Qui định lễ cưới không quá 30 người, nhiều cặp đôi tại Hà Nội thay đổi kế hoạch “về chung một nhà”

KTĐT| 05/11/2021 08:47

Nhiều cặp đôi đang rục rịch tổ chức lễ cưới tại Hà Nội một lần nữa lại thay đổi kế hoạch “về chung một nhà” khi mới đây, TP Hà Nội ra yêu cầu rút ngắn tối đa thời gian tổ chức lễ cưới với phạm vi không quá 30 khách mời.

Chị Đỗ Thị Linh (23 tuổi) trú tại quận Hoàng Mai đã cùng chồng sắp cưới dự tính tổ chức đám cưới vào ngày 13/10 với số lượng khoảng 60 khách mời. Trước đó, cặp đôi đã chụp ảnh cưới, in thiệp mời và chuẩn bị hoàn tất khâu tổ chức lễ cưới tại nhà hàng.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã khiến mọi thứ bị đảo lộn hoàn toàn khi số ca nhiễm trong cộng đồng có xu hướng gia tăng. Hà Nội đã công bố quy định tạm thời về thích ứng an toàn và kiểm soát dịch Covid-19 trong đó, nêu rõ, lễ cưới không tập trung quá 30 người cùng thời điểm; người tham dự, ban tổ chức, nhân viên phục vụ phải tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi Covid-19. Người tham dự, ban tổ chức, nhân viên phục vụ phải tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi Covid-19.
Sốt ruột, mong ngóng là tâm trạng chung của Linh cũng như các cô dâu khác tại thời điểm này. “Buồn lắm, khi dịch ngớt hai vợ chồng đã chuẩn bị mọi thứ với tâm trạng háo hức, lên kế hoạch ước chừng 50 mâm với 5 mâm dự phòng và đang tiến hành lên thực đơn thì nhận được thông báo tổ chức dưới 30 người”, Linh chia sẻ. Chị cho biết, gia đình đang lên phương án nếu dịch vẫn tiếp tục kéo dài thì sẽ tổ chức tiệc dưới 30 người trong phạm vi cho phép. Sau khi hết dịch, hai vợ chồng sẽ mời bạn bè một bữa tiệc nho nhỏ.
Thời điểm nay, rất nhiều kế hoạch tổ chức đám cưới của các cặp đôi khác nhau trên địa bàn Hà Nội đột ngột phải thay đổi. Tâm trạng của cô dâu Huyền Anh (24 tuổi) tại quận Đống Đa lúc này cũng đang lo lắng và mệt mỏi. Tuy nhiên, Huyền Anh được chồng và hai bên gia đình động viên cũng khiến mọi chuyện nhẹ nhàng hơn. Cặp đôi cũng tiến hành tổ chức theo thời gian dự kiến nhưng chỉ trong phạm vi gia đình để đảm bảo an toàn cho mọi người.
Yêu nhau 2 năm, Huyền Chi và Đức Bảo (28 tuổi) sống tại quận Thanh Xuân cũng đang háo hức cho tiệc cưới của mình được diễn ra vào ngày 13/11 sắp tới. Còn 1 tuần nữa mới diễn ra lễ thành hôn, vợ chồng Huyền Chi cũng chưa vội thông báo kế hoạch thay đổi tới bạn bè. Họ cũng đang hy vọng mọi thứ sẽ ổn hơn trong thời gian ngắn tới, “nếu không thì đành phải thay đổi kế hoạch vậy”- Đức Bảo ngậm ngùi.
Khác với những cặp đôi khác, Khánh Linh và Trung Dũng (25 tuổi) sống tại quận Hoàn Kiếm đã đưa ra quyết định nhanh chóng sẽ dừng buổi lễ của mình dù trước đó, khâu chuẩn bị cho đám cưới đã hoàn tất tới 70%. “Số lượng khách mời của chúng mình khá đông, người già và trẻ nhỏ đều đủ cả. Hiện tại Hà Nội đang nâng mức cảnh báo nguy cơ về dịch, nếu tình hình tới đây không thay đổi, chúng mình vẫn sẵn sàng lùi ngày vui lại để ủng hộ Thành phố phòng, chống dịch”, chú rể Trung Dũng cho hay.
Anh Lê Công Tuấn Anh, chủ một cơ sở tổ chức tiệc cưới trên địa bàn huyện Ứng Hoà cho biết, thời điểm trước ngày 1/10, Trung tâm của Anh nhận được đơn đặt lịch của 11 đám cưới, nhưng tới thời điểm hiện tại có đến 9 đám đã hoãn và 2 đám cưới vẫn giữ lịch tổ chức nhưng trong phạm vi gia đình, chỉ đón dâu lấy ngày. Anh cũng cho hay, những trường hợp đã đặt cọc trước ngày cưới, Trung tâm sẽ căn cứ vào các điều khoản hợp đồng để đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất cho cả 2 bên và sẵn sàng dời lịch sang thời điểm thích hợp hơn nếu gia đình mong muốn. “Tuy có chút hụt hẫng, nhưng chúng tôi vẫn sẵn sàng tuân thủ mọi biện pháp phòng chống dịch, để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người”, anh Tuấn Anh chia sẻ.
Còn các cặp đôi hầu hết đều đã chuẩn bị cho mình một tâm thế “sống chung an toàn với dịch”, sẵn sàng tuân thủ những quy định chung và tích cực ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của TP. Điều duy nhất mà họ mong muốn nhất lúc này, chính là dịch bệnh được kiểm soát tốt để có thể tổ chức đám cưới trong một không khí náo nhiệt, có đầy đủ bạn bè và người thân, để ngày vui của hai bên gia đình được trọn vẹn nhất.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Qui định lễ cưới không quá 30 người, nhiều cặp đôi tại Hà Nội thay đổi kế hoạch “về chung một nhà”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO