Chính sách & Quản lý

Đầu tư hơn 140 tỷ đồng "cứu" Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ

Kim Thoa 14:40 27/03/2023

Tại Kỳ họp 11 (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP Đà Nẵng Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND Đà Nẵng thông qua Tờ trình của UBND thành phố về chủ trương đầu tư Dự án Bảo tàng Điêu khắc Chăm cơ sở 2 tại Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư hơn 140 tỷ đồng.

img-bgt-2021-cham-phong-le-1679630688-width1280height720.jpg
Di chỉ khảo cổ Chăm - Phong Lệ xuống cấp do nhiều năm dự án không được triển khai (ảnh: baogiaothong.vn)

Dự án được HĐND Đà Nẵng thông qua gồm khu vực 1 (khu vực bảo tồn, lõi di tích) có diện tích 2.653m2 và khu vực 2 là khu vực bảo vệ di tích có diện tích 4.279m2 với các công trình bảo tồn như kiến trúc tháp, các kiến trúc phụ và hệ thống liên kết, miếu Bà, 2 ngôi mộ cổ, hạng mục tường bao bảo vệ, hệ thống cây xanh, không gian cảnh quan tạo vùng đệm bảo vệ di tích. Riêng khu 3 là khu vực hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật có diện tích 15.461m2, quy hoạch các hồ sen, khu vực cây xanh, cảnh quan tạo không gian mở phục vụ cộng đồng dân cư và du khách tham quan, thư giãn, giải trí. Tại đây còn có công trình nhà trưng bày di tích Chăm tại Đà Nẵng, không gian để trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể, các khu dịch vụ, giải khát, bán các sản phẩm truyền thống. 

Việc đầu tư Bảo tàng Điêu khắc Chăm cơ sở 2 tại di tích Phong Lệ mang nhiều ý nghĩa không chỉ về bảo tồn mà còn được kỳ vọng sẽ là điểm thu hút du khách trong tương lai.

Khu di tích khảo cổ Phong Lệ được phát lộ qua các đợt khảo cổ cho thấy tại đây từng tồn tại các công trình kiến trúc Champa quy mô lớn. Đây không chỉ là di tích khảo cổ cấp thành phố mà còn là phế tích duy nhất vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống cũng như đặc trưng của nền văn hóa Chăm. Những cấu trúc đặc biệt của di tích sẽ là đối tượng nghiên cứu có giá trị cho quá trình tìm hiểu văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Dự án do Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng làm chủ đầu tư kiêm quản lý dự án, thực hiện từ năm 2023 đến 2027. 

Tại kỳ họp, HĐND TP Đà Nẵng thông qua Nghị quyết phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 311,654 tỷ đồng vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho 30 công trình, dự án của thành phố đảm bảo điều kiện, bố trí 100,303 tỷ đồng thực hiện cho 24 dự án và 560 triệu đồng cho 12 dự án chuẩn bị đầu tư các công trình, dự án dân sinh của các quận.

Bài liên quan
  • Năm 2023, Hà Nội bắt đầu trong lộ trình khôi phục không gian chính điện Kính Thiên
    Trong năm 2023, Hà Nội sẽ có đủ cơ sở, bước những bước đầu tiên trong lộ trình khôi phục không gian chính điện Kính Thiên, qua đó, giúp nhân dân và du khách quốc tế có thêm cơ hội tìm hiểu lịch sử văn hóa của Việt Nam thông qua hình dung về kiến trúc chính điện uy nghi, lộng lẫy tiêu biểu cho Hoàng thành Thăng Long, biểu trưng cho sự trường tồn của đất nước Việt Nam.
(0) Bình luận
  • Yêu cầu siết chặt quản lý di tích trên cả nước
    Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành công văn số 1218/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chưa chấp thuận họp báo của Công ty Chị em rọt
    Liên quan tới sự việc chiều 14/3 tại Hà Nội, lần đầu tiên Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER) tổ chức gặp mặt cung cấp thông tin về những "lùm xùm" gần đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội cho biết đơn vị chưa cấp phép họp báo cho công ty này.
  • Ra mắt Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam
    Chiều 7/3/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam chính thức ra mắt. Trung tâm được thành lập bởi Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) với mục tiêu trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, góp phần giữ gìn và lan tỏa nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại.
  • Quy hoạch bảo quản, tu bổ và phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 25/2/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà (Quảng Trị).
  • Khơi thông chính sách để du lịch cộng đồng bứt phá
    Vừa qua, nhiều người dân kiến nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cần ban hành hoặc hướng dẫn cụ thể khung chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là về mức hỗ trợ cho người dân, giúp các địa phương có cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Luật Du lịch 2017 (Điều 19), như hỗ trợ về trang thiết bị ban đầu, xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng…
  • Hà Nội chuẩn bị ra “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”
    UBND TP Hà Nội vừa có Thông báo số 66/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà tại cuộc họp nghe báo cáo công tác quản lý nhà nước về di tích di sản và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đầu tư hơn 140 tỷ đồng "cứu" Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO