Mỹ thuật

Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"

Bảo Trâm 06/10/2024 07:56

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.

cq(1).jpg
Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

"Dấu thiêng" là hành trình khám phá và tôn vinh vẻ đẹp trường tồn của nghệ thuật sơn mài Việt Nam - một di sản quý giá, kết tinh từ sự khéo léo, kiên nhẫn và tâm hồn của Chu Nhật Quang. Qua những tác phẩm độc đáo, triển lãm mở ra một thế giới đậm chất truyền thống, nơi mỗi nét vẽ, mỗi lớp sơn đều chứa đựng câu chuyện riêng, thể hiện chiều sâu của văn hóa và tinh thần dân tộc. "Dấu thiêng" không chỉ là một triển lãm tranh mà còn là nhịp cầu kết nối giữa truyền thống và hiện đại, đưa nghệ thuật sơn mài đến gần hơn với người yêu nghệ thuật đương đại.

Triển lãm "Dấu thiêng" gồm 52 tác phẩm sơn mài về phong cảnh quê hương, các địa danh di sản dân tộc với phong cách nghệ thuật kết hợp truyền thống và hiện đại, được trưng bày theo 4 chủ đề.

Chủ đề “Khởi” gồm 14 bức tranh sơn mài tập trung vào thể loại tĩnh vật, thể hiện sự chiêm nghiệm những giá trị thẩm mỹ của cuộc sống.

Chủ đề “Cội” gồm 17 bức tranh, về những nét văn hóa và di sản của dân tộc như Hoàng thành Thăng Long, Tháp Rùa, chùa Một Cột, chùa Thầy... Đặc biệt, có những bức tranh thể hiện hình tượng mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết.

Chủ đề “Linh” gồm 9 bức tranh, tiếp tục khơi gợi sự hoài niệm về văn hóa và di sản và khơi dậy ý thức bảo vệ di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại.

Chủ đề “Nôi” gồm 12 bức tranh về quê hương, những ngôi đình làng và nghệ thuật rối, qua đó truyền tải thông điệp về sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên và niềm hy vọng duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc qua nhiều thế hệ.

tl.jpg
Tranh sơn mài trưng bày tại Triển lãm.

Chia sẻ về các tác phẩm trong triển lãm của hoạ sĩ Chu Nhật Quang, hoạ sĩ Đặng Ái Việt - Nguyên giảng viên trường Đại học mỹ thuật Tp.HCM cho biết, tính dân tộc được hoạ sĩ Chu Nhật Quang đưa vào trong tranh, cùng làm nghề hoạ sĩ Ái Việt chia sẻ đó là lúc thăng hoa của người nghệ sĩ sáng tác tác phẩm tranh sơn mài.

“Cảm ơn hoạ sĩ trẻ Chu Nhật Quang đã cho người đồng nghiệp như tôi và có lẽ những người cảm thụ tác phẩm tranh sơn mài của hoạ sĩ, sự cảm nhận nghệ thuật truyền thống và hiện đại đang hoà quyện vào dòng chảy của nghệ thuật văn hoá, dân tộc Việt Nam”, hoạ sĩ Đặng Ái Việt nói.

Họa sĩ Chu Nhật Quang - tác giả của những bức tranh tại triển lãm “Dấu thiêng", bày tỏ sự xúc động khi hôm nay được chào đón nhiều khách mời trong đó có nhiều gương mặt trẻ tại triển lãm.

Thông qua triển lãm đầu tiên của mình, hoạ sĩ Chu Nhật Quang mong muốn gửi gắm thông điệp: “Tôi luôn trân trọng những giá trị của nghệ thuật truyền thống sơn mài Việt Nam, tôi thấy bản thân mình cần phải có trách nhiệm bảo tồn, kế thừa những giá trị truyền thống đó.

ht.jpg
"Dấu thiêng" không chỉ là một triển lãm mà còn là nhịp cầu kết nối giữa truyền thống và hiện đại, đưa nghệ thuật sơn mài đến gần hơn với người yêu nghệ thuật đương đại.

Việc phát huy những giá trị truyền thống thông qua sự tìm hiểu, khám phá, tiếp cận biểu đạt mới cho sơn mài cũng như việc chúng ta đang ở trong không gian vô cùng linh thiêng.

Triển lãm "Dấu thiêng" không chỉ là một không gian trưng bày nghệ thuật, mà còn là một nơi để giới trẻ kết nối với lịch sử và di sản văn hóa. Qua những tác phẩm sơn mài đầy tinh tế của Chu Nhật Quang, thế hệ trẻ không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật mà còn cảm thấy được trọng trách của mình trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị quý báu của dân tộc.

Triển lãm "Dấu thiêng" sẽ diễn ra từ ngày 5/10/2024 đến 15/10/2024, tại khuôn viên Hoàng Thành Thăng Long.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
  • Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn được bán với giá hơn 10 tỷ đồng
    Bức vẽ đạt giá cao nhất tại phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 1936, có chữ ký và ghi ngày tháng phía trên bên phải, mô tả một phụ nữ mang dáng vẻ dịu dàng, tay trái đặt nhẹ lên cằm, ánh nhìn xa xăm.
  • Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương
    Từ ngày 1/11 đến ngày 7/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Xuống phố 4” của họa sĩ Phạm Bình Chương. Triển lãm đánh dấu hành trình 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương “dấn thân” vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội.
  • Triển lãm "Nam Tước - Hồn Của Đất": Giao thoa giữa truyền thống và hiện đại
    Triển lãm gốm "Nam Tước - Hồn Của Đất" là một không gian nghệ thuật, là nơi giao lưu, trao đổi giữa nghệ sĩ và công chúng yêu gốm. Qua đó, tôn vinh giá trị truyền thống và khơi dậy niềm tự hào về đất nước, con người Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Quận Tây Hồ trao giải thưởng “Đoàn Thị Điểm” năm 2024
    Ngày 16/11, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ trao giải thưởng “Đoàn Thị Điểm” năm 2024 cho các giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học trên địa bàn.
  • Thu gom, quản lý được 570 tấn rác thải nhựa từ dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam”
    Từ năm 2021 – 2024 Thừa Thiên Huế thu gom và quản lý được 570 tấn rác thải nhựa thông qua can thiệp của dự án "Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam".
Đừng bỏ lỡ
Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO