tác trên sơn mài là họa sỹ Nguyễn Sáng, và họa sỹ Nguyễn Tư Nghiêm.
Vậy thế hệ thứ 4 của sơn mài đang thực hiện những điều gì, đóng vai trò như thế nào trong dòng chảy của mỹ thuật đương đại? Lời đáp cho câu trả lời sẽ được tìm thầy qua triển lãm “Dạo qua vùng đất sơn mài” do The Muse Artspace tổ chức.

1-vuon-mong-mo-pham-thi-tra-my.jpg
Tác phẩm "Vườn mộng mơ" của họa sĩ Phạm Thị Trà My.

10 họa sỹ tham gia trong triển lãm này, hầu hết những cái tên không còn xa lạ với bạn yêu nghệ thuật như: Lý Trực Sơn, Nguyễn Quang Trung, Phan Cẩm Thượng, Triệu Khắc Tiến, Vũ Văn Tịch, Nguyễn Thị Thúy Nguyệt, Nguyễn Xuân Lục, Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Kim Đoan, Phạm Trà My. “Những nghệ sỹ này đều đang khai phá sơn mài theo cách riêng của bản thân mình. Họ tiếp cận sơn mài theo những quan điểm nghệ thuật riêng, thậm chí hoàn toàn trái ngược, kế thừa cổ truyền hay bác bỏ, để chất liệu dẫn dắt, làm chủ hay hội thoại, phải quy chuẩn hóa về mặt kỹ thuật rồi mới khai phá, hay là cứ khai phá rồi sẽ tìm tiếp… và chúng tôi dành toàn bộ sự thưởng thức thành quả nghệ thuật của họ, cùng những sự thống nhất, cũng như khác biệt cho người xem đánh giá”, giám tuyển Vân Vi chia sẻ.

1-hoa-sen-nguyen-thi-que.jpg
Tác phẩm "Hoa sen" của họa sĩ Nguyễn Thị Quế.

Trong khuôn khổ của triển lãm, The Muse team còn tổ chức hoạt động tìm hiểu, chia sẻ về nghệ thuật sơn mài – đặc sản của mỹ thuật Việt qua các buổi art tour dưới sự dẫn dắt của nhà nghiên cứu nghệ thuật Trần Thu Huyền và giám tuyển Vân Vi – nhà đồng sáng lập của The Muse Artspace./.

Bài liên quan
  • “Cảnh mộng”: Cái đẹp bật lên từ mọi chất liệu
    “Cảnh mộng” là triển lãm cá nhân của nghệ sĩ Hà Mạnh Thắng, một trong những gương mặt nổi bật của hội họa trừu tượng Việt Nam với dấu ấn riêng độc đáo trong ngôn ngữ và phong cách sáng tác. Triển lãm diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA Hà Nội) đến hết ngày 31/7/2023.
(0) Bình luận
  • Triển lãm "Kinh Bắc art 3"- nơi gặp mặt của hội họa miền quan họ
    Triển lãm "Kinh Bắc art 3" khai mạc vào 17h ngày 7/12 và kéo dài đến ngày 13/12 tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh - 29 Hàng Bài, Hà Nội.
  • Triển lãm 'Họa Cam Thảnh Cảm' vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin
    Ngày 3/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Area 75 - Art & Auction (Hà Nội) đã diễn ra khai mạc triển lãm "Họa Cam Thảnh Cảm". Triển lãm mong muốn mang sắc màu hy vọng đến với những cuộc đời bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Dạo qua vùng đất sơn mài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO