Chính sách & Quản lý

Quốc Oai đề nghị công nhận Lễ hội chùa Thầy là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

KT 15:12 06/04/2023

Từ xưa đến nay, chùa Thầy là điểm thu hút du khách thập phương về chiêm bái, là điểm hẹn của giới nghiên cứu khoa học, cũng như những ai đam mê tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc các triều đại lịch sử. Lễ hội chùa Thầy mùng 7/3 âm lịch hàng năm đã đi vào dân gian với nhiều câu ca: “Nhất vui là hội chùa Thầy”, “Nhớ ngày mùng 7 tháng 3/ Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy”…

Lễ hội chùa Thầy năm 2023 sẽ được diễn ra trong 3 ngày từ ngày 5 đến 7 tháng Ba Âm lịch. Với phương châm chuyên sâu về tôn vinh giá trị đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể lễ hội chùa Thầy, huyện Quốc Oai chú trọng thực hiện phục dựng nguyên bản theo sử sách, dân gian các nghi thức tế, rước trong ngày lễ Mục Dục (5/3 âm lịch) và lễ Tạ Thánh (7/3).

Bên cạnh phần lễ, phần hội cũng được khôi phục những yếu tố truyền thống về vui chơi, lao động sản xuất của người dân bản xứ như trình diễn múa rối nước, các trò chơi truyền thống của người Sài Sơn như cờ tướng, cờ người, đánh đu, đá cầu, bắt trạch trong chum, bịt mắt bắt dê, vật, bịt mắt đập niêu, kéo co…

Tổ chức các chương trình nghệ thuật biểu diễn các loại hình văn hoá phi vật thể của huyện như: hát chèo, hát tuồng, hát dô, hát dân ca, biểu diễn cồng chiêng, múa lân múa rồng….

Du khách đến lễ hội chùa Thầy còn được thưởng thức trải nghiệm với các sản phẩm Ocop và các gian hành quảng bá các sản phẩm đặc sản của huyện Quốc Oai, được trải nghiệm làm bánh gai, bánh gio – hai đặc sản nổi tiếng của chùa Thầy.

Ngoài các hoạt động của Lễ hội chùa Thầy, Ban tổ chức Lễ hội sẽ phối hợp với tập đoàn Tuần Châu tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, các trò chơi dân gian như: múa sạp, múa lân, biểu diễn tinh hoa Bắc bộ, tổ chức thi kéo co, bóng chuyền hơi và thi biểu diễn dân vũ; biểu diễn Hải cẩu trong 3 ngày diễn ra lễ hội, mở cửa đón khách tại khu vui chơi biển nhân tạo .….

Quần thể di tích và danh thắng chùa Thầy nổi tiếng với nhiều điểm tham quan nhưng giá trị kiến trúc nổi bật nhất nằm ở ba tòa của chùa Cả với những dấu ấn đặc trưng của kiến trúc thế kỷ XVII. Đặc biệt, tại gian giữa của tòa Điện Thánh (chùa Thượng) còn lưu giữ được 3 pho tượng Di đà tam tôn bằng gỗ mít, được coi là ba pho tượng đẹp vào bậc nhất nước ta vào thời nhà Lê (thế kỷ 16 để lại).

Chùa Thầy được Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2015, 3 pho tượng Di đà tam tôn được công nhận là bảo vật quốc gia. Từ xưa đến nay, chùa Thầy là điểm thu hút du khách thập phương về chiêm bái, là điểm hẹn của giới nghiên cứu khoa học, cũng như những ai đam mê tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc các triều đại lịch sử. Lễ hội chùa Thầy mùng 7/3 Âm lịch hàng năm đã đi vào dân gian với nhiều câu ca: “Nhất vui là hội chùa Thầy”, “Nhớ ngày mùng 7 tháng 3/ Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy”…

Để lễ hội chùa Thầy năm 2023 diễn ra an toàn - văn minh - thân thiện, thu hút được đông đảo khách du lịch đến tham quan, vãn cảnh, huyện Quốc Oai đã xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội theo hướng phát triển du lịch tâm linh. Hiện nay, UBND huyện đã giao các phòng, ban, đơn vị hoàn thành việc tu bổ, cải tạo, chỉnh trang một số hạng mục của khu di tích như: Quán tam xá, thủy đình, chùa Hoàng Kim, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, chỉnh trang Nhà lưu niệm Bác Hồ.

Huyện cũng phối hợp với Tập đoàn Tuần Châu đưa vào sử dụng hệ thống xe điện đưa, đón du khách tham quan tại khu di tích chùa Thầy kể từ ngày 10-2-2023, đồng thời khảo sát thiết kế hệ thống pano cỡ lớn giới thiệu toàn cảnh và từng điểm trong khu chùa Thầy và Tuần Châu.

Huyện xây dựng tour du lịch tham quan di tích chùa Thầy - Tuần Châu - đình So, tạo thành chuỗi điểm đến hấp dẫn. Huyện cũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận lễ hội chùa Thầy là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Quốc Oai đề nghị công nhận Lễ hội chùa Thầy là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO