Mỹ thuật

“Cảnh mộng”: Cái đẹp bật lên từ mọi chất liệu

Lý Uyên 21/07/2023 11:39

“Cảnh mộng” là triển lãm cá nhân của nghệ sĩ Hà Mạnh Thắng, một trong những gương mặt nổi bật của hội họa trừu tượng Việt Nam với dấu ấn riêng độc đáo trong ngôn ngữ và phong cách sáng tác. Triển lãm diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA Hà Nội) đến hết ngày 31/7/2023.

“Cảnh mộng” tập hợp 37 tác phẩm hội họa với chủ đề phong cảnh được Hà Mạnh Thắng thực hiện trong khoảng 5 năm qua. Các tác phẩm này đánh dấu bước chuyển mình của anh trong hành trình thử nghiệm với trừu tượng, thể hiện ở cách anh xử lý bề mặt của những bức tranh.

Nghệ thuật trừu tượng ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 20. Các tác phẩm theo trào lưu này sử dụng ngôn ngữ thị giác từ những hình dạng, khuôn mẫu, màu sắc và đường nét để tạo nên một sáng tác độc lập. Có hai lối vẽ chính là trừu tượng hình học và trừu tượng trữ tình. Và ở triển lãm này, các tác phẩm của Hà Mạnh Thắng cho thấy lối trừu tượng trữ tình rõ nét khi tác phẩm của anh dựa trên chủ đề phong cảnh, cách đi màu, cách lựa chọn và tận dụng chất liệu, tận dụng những vết nứt cố ý hay vô tình để làm bật lên cái đẹp.

Không chỉ là những chất liệu có độ bám dính và mấp mô như sơn dầu và acrylic, anh còn sử dụng chất liệu bắt sáng, phản sáng, góc cạnh vấp váp của phiến đồng phơi để tạo nên những đứt gãy, những góc nhìn gợi đa liên tưởng. Và cả việc sắp đặt trưng bày tác phẩm tạo nên một cảm giác 3D cho các tác phẩm, tựa như sự thay đổi của mùa, của gió, của nước và thiên nhiên nói chung.

canh-mong-0.jpg
Triển lãm "Cảnh mộng" thu hút đông đảo người xem

Thoạt nhìn, đôi khi tác phẩm là những bức tranh phong cảnh mang phong cách cổ điển nhưng dưới sự sắp đặt của chất liệu và ánh sáng, bức tranh chuyển tải những nội dung hiện đại đầy bất ngờ.

Nghệ sĩ Hà Mạnh Thắng chia sẻ: “Tiến trình trừu tượng hóa một tác phẩm phong cảnh dựa trên nguồn cảm hứng một phần từ thi ca cổ giúp tôi nới rộng biên độ hình ảnh, các chiều của không gian, mở ra sự vô tận đạt đến tính tuyệt đối và đa dạng hóa hình thức thể hiện. Giúp cho tác phẩm gần với trạng thái của sự tự do và tính tuyệt đối trong cổ thi [...] Cảnh, chính là đời sống như chúng ta đang sống, xảy ra trước mắt và dần trôi qua. Nhưng cuộc đời cũng tựa như một giấc mộng dài với muôn vàn cảnh/ mộng - hư/ thực”.

“Việc kết hợp cả toan dày và lụa mỏng làm nền cho chất liệu tự thân nó cũng là một thể hiện của tính cân bằng âm dương, một nét trừu tượng vốn luôn ngầm ám chỉ tới cách vạn vật trong thế gian xoay vần và tồn tại. Trong sê-ri tác phẩm sắp đặt của Hà Mạnh Thắng, việc tạo hình không xảy ra trên toan mà lại nằm ở việc tạo tác khung toan. Những bức họa căng trên khung giống như bia đá cổ, được đặt đầy nghiêm cẩn trên chiếc bàn gỗ. Thông qua sự đối lập giữa toan và lụa, giữa khung hình tạo khối tĩnh và màu sắc biến động không ngừng trên mặt tranh, nghệ sĩ đã mở ra những quang cảnh nằm ở đâu đó giữa âm và dương, giữa mộng và thực, giữa hữu hình và phi hình thể. Trừu tượng ở đây không đồng nghĩa với việc triệt tiêu hình tượng: những phần tố trong cảnh vật đã được anh nhào nặn và chuyển hoá qua chất liệu, bề mặt, cũng như cách sắp đặt để thể hiện tinh thần trừu tượng trong thi ca cổ, với những áng thơ in khắc chìm nằm lẩn khuất đằng sau khung tranh, như những chỉ dẫn đầy ý nhị về nguồn cảm hứng vô tận cho hành trình thử nghiệm của Hà Mạnh Thắng.” – trích bài viết “Trừu tượng hóa phong cảnh trong Cảnh Mộng của Hà Mạnh Thắng” của Dương Mạnh Hùng./.

Một số hình ảnh tại triển lãm:

canh-mong-3.jpg
canh-mong-2.jpg
canh-mong-4.jpg
Bài liên quan
  • "Lớp lớp Hà Nội" qua tác phẩm nghệ thuật làm từ vải vụn
    Từ ngày 22 đến 25/7, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật Ngô Quyền sẽ diễn ra triển lãm các tác phẩm nghệ thuật được làm từ vải vụn. Với chủ đề “Lớp lớp Hà Nội”, triển lãm thể hiện những góc nhìn đa chiều thú vị, mang đậm tính nghệ thuật về vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời”
    Triển lãm ngợi ca vẻ đẹp và ý nghĩa nội tại trong từng khoảnh khắc thường nhật của cuộc sống. Thông qua các chủ đề phong phú cùng ngôn ngữ tạo hình tươi mới, hấp dẫn, “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” đặt ra những câu hỏi hiện sinh mà mỗi người phải đối mặt trong quá trình trưởng thành, mời gọi người xem suy ngẫm về trải nghiệm lớn lên và tìm kiếm ý nghĩa cho hành trình của chính họ.
  • Văn hóa dân gian qua góc nhìn gen Z
    Triển lãm “Dân gian trong Gen Z” là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian Việt Nam trong tâm hồn thế hệ trẻ. Gen Z đã và đang tiếp nối và sáng tạo trên nền tảng di sản văn hóa truyền thống, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân.
  • Triển lãm "Cuộc sống quanh ta": Chạm đến trái tim từ những điều giản dị, thân thương
    Chiều 26/6, tại số 16 Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật "Cuộc sống quanh ta 2024". Triển lãm do Câu lạc bộ sáng tác đề tài xây dựng tổ quốc (Hội Mỹ thuật Việt Nam) tổ chức.
  • Thi vẽ tranh “Phòng, chống ma tuý qua ánh mắt trẻ thơ”
    Các em thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế vẽ tranh hưởng ứng ngày Quốc tế và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy năm 2024.
  • Triển lãm tranh “Sĩ tử”: Cổ vũ tinh thần các em học sinh trước kì thi quan trọng
    Triển lãm tranh “Sĩ tử” đem đến cho khán giả cái nhìn chân thực về hình ảnh các “sĩ tử” ngày nay - những lớp trẻ là “mầm non tương lai” qua 69 bức tranh trực hoạ tại các trường Trung học phổ thông, các Trung tâm luyện thi… Đồng thời, triển lãm còn cổ vũ tinh thần các sĩ tử trước thềm kỳ thi đại học quan trọng.
  • Kí họa trong chiến hào - Vẹn nguyên giá trị nhân văn
    Đối với những phóng viên chiến trường, hành trang họ mang theo không thể thiếu cuốn sổ và cây bút. Đã có bao thông tin, sự kiện, tư liệu nơi chiến trường được gom nhặt, lưu giữ từ hành trang đơn sơ ấy. Những trang nhật ký nơi chiến hào của nhà báo, họa sĩ Phạm Thanh Tâm là một minh chứng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ hội Sen Hà Nội 2024: Quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo, riêng có của Tây Hồ
    Lễ hội Sen Hà Nội sẽ được tổ chức từ ngày 12 - 16/7/2024 tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, hứa hẹn mang đến cho nhân dân Thủ đô và du khách quốc tế những giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc của vùng đất Tây Hồ.
  • Giới thiệu 10 truyện ngắn viết về thế giới học đường của nhà văn Tô Hoài
    NXB Kim Đồng vừa "trình làng" bạn đọc tập truyện ngắn “Mực tàu giấy bản” giới thiệu 10 truyện ngắn viết trước năm 1945 của nhà văn Tô Hoài. Ra mắt đúng vào dịp kỉ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn Tô Hoài, cuốn sách là một minh chứng cho thấy di sản văn học của nhà văn Tô Hoài vẫn sáng lên bằng chính giá trị cho hôm nay và mai sau.
  • Ra mắt phiên bản mới 2 tác phẩm văn học kinh điển “Chuyện rừng xanh” và “Pinocchio”
    Hai tác phẩm kinh điển “Chuyện rừng xanh” và “Những cuộc phiêu lưu của cậu nhóc Pinocchio” vừa trở lại với bạn đọc trong diện mạo hoàn toàn mới. Phiên bản mới do NXB Hà Nội kết hợp với Crabit Kidbooks phát hành được chuyển ngữ bởi các dịch giả nổi tiếng Trịnh Lữ và Azura Nguyễn, được minh họa đẹp mắt bởi họa sĩ người Bỉ Quentin Gréban.
  • Quận Đống Đa: Thí điểm ứng dụng các thiết bị cảnh báo sớm trong phòng cháy chữa cháy
    Song song với việc đồng bộ các giải pháp, UBND quận Đống Đa, Hà Nội đã kết hợp cùng Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel thí điểm ứng dụng các thiết bị cảnh báo sớm trong phòng chống cháy nổ.
  • Hà Nội và những người thầy
    Tôi cùng một số bạn bè đến Thủ đô, dự Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chiều cuối thu bên Hồ Tây, bốn người không chung giọng nói, cùng nhau nhâm nhi li bia hơi Hà Nội và đĩa mực khô nướng Quảng Bình. Được dịp, chuyện nổ như rang ngô, niềm vui cứ thế thăng hoa, khiến câu chuyện cũng trở nên không đầu không cuối…
Đừng bỏ lỡ
“Cảnh mộng”: Cái đẹp bật lên từ mọi chất liệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO