SHB đem tết âm đến với đồng bào khó khăn trên mọi miền tổ quốc.

Thái Triệu Luân | 15/02/2019 19:20

Phát huy truyền thống, tinh thần nhân văn, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai chương trình “Tết sẻ chia - Xuân sum vầy” tại các địa phương SHB có chi nhánh. Hàng trăm món quà ý nghĩa, thiết thực đã được SHB chuẩn bị với mong muốn mang tới một cái Tết đầm ấm hơn cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

 Đây là năm thứ 2 liên tiếp chương trình “Tết sẻ chia - Xuân sum vầy” được Ngân hàng SHB triển khai trên quy mô toàn hệ thống. Năm nay, toàn hệ thống SHB sẽ trực tiếp tham gia các hoạt động thăm hỏi, tặng quà Tết cho trẻ em nghèo, người già neo đơn, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại nhiều địa phương, đặc biệt là các huyện vùng sâu, vùng xa.
SHB đem tết âm đến với đồng bào khó khăn trên mọi miền tổ quốc.
Chị Thơm – người dân đồng bào Raglai – vui mừng và xúc động trước sự quan tâm và động viên của SHB tới gia đình chị cũng như các bà con có hoàn cảnh khó khăn tại xã Suối Cát, tỉnh Khánh Hòa.


Trong hơn 25 năm xây dựng và phát triển, trách nhiệm với cộng đồng, xã hội luôn là yếu tố gắn kết chặt chẽ song hành với hoạt động kinh doanh của SHB. Mỗi món quà trong chương trình“Tết sẻ chia - Xuân sum vầy” nói riêng và các hoạt động thiện nguyện nói chung SHB tổ chức không chỉ là tấm lòng sẻ chia của cán bộ nhân viên SHB dành cho những mảnh đời còn nhiều khó khăn, mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của SHB. Với mỗi người SHB, sự sẻ chia là giá trị văn hóa cốt lõi để không ngừng phát triển và đóng góp vào sự bền vững của kinh tế, an sinh xã hội đất nước.” – Tổng Giám đốc SHB, ông Nguyễn Văn Lê chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Yến – Phó Chủ tịch UBND xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa – một trong những địa phương đầu tiên mà SHB đến tặng quà Tết cho người nghèo, bày tỏ: “Chúng tôi rất vui mừng vì luôn có sự đồng hành của ngành ngân hàng trong công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển kinh tế tại xã Suối Cát nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Tình cảm và những món quà từ các doanh nghiệp như Ngân hàng SHB là sự hỗ trợ thiết thực, kịp thời và nguồn động viên tinh thần to lớn cho bà con nhân dân trong xã nhân dịp Tết đến Xuân về. Chúng tôi hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của ngành ngân hàng cho các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn trong thời gian tới”.
SHB đem tết âm đến với đồng bào khó khăn trên mọi miền tổ quốc.
SHB luôn chia sẻ và hỗ trợ kịp thời tới các gia đình nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn mang tới một cái Tết đầm ấm hơn tới các số phận còn kém may mắn.

Đón nhận những món quà tình nghĩa từ SHB, chị Mang Thị Thơm – người dân đồng bào Raglai, gia đình thuộc diện hộ nghèo tại xã Suối Cát xúc động chia sẻ: “Năm hết Tết đến được ngân hàng quan tâm tặng quà thế này gia đình tôi vui mừng lắm. Chúng tôi xin cảm ơn và chúc SHB năm mới phát triển hơn nữa, để có điều kiện giúp bà con phát triển kinh tế, sớm thoát nghèo”.

Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, trách nhiệm xã hội cũng luôn được SHB chú trọng với mục tiêu góp phần vào sự phát triển bền vững của toàn xã hội. “Tết sẻ chia - Xuân sum vầy” nói riêng và các hoạt động “Chia sẻ yêu thương” nói chung là truyền thống văn hóa được SHB xây dựng, duy trì liên tục trong hơn 25 năm qua. Ngoài các hoạt động từ thiện, Ngân hàng cũng dành sự quan tâm, đầu tư cho các dự án, chương trình xã hội như xây dựng khu điều trị tại trung tâm y tế Hoài Nhơn (Bình Định), tài trợ mua tàu chi viện Trường Sa, xây nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng, xây cầu cho đồng bào ở Sơn La, trường học tại Cần Thơ…. Tinh thần nhân văn còn được SHB nhân rộng và trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động. Đó chính là sự khác biệt tạo nên văn hóa và lợi thế của Ngân hàng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
SHB đem tết âm đến với đồng bào khó khăn trên mọi miền tổ quốc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO