Quốc Trường: 'Vũ sẽ khiến khán giả khó chịu đến tột đỉnh

Ngôi sao| 05/07/2019 11:37

Nam diễn viên tiết lộ ở những tập tiếp theo của 'Về nhà đi con', Vũ lao vào tình yêu mù quáng với Nhã mà làm Thư tổn thương nặng nề.

Những tập gần đây của Về nhà đi con, nhân vật Vũ do Quốc Trường thể hiện chìm đắm trong cơn "say nắng" với nàng chuyên viên tư vấn cao cấp tên Nhã (Quỳnh Nga đóng). Anh bị hút hồn bởi vẻ xinh đẹp, giỏi giang và tự tin ở Nhã. Thái độ lạnh lùng của cô trước những lời tán tỉnh của mình càng làm Vũ thêm quyết tâm chinh phục. Mải mê đuổi theo Nhã, Vũ thờ ơ trước cảm xúc của Thư (Bảo Thanh).

Mặc cho Thư gạt bỏ lòng tự trọng, "xuống nước" khi tha thiết mong được xây dựng gia đình, biến hôn nhân giả thành một mái ấm thực sự và quên đi bản hợp đồng hôn nhân trị giá 3 tỷ đồng, Vũ vẫn kiên quyết cự tuyệt. Anh nhiều lần khiến Thư tổn thương vì đem cô ra so sánh với Nhã. Vũ thậm chí còn sẵn lòng để bạn thân là Dũng (Anh Vũ) đến với Thư sau khi kết thúc hợp đồng hôn nhân.

Vũ (Quốc Trường) và Thư (Bảo Thanh) trong Về nhà đi con.
Vũ (Quốc Trường) và Thư (Bảo Thanh) trong 'Về nhà đi con'.

Tình cảnh của Thư khiến nhiều khán giả xót thương . Càng thương Thư, nhiều người càng trách móc Vũ nhiều hơn. Giữa hàng nghìn bình luận trên mạng xã hội, chỉ có một vài người cho rằng những gì Vũ làm hoàn toàn đúng với diễn biến tâm lý nhân vật. Họ lý giải, những ấn tượng quá lớn về sự thực dụng của Thư đã ăn sâu vào đầu Vũ nên anh không thể dễ dàng gạt bỏ nó. Chưa kể, ác cảm với Thư cộng với "máu hám gái", Vũ bị thu hút bởi một người phụ nữ khác là điều dễ hiểu. Áp đảo ở chiều hướng ngược lại, hầu hết khán giả của Về nhà đi con đều cho rằng Vũ quá tàn nhẫn khi phớt lờ tình cảm thật của Thư và khiến người phụ nữ bụng mang dạ chửa phải lo nghĩ quá nhiều.

Chia sẻ với Ngoisao.net, Quốc Trường cho biết, những ngày này, anh nhận được rất nhiều lời trách móc từ khán giả dành cho Vũ. "Nhiều người nói Vũ quá tàn nhẫn với Thư và quá sở khanh. Một số người còn bảo sẽ không xem phim nữa và chờ đến khi nào Vũ quay đầu lại thì mới xem tiếp. Tôi không buồn vì nhân vật của mình bị đối xử như thế vì khán giả càng ghét càng cho thấy tôi diễn đạt", Quốc Trường nói.

Sự xuất hiện của người thứ ba là Nhã (Quỳnh Nga) khiến Vũ chao đảo và nhất quyết cự tuyệt Thư.
Sự xuất hiện của người thứ ba là Nhã (Quỳnh Nga) khiến Vũ chao đảo và nhất quyết cự tuyệt Thư.

Trên mạng xã hội, nhiều bình luận cho rằng diễn biến của Về nhà đi controng 10 tập gần đây trở nên kém hấp dẫn hơn hẳn so với trước. Đứng ở góc độ một diễn viên, Quốc Trường lắng nghe mọi ý kiến nhưng vẫn cho rằng nhân vật Vũ còn nhiều điều hấp dẫn. Anh hiểu rằng khán giả quá hy vọng vào chuyện tình yêu của Thư và Vũ nên khi thấy Vũ rẽ sang hướng khác vì sự xuất hiện của người thứ ba nên mới thất vọng như vậy. Anh không buồn vì nhân vật của mình bị ghét nhưng lo khán giả bỏ phim thật, làm ảnh hưởng đến rating.

Quốc Trường mong khán giả tiếp tục xem phim vì "có thể vài tập nữa sẽ thấy hay trở lại". Không thể tiết lộ nhiều về diễn biến nhưng nam diễn viên cho biết: "Ở những tập tới, Vũ sẽ bị ghét nhiều hơn nữa vì làm cho Thư đau khổ. Anh ta bị cuốn vào tình yêu mù quáng và vô tình làm cho người phụ nữ bên cạnh mình bị tổn thương nặng nề. Nhân vật Vũ sẽ làm sự khó chịu của khán giả bị đẩy lên tột đỉnh. Tuy nhiên, tôi tin rằng sự ức chế của khán giả dành cho Vũ chỉ là cảm xúc nhất thời. Sau này, chắc chắn mọi người sẽ rất thương Vũ".

Hậu trường một cảnh quay chưa chiếu của Về nhà đi con.
Hậu trường một cảnh quay chưa chiếu của 'Về nhà đi con'.

Khi được hỏi tại sao tin rằng khán giả sẽ thương Vũ, Quốc Trường úp mở: "Phàm trên đời này, ai làm bất cứ điều gì sai cũng đều phải trả giá. Khi phải trả giá cho những gì mình đã làm, Vũ đáng thương lắm".

Sau khi hoàn thành việc ghi hình Về nhà đi con ở Hà Nội, Quốc Trường đã trở lại Sài Gòn từ giữa tháng 6 để lo việc kinh doanh. Tuy nhiên, anh vẫn thường xuyên trở lại thủ đô để đi sự kiện. Nam diễn viên từng chia sẻ, hiệu ứng từ vai Vũ trong Về nhà đi con giúp anh nhận nhiều lời mời quảng cáo. Nếu nhận lời tất cả, anh có thể kiếm được hàng trăm triệu đồng mỗi ngày. Tuy nhiên, để giữ gìn hình ảnh với fan và tránh ảnh hưởng đến việc kinh doanh, anh không lạm dụng trang cá nhân để kiếm tiền, cũng như không nhận lời tràn lan. Nam diễn viên luôn cân nhắc và chỉ chọn những thương hiệu uy tín, phù hợp với hình ảnh của mình.

Quốc Trường sinh năm 1988, người gốc miền Tây. Anh là diễn viên truyền hình quen mặt với khán giả phía Nam khi tham gia các phim Quyền lực tình yêu, Cung đường tội lỗi, Chuyện tình rừng ngập mặn, Vườn yêu, Gạo nếp gạo tẻ... Tuy nhiên, đến Về nhà đi con, tên tuổi anh mới được nhiều người chú ý. Ngoài hoạt động nghệ thuật, anh còn kinh doanh ẩm thực với hơn 100 nhà hàng mỳ cay.

(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Quốc Trường: 'Vũ sẽ khiến khán giả khó chịu đến tột đỉnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO