Sáng kiến hữu ích mùa dịch

HNM| 24/03/2021 09:27

Vượt qua 2.000 sáng kiến từ 79 quốc gia, sản phẩm “Băng ca chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân áp lực âm” của nhóm nghiên cứu PGS.TS Phan Trung Nghĩa và cộng sự đã nhận được khoản tài trợ 14.000 USD của Quỹ ứng phó Covid-19 thuộc Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF). Sáng kiến hữu ích này đã góp phần không nhỏ hỗ trợ các y, bác sĩ, nhân viên y tế và cộng đồng tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm chéo khi tiếp xúc hoặc di chuyển bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Sáng kiến hữu ích mùa dịch
PGS.TS Phan Trung Nghĩa thao tác kiểm tra “Băng ca chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân áp lực âm”.

Bảo vệ những “chiến sĩ áo trắng”

Trực tiếp giảng dạy môn hóa học, trong đó có bài giảng về khoa học thảm họa, nên khi dịch Covid-19 bùng phát, PGS.TS Phan Trung Nghĩa (Viện Kỹ thuật hóa học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) hiểu ngay rằng bệnh viện là nơi dễ tổn thương nhất khi dịch bệnh xảy ra. Ý tưởng làm thế nào để hỗ trợ các “Chiến sĩ áo trắng” đã đưa PGS.TS Phan Trung Nghĩa đến với việc nghiên cứu sản phẩm “Băng ca chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân áp lực âm” như một phòng cách ly di động, ngăn cách hoàn toàn bệnh nhân nhiễm Covid-19 với không gian bên ngoài, giúp bảo vệ nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. 

Theo PGS.TS Phan Trung Nghĩa, vi rút có kích thước rất nhỏ, phần lớn nằm ở các giọt dịch bay lơ lửng trong không khí nên nguy cơ lây nhiễm cho các bác sĩ, nhân viên y tế là rất cao. Với chiếc băng ca chuyên dụng áp lực âm, tất cả không khí phải đi qua màng lọc hiệu suất cao mới thoát ra ngoài được. Vì vậy, luồng không khí đi ra bên ngoài có thể gọi là không khí sạch. Chiếc băng ca này đem lại cho bệnh nhân cảm giác dễ chịu, thoải mái và an toàn khi ở bên trong, đồng thời cũng tạo sự yên tâm cho nhân viên y tế. “Băng ca này tạo ra một chiếc "mặt nạ" ngăn giữa khu vực nhiễm khuẩn nơi bệnh nhân nằm với không gian bên ngoài”, PGS.TS Phan Trung Nghĩa giải thích. 

Nói về tính ưu việt của thiết bị, PGS.TS Phan Trung Nghĩa cho biết, băng ca làm từ những vật liệu phổ thông, giá thành rẻ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và có khả năng tái sử dụng nhiều lần sau khi khử khuẩn toàn bộ. Sản phẩm “Băng ca chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân áp lực âm” đã vượt qua 2.000 sáng kiến từ 79 quốc gia, nhận được tài trợ 14.000 USD của Quỹ ứng phó Covid-19 thuộc Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) hỗ trợ, nhằm tiếp tục nghiên cứu, phát triển, ứng dụng.

Sinh viên Vũ Hoàng Tú (K64 Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) là thành viên tích cực trong nhóm nghiên cứu, chia sẻ, anh rất vui khi được góp sức trong trận chiến chống Covid-19 của cả nước nói chung và đội ngũ cán bộ, sinh viên Trường Đại học Bách khoa nói riêng.

Miệt mài với những ý tưởng mới

Quá trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo “Băng ca chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân áp lực âm” diễn ra trong thời điểm giãn cách xã hội nên việc trao đổi, thảo luận của các thành viên trong nhóm cũng như đặt mua nguyên vật liệu chế tạo gặp nhiều khó khăn. Nhưng chỉ sau 3 tháng làm việc gấp rút, với nhiều lần tham khảo ý kiến tư vấn về chuyên môn từ các bác sĩ thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế), những chiếc “Băng ca chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân áp lực âm” đầu tiên của Việt Nam ra đời và được trao tặng cho 2 bệnh viện tuyến đầu chống dịch (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương) vào tháng 10-2020, như một lời tri ân, động viên các “chiến sĩ áo trắng".

Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương Nguyễn Trung Cấp chia sẻ, đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch ở gần bệnh nhân Covid-19 nhiều tiếng đồng hồ, nên những thiết bị có tác dụng phòng ngừa dịch bệnh giúp cán bộ y tế giữ được sức khỏe bản thân, hạn chế tối đa lây nhiễm trong môi trường làm việc.

Trước đó, cũng chính nhóm nghiên cứu của PGS.TS Phan Trung Nghĩa đã hỗ trợ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương chế tạo, lắp đặt buồng áp lực dương trên máy bay đón công dân Việt Nam từ Guinea Xích đạo về nước ngày 29-7-2020. Trưởng ban Dịch vụ hành khách Tổng công ty Hàng không Việt Nam Ngô Hồng Minh nhận xét, buồng áp lực dương là một biện pháp phòng, chống dịch rất hữu hiệu trên máy bay. Sau chuyến bay, không có thành viên phi hành đoàn và các bác sĩ bị lây nhiễm vi rút, cho thấy hệ thống buồng áp lực dương thực sự mang lại hiệu quả.

Trên nguyên lý hoạt động của buồng áp lực dương và âm, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Phan Trung Nghĩa đang tiếp tục sáng tạo thêm các sản phẩm phòng, chống dịch Covid-19, như: Mũ thở dùng khi vận chuyển bệnh nhân Covid-19; xe lăn áp lực âm cho bệnh nhân Covid-19; mũ thở cung cấp không khí sạch cho bác sĩ khi điều trị bệnh nhân nhiễm vi rút...

Nói về kế hoạch sắp tới, PGS.TS Phan Trung Nghĩa chia sẻ, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu, chế tạo thiết bị vận chuyển bệnh nhân mắc bệnh lây nhiễm trên phương tiện cấp cứu và khẩu trang diệt khuẩn... Với tinh thần đưa khoa học kỹ thuật vào công cuộc phòng, chống dịch, những nghiên cứu của PGS.TS Phan Trung Nghĩa và cộng sự đang khẳng định vị thế của Việt Nam trên lĩnh vực này đối với bạn bè quốc tế.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Từng bước đưa phường Hà Đông (mới) phát triển ngày càng hiện đại, văn minh, giàu đẹp
    Thay mặt Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí Thường trực Thành ủy Hà Nội đã trao các Quyết định, Nghị quyết của Thành phố về công tác nhân sự tại phường Hà Đông (mới) để phường vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
  • Xây dựng hệ thống chính trị phường Dương Nội (mới) tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại
    Chiều 30/6, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn công tác của Thành phố, dự lễ trao các quyết định của Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ thuộc Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Dương Nội (mới).
  • “Tiết kiệm thông minh – làm chủ tài chính” cùng VietinBank
    Bạn đang ở giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp, xây dựng gia đình nhỏ hay lên kế hoạch cho tương lai của con trẻ? Hãy để VietinBank đồng hành cùng bạn trên hành trình làm chủ tài chính với các sản phẩm Tiết kiệm online trên iPay linh hoạt, giải pháp tối ưu cho thế hệ trẻ chủ động, hiện đại và thông minh.
  • Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
    Từ 1/7, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương 2 cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp 'sổ đỏ'; định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; chuyển đổi mã số thuế cá nhân sang số định danh cá nhân...
Đừng bỏ lỡ
Sáng kiến hữu ích mùa dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO