Mỹ thuật

Thưởng lãm gần 150 tác phẩm của cố họa sĩ Trần Phúc Duyên

Tịnh An 05:54 17/07/2023

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố họa sĩ Trần Phúc Duyên, từ ngày 22/7 đến 6/8, Bảo tàng nghệ thuật Quang San (189B/3 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) kết hợp với nhà sưu tập Phạm Lê giới thiệu tới công chúng triển lãm “Họa duyên tương ngộ”.

Họa sĩ Trần Phúc Duyên sinh năm 1923 tại Hà Nội trong một gia đình khá giả. Năm 1941, ông vào học lớp dự bị của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương , đến năm 1942, ông thi đỗ vào khoa Sơn mài, khóa 16 (1942-1945). Tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, ông mở xưởng vẽ tại số 146 Avenue de Grand Buddha – nay là đường Quán Thánh (Hà Nội).

chan-dung-1982-1689440454389563715716.jpg
Chân dung họa sĩ Trần Phúc Duyên.

Cuối năm 1954, ông di cư sang Pháp và tiếp tục theo đuổi nghiệp vẽ tại đây. Từ năm 1968, ông chuyển sang Thụy Sỹ sống và làm việc tại đó cho đến khi qua đời (năm 1993). Sau khi họa sĩ Trần Phúc Duyên mất, toàn bộ tác phẩm, tài liệu, sổ sách của ông được đóng thùng và lưu tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Bern (Thụy Sĩ). "Kho di sản" này bị lãng quên trong suốt 20 năm, và đã được 2 nhà sưu tập Phạm Quốc Đạt và Lê Quang Vinh (gọi tắt là Phạm Lê ) tình cờ khám phá. Từ đây, các tác phẩm nghệ thuật của cố họa sĩ dần được hồi hương.

ve-cho-son-mai.jpg
Tác phẩm "Về chợ" của họa sĩ Trần Phúc Duyên.

Xuyên suốt sự nghiệp, họa sĩ Trần Phúc Duyên đã có hơn 20 trưng bày lớn nhỏ ở cả Việt Nam và châu Âu, nhưng "Họa duyên tương ngộ" là triển lãm có quy mô phổ quát và đồ sộ nhất, với hầu hết các tác phẩm lần đầu được ra mắt công chúng trong nước.

Đến với triển lãm công chúng sẽ được thưởng thức gần 150 tác phẩm sơn mài, lụa, khắc gỗ và phác thảo, trải dọc và tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên.

mua-gat-1965-40-x-65cm-16894404544631210319777.jpg
Tác phẩm "Mùa gặt" của họa sĩ Trần Phúc Duyên.

Thiết kế triển lãm được chia làm hai tầng, giới thiệu các tác phẩm theo từng cụm chủ đề lớn: Đời sống Đông Dương, phong cảnh, sinh vật cảnh, thủy mặc, trừu tượng, và phúc niệm.

Theo ông Ace Lê - giám tuyển triển lãm, cuộc đời và di sản của họa sĩ Trần Phúc Duyên dường như được ấn định bởi chữ “duyên” - là một chuỗi giao ngộ của những số phận, dòng chảy lịch sử và chiều kích tư tưởng. 

triu-men-1960-41-x-30cm-1689440454508346715839.jpg
Tác phẩm "Trìu mến" của họa sĩ Trần Phúc Duyên.

Giao ngộ đặc biệt nhất có lẽ được ẩn trong kết hợp Đông - Tây đặc trưng trong cả kỹ thuật, đề tài và triết lý chỉ có trong sáng tác của Trần Phúc Duyên. Ông là người đầu tiên khéo léo hòa quyện cả hội họa hàn lâm của Tây phương và lối vẽ thủy mặc văn nhân họa của Đông phương, đem bày lên mặt tranh sơn mài Việt. Sau nửa thế kỷ miệt mài nghiền ngẫm và thực hành, họa sĩ đã chắt lọc ngôn ngữ thị giác từ tạo hình trang trí xuống còn trừu tượng tối giản, thông qua đó nâng tầm biểu đạt của sơn mài Việt lên cùng đẳng cấp với sơn dầu phương Tây.

Triển lãm “Họa duyên tương ngộ” là minh chứng cho “vầng trăng sáng về tài năng và lòng nghiêm cẩn với nghề” của cố họa sĩ. Và những người tổ chức triển lãm cũng hi vọng sẽ phần nào lan tỏa được vầng hào quang ấy về với cố hương./.

Bài liên quan
  • Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương
    Sáng ngày 7/7/2023, tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, số 5 Vũ Phạm Hàm (Hà Nội), Công ty CP Sách Omega Việt Nam (Omega Plus) đã tổ chức buổi tọa đàm và giới thiệu cuốn sách “Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương” của tác giả Trịnh Lữ. Cuộc trò chuyện thu hút sự tham gia của các chuyên gia khoa học, mỹ thuật và đông đảo bạn đọc.
(0) Bình luận
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
  • Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn được bán với giá hơn 10 tỷ đồng
    Bức vẽ đạt giá cao nhất tại phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 1936, có chữ ký và ghi ngày tháng phía trên bên phải, mô tả một phụ nữ mang dáng vẻ dịu dàng, tay trái đặt nhẹ lên cằm, ánh nhìn xa xăm.
  • Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương
    Từ ngày 1/11 đến ngày 7/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Xuống phố 4” của họa sĩ Phạm Bình Chương. Triển lãm đánh dấu hành trình 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương “dấn thân” vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Thưởng lãm gần 150 tác phẩm của cố họa sĩ Trần Phúc Duyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO