Mỹ thuật

Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương

Lý Uyên 07/07/2023 15:29

Sáng ngày 7/7/2023, tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, số 5 Vũ Phạm Hàm (Hà Nội), Công ty CP Sách Omega Việt Nam (Omega Plus) đã tổ chức buổi tọa đàm và giới thiệu cuốn sách “Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương” của tác giả Trịnh Lữ. Cuộc trò chuyện thu hút sự tham gia của các chuyên gia khoa học, mỹ thuật và đông đảo bạn đọc.

Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc (1912 - 1997) quê ở Bắc Giang. Ông là nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam. Ông từng được đào tạo ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 9 (1933 - 1938) và thuộc lớp họa sĩ tinh hoa thế hệ trước. Giới hội họa không chỉ gọi ông là họa sĩ mà còn là thiền sư và là 1 người thầy trong mỹ thuật thiết kế.

2(1).jpg
Tọa đàm và giới thiệu cuốn sách “Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương”

Ông là người đã thiết kế và làm toàn bộ nội thất đồ gỗ cho ngôi nhà lịch sử số 48 Hàng Ngang (Hoàn Kiếm, Hà Nội) của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soản thảo Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam vào ngày 26/8/1945.

Ngoài ra, họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc cũng gắn với các công trình thiết kế, mỹ thuật mang tính lịch sử như: tham gia xây dựng kỳ đài lễ Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình; thiết kế các mặt hàng đồ gỗ của phòng lâm sản Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam; làm nội thất mới cho phòng khánh tiết và văn phòng thị trưởng tại ủy ban hành chính TP. Hà Nội từ năm 1964 – 1966 và trong giai đoạn này, dấu ấn hội họa của ông được ghi lại qua bộ sơn khắc “Tiếp quản Thủ đô” với bố cục và kỹ thuật mới mẻ, được ủy ban treo tại phòng khánh tiết.

sach-cua-trinh-lu.jpg
Cuốn sách “Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương”

Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương là cuốn sách mà họa sĩ Trịnh Lữ viết về sự nghiệp hội họa, thực hành và giảng dạy thiết kế nội thất gỗ của cha ông – họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc. Với độ dày gần 400 trang khổ lớn cùng hơn 600 hình ảnh và tranh vẽ được in màu, sách được viết bằng song ngữ Việt – Anh gồm có 3 phần nội dung chính: Cuộc đời và sự nghiệp (Tuổi thơ, lập thân, học nghề, Cách mạng và chiến tranh, cuộc đời mới…); Di sản đặc biệt (Tác phẩm từ thời sinh viên, đồ gỗ Mémo, tác phẩm minh họa, tranh sơn ta, từ Ấn tượng đến Thiền tọa…); Bình luận, tưởng niệm (Cảm tưởng, một số trích đoạn báo chí, thư gửi thầy giáo…).

01.jpg
Từ trái qua: nhà nghiên cứu Vũ Huy Thông, tác giả - họa sĩ Trịnh Lữ, họa sĩ Lương Xuân Đoàn, nhà nghiên cứu - họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, nhà nghiên cứu Mỹ thuật Phạm Long 

Chia sẻ tại tọa đàm, nhà nghiên cứu Vũ Huy Thông cho rằng, sự nghiệp hội họa của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc mang đầy tính tư tưởng, đó là thiết kế nội thất để xây dựng nếp sống chứ không phải chỉ là sự khoe khoang. Anh chia sẻ sự ấn tượng của anh trong lần đầu được xem những tác phẩm của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc và cho rằng những tác phẩm đó mang tầm nhìn của một nhà thiết kế lớn, gắn với ý thức hệ, với những chuyển đổi mô hình xã hội và mô hình thẩm mỹ.

tai-lieu-3.jpg
Tác phẩm "Tiếp quản Thủ đô" của cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc

Họa sĩ, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế khẳng định, khi nhắc đến những người tiên phong về thiết kế bền vững với tư tưởng bảo vệ môi trường, chắc chắn phải kể tên họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc. Anh cũng nhấn mạnh về môi trường đào tạo ở Trường Mỹ thuật Đông Dương hồi đó, đó là cách giáo dục mở ra những giá trị, phẩm chất con người và tất cả được phát lộ thông qua lao động.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - họa sĩ Lương Xuân Đoàn nhận định: “Thế giới hội họa của Trịnh Hữu Ngọc lôi kéo ta vào sự quyến rũ. Những bức tranh thiên nhiên của ông chính là đời sống tâm hồn của ông. Ông gần như đã rũ bỏ những ngổn ngang cuộc sống để tìm cho mình một góc khuất và từ đó tạo ra những mỹ cảm mới. Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc là một dấu ấn đặc biệt trong nền hội họa Việt Nam”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tôn vinh di sản qua không gian trưng bày mới tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian vừa được ra mắt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) là điểm nhấn mới trong hệ thống trưng bày cố định, đồng thời là bước tiến trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Triển lãm bức tranh sen "Liên hoa tịnh cảnh"
    Phiên bản đặc biệt của bức tranh “Liên hoa tịnh cảnh”, tranh sen của cư sĩ, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức được trưng bày tại Lotus Art Gallery Van Phuc, Hà Nội.
  • Ra mắt không gian trưng bày đặc sắc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 24/6/2025 tới, tại số 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức Lễ ra mắt Không gian trưng bày Mỹ thuật ứng dụng và Mỹ thuật dân gian. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 59 năm thành lập Bảo tàng (1966 – 2025), đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
  • Tranh vẽ tại cuộc thi "Rực rỡ Việt Nam" sẽ được trưng bày ở nước Pháp
    Qua hơn 2 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được gần 1.000 bức tranh đến từ trẻ em Việt Nam sống ở 17 quốc gia, chia làm 2 bảng theo hai khung lứa tuổi: Dưới 12 tuổi và từ 12 đến 17 tuổi
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ thiết thực, trang trọng, hiệu quả
    Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
  • Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh lên phương án hộ đê do mưa lớn
    Chiều 1/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh đề nghị triển khai công tác hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Đừng bỏ lỡ
Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO