Tác giả - tác phẩm

Sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay

Thụy Phương 19:06 06/12/2024

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay". Không chỉ khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này cuốn sách còn góp phần khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề cập tới những cơ hội, thách thức và các giải pháp phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Dưới triều đại nhà Lý, trải qua chín đời vua với 216 năm trị vì (1009 - 1225), quốc gia Đại Việt đã phát triển cường thịnh, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật..., đặc biệt là sự phát triển đỉnh cao của Phật giáo với tư cách là một quốc giáo. Những vị vua anh minh triều Lý đều là những phật tử, thiền sư, cùng với các vị quốc sư, thiền sư khác đã có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, chấn hưng đất nước. Phật giáo thời Lý đã trở thành nền tảng tư tưởng của xã hội, góp phần to lớn tạo nên nền văn minh Đại Việt.

bia-sach-1.jpg
Cuốn sách làm sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay.

Có thể nói, Phật giáo thời Lý đã làm nên một trang sử vẻ vang, huy hoàng trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Phật giáo thời kỳ này có sức sống mãnh liệt bằng tinh thần vô ngã vị tha; thể hiện sức sống tự lực, tự cường với tinh thần độc lập dân tộc; đi đúng đường lối tu hành của đạo Phật và dung hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, tạo thành nét đặc thù cho Phật giáo Việt Nam. Phật giáo thời Lý kế thừa tinh hoa của hơn 1.000 năm tồn tại của Phật giáo ở Việt Nam, trở thành một trong những nhân tố tinh thần quan trọng nhất của thời đại khai phóng và phát triển của quốc gia Đại Việt độc lập và tự chủ, mở đầu bằng sự kiện dời đô của vua Lý Thái Tổ từ Hoa Lư ra Thăng Long.

Sau nhà Lý, Phật giáo vẫn vững mạnh trong giai đoạn trị vì của nhà Trần. Các vị vua nhà Trần đã tiếp thu những di sản rực rỡ mà Phật giáo nhà Lý để lại, xây dựng nền văn minh của triều đại mình. Phật giáo nhờ đó đã phát triển vươn cao thêm một bước nữa, nâng cao vị thế Phật giáo gắn liền với dân tộc một cách hòa hợp.

Sang thời nhà Lê, Nho giáo đã phát triển lên đến đỉnh cao vào thời Lê Thánh Tông và được triều đình vận dụng trong quản lý xã hội, thống nhất đất nước. Nhưng cũng sau đỉnh cao đó, từ thời Lê Thánh Tông, các triều đại phong kiến Việt Nam thúc đẩy Nho giáo; Phật giáo bị lùi lại một bước.

Trải qua biết bao thăng trầm, bước sang thế kỷ XX , Phật giáo tiếp tục phát huy tinh thần nhập thế, hòa mình vào lịch sử dân tộc và có nhiều đóng góp quý báu trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Nhiều cơ sở thờ tự của Phật giáo trên khắp mọi miền đất nước đã trở thành những căn cứ che chở, nuôi giấu cán bộ cách mạng; nhiều nhà sư, tăng ni, phật tử đã nêu cao tinh thần đại sĩ chính nghĩa tham gia hoạt động cách mạng. Nhiều vị tăng ni, phật tử trở thành những người tiêu biểu, gương mẫu, là chỗ dựa đáng tin cậy của Phật giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuy nhiên, hiện nay Phật giáo Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc với sự xâm lấn của nhiều luồng tư tưởng lai căng, lệch lạc. Vì thế, vấn đề phát huy giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong đời sống đương đại và góp phần to lớn hơn nữa cho sự phát triển bền vững, hùng cường của dân tộc trong thế kỷ XXI là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc.

Với mong muốn làm rõ những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước có ý nghĩa quan trọng, góp phần phát huy những giá trị tinh thần quý báu của Phật giáo, làm phong phú, sâu sắc thêm các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng hạnh phúc của con người và tư tưởng độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức biên soạn xuất bản cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay".

Cuốn sách được chia thành 2 phần (Phần 1 Tinh hoa và di sản phật giáo thời Lý và Phần 2 Phật giáo với xã hội Việt Nam hiện) tập hợp các bài viết của gần 30 tác giả là các nhà nghiên cứu, thượng tọa, hòa thượng cùng các cây bút trong giới chuyên môn...

Qua gần 400 trang sách, các tác giả đã phác họa bức tranh toàn cảnh về bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời Lý, trong đó tinh thần đạo Phật không tách khỏi tinh thần dân tộc, văn hóa Phật giáo trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc; đồng thời cho thấy di sản vật chất, tinh thần mà Phật giáo nhà Lý để lại cũng chính là tài sản quý giá, tài nguyên vô giá để Phật giáo hôm nay có thêm nhiều đóng góp cho sự phát triển của đạo và đời./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • “Cây mận ngọt nhất Trái Đất từng đến vịnh Hạ Long”: Trang sách cảm xúc, sâu sắc về tình cảm gia đình
    “Cây mận ngọt nhất Trái Đất từng đến vịnh Hạ Long” là tác phẩm đầu tay của Tiểu Phong (bút danh văn học của tác giả Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê quán Hưng Yên), được Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành vào năm 2025.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO