Phố cổ Hà Nội - Nơi lưu giữ linh hồn Thủ đô

Việt Lữ/HNM| 05/01/2018 10:46

Nhắc đến Hà Nội, người ta không chỉ nghĩ đến Lăng Bác, hồ Gươm, hồ Tây mà cũng sẽ có rất nhiều người nhớ về phố cổ. Được xem là cái nôi lưu giữ những gì cổ kính, hoài niệm một thời vẫn còn vẹn nguyên những nét trầm mặc theo dòng xoáy thời gian và chính điều này đã trở thành lý do thôi thúc nhiều lữ khách đến thăm nơi đây một lần trong đời.

Phố cổ Hà Nội tọa lạc ở phía Tây Bắc quận Hoàn Kiếm, sở hữu vị trí trung tâm, đắc địa của Thủ đô. Nhắc tới phố cổ Hà Nội, không ai không biết tới địa danh 36 phố phường. Mỗi con phố lưu giữ những nét đặc trưng của đất kinh kỳ, những ký ức về lịch sử, con người và đất nước. Trải qua bao thăng trầm, những con phố ấy vẫn còn tồn tại vẹn nguyên đến tận bây giờ.

Từ xa xưa, phố cổ là tên gọi của một khu đô thị, được hình thành từ đời Lý – Trần, nằm ở phía Đông Hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Trước đây, các làng nghề bao quanh Thăng Long, tập trung buôn bán, mỗi con phố là một làng nghề khác nhau mang dấu ấn riêng biệt của cư dân thành thị và cùng trao đổi lẫn nhau trong cuộc sống đời thường. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thấy những con đường trong khu phố cổ đều có từ “Hàng” đặt ở đầu. Đến đây, bạn đã lý giải được thắc mắc tại sao phố cổ Hà Nội lại có 36 phố phường mang tên “Hàng” rồi nhỉ?
Phố cổ Hà Nội - Nơi lưu giữ linh hồn Thủ đô
Một góc phố Hàng Mã. Ảnh: Tuấn Đức

Những con phố mang tên “Hàng” giờ ra sao?

Khu phố cổ khá rộng, do vậy phải tận dụng hết thời gian mới khám phá trọn vẹn trong chuyến du lịch Hà Nội. Đi qua con phố Hàng Mã, bạn sẽ thấy những cửa hàng chuyên bán các mặt hàng thờ cúng, vàng mã, hay Hàng Thiếc bày bán những đồ gia dụng được làm từ vật liệu thiếc. 

Trước đây, hầu như tất cả những con phố đều chuyên bán một loại mặt hàng mang thương hiệu riêng nhưng hiện tại cũng có một số tuyến phố xuất hiện những mặt hàng mới không theo nguyên tắc xưa. Minh chứng như tuyến phố Hàng Quạt, nếu như trước đây buôn bán quạt và đàn, nay được kinh doanh thêm mặt hàng như tranh thêu, câu đối… 
Phố cổ Hà Nội - Nơi lưu giữ linh hồn Thủ đô
Khu phố cổ Hà Nội. Ảnh Ngọc Nguyễn

Nét cổ kính hoài niệm ở phố cổ Hà Nội

Đi qua phố cổ, du khách bắt gặp hình ảnh những ngôi nhà rêu phong theo thời gian, giờ đây vẫn hiên ngang trước bao đổi thay của không gian và thời gian. Những ngôi nhà được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, với những lối đi nhỏ bên trong căn nhà và gạch xây dựng đã trở nên cũ kỹ là khung cảnh quen thuộc chẳng lẫn vào đâu giữa lòng Thủ đô. 

Đến thăm nơi đây, du khách không nên bỏ qua những ngôi đền, chùa cổ kính như đền Mã Mây, đền Bà Chúa, chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ… Lữ khách còn có cơ hội tham quan cửa ô Quan Chưởng – dấu mốc của một thời kỳ vàng son của Thủ đô ngàn năm văn hiến. 
Phố cổ Hà Nội - Nơi lưu giữ linh hồn Thủ đô
Nét cổ kính của Ô Quan Chưởng - Ảnh Linh Nguyễn

Nếu hỏi có hình ảnh nào gắn liền với phố cổ để người ta cảm nhận rõ rệt nhất một Hà Nội đơn sơ, bình dị và đẹp đẽ thì chỉ đơn giản là gánh hàng rong, xe tào phớ với tiếng leng keng khắp các nẻo phố hay vị thơm ngon của tô bún thang hoặc bát phở bốc khói nghi ngút vào mỗi sáng sớm cũng làm say đắm bao con tim du khách để phải dừng chân lại ngắm nhìn và thưởng thức.

Phố cổ Hà Nội không chỉ lưu giữ mà thực ra cũng chính là linh hồn của Thủ đô. Đối lập với vẻ hào nhoáng xa hoa, rực rỡ cùng những công trình kiến trúc hiện đại là phố cổ giản dị và bình yên đến lạ. Một chút lặng lẽ, một chút thanh tao đã thôi thúc bao lữ khách dừng chân lưu luyến mỗi độ về với Thủ đô yêu thương.
Bài liên quan
  • Trải nghiệm Tết Trung thu tại các điểm di sản trong khu phố cổ Hà Nội
    Nhân dịp Tết Trung thu truyền thống, từ ngày 22/9 đến ngày 29/9/2023, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, trải nghiệm tại các điểm di sản trong khu Phố cổ Hà Nội và không gian bích họa phố Phùng Hưng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 26: Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại
    Ngày Sân khấu Việt Nam (ngày giỗ Tổ sân khấu) 12/8 âm lịch hằng năm là dịp để văn nghệ sĩ trên mọi miền đất nước tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật sân khấu nước nhà. Podcast “Hộp nghệ thuật” số này của Tạp chí Người Hà Nội có dịp được gặp gỡ NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Hà Nội để cùng trò chuyện về chủ đề “Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại”.
  • Trẻ em Thủ đô vui Tết Trung thu cùng “Sắc màu”
    Nhân dịp Tết Trung thu, Bảo tàng Hà Nội cùng Câu lạc bộ mỹ thuật Siêu nhân nhí phối hợp tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Sắc màu”.
  • Lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tiếp biến “di sản quy hoạch”
    Hà Nội đang thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá, trong đó có việc lập “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Quá trình lập Quy hoạch Thủ đô đang đến giai đoạn nước rút, quan trọng nhất.
  • Xu hướng khách du lịch đến Huế bằng tàu biển ngày càng tăng mạnh
    Du lịch tàu biển ở Thừa Thiên – Huế có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây và trong 7 tháng năm 2023 đón 13.300 khách đến Cảng Chân Mây.
  • Hà Nội và Quảng Châu tăng cường hợp tác thương mại, du lịch
    Sáng 26-9, tại thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, tiếp tục chương trình chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã dự, chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND thành phố Hà Nội và chính quyền thành phố Quảng Châu.
Đừng bỏ lỡ
  • Sân khấu truyền thống Huế có thêm nhiều phương thức hoạt động mới
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Nghệ sỹ Sân khấu tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 Âm lịch).
  • Hoa hậu H'Hen Niê được trao Bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng"
    H'hen Niê được trao Bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng" và Bằng khen cho văn nghệ sĩ tích cực từ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM như sự công nhận cho đóng góp đầy tích cực.
  • Cốm xào - món ngon tròn vị thu Hà Nội
    Cốm là “một thức quà thanh nhã và tinh khiết”, là đặc sản của riêng Hà Nội. Trong tâm tưởng của người Hà Nội, mùa thu bao giờ cũng gắn liền với cốm và những món ăn tinh tế từ món quà thu xanh như ngọc lưu ly này.
  • Hồ Quỳnh Hương cùng dàn sao hội tụ trong đêm nhạc đặc biệt
    Đêm nhạc "Những ngôi sao Hà Nội" diễn ra vào 20h tối 28/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, quy tụ dàn nghệ sĩ tên tuổi thành danh từ cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội".
  • Sôi động cuộc thi âm nhạc dành cho học sinh phổ thông
    Cuộc thi Rap Olympia mùa 1 được tổ chức từ ngày 23/9 đến 13/10, với mong muốn tạo ra một sân chơi về nghệ thuật cho tất cả các bạn học sinh trung học phổ thông có niềm đam mê về âm nhạc.
  • Ốc Trung thu - ẩm thực cổ truyền Hà Nội
    Trong dịp Tết Trung thu, ngoài mâm cỗ trông trăng với các sản vật đặc trưng của mùa thu và bánh nướng, bánh dẻo, cỗ ngọt cho con trẻ, người Hà thành còn có nhiều món ăn độc đáo từ ốc vào dịp Trung thu như: ốc nấu thả, ốc hấp lá gừng, ốc xào khế, ốc bung chuối đậu, ốc luộc.
  • Xiếc và rock kết hợp trong “Thiên thần lên núi”
    Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Tống Toàn Thắng và Liên đoàn Xiếc Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ khi công bố chương trình xiếc và rock mang tên “Thiên thần lên núi” với sự tham gia của ban nhạc Ngũ Cung.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động trang trí, cổ động trực quan và chương trình nghệ thuật chào mừng.
  • Một dạng từ láy
    Dần dần, từ từ, thường thường, đều đều, mãi mãi, nhanh nhanh, hay hay, luôn luôn… là những cặp từ láy đôi trùng lặp. Hầu hết từ láy đôi trùng lặp đều có chức năng diễn tả nhịp độ, tần suất sự việc đang trải qua trong tiến trình thời gian. Những từ chỉ dùng một tiếng thì nghĩa sẽ khác khi dùng cả hai (từ láy), như vậy, sự lầm lẫn, thiếu chính xác khi sử dụng ít xảy ra. Riêng hai cặp từ mãi mãi và luôn luôn, khi nào chỉ dùng một từ, khi nào dùng cả từ láy và điều cần bàn, nếu muốn cho lời nói, câu văn chuẩn xác.
  • Công diễn vở opera Việt - Nhật “Công nữ Anio”
    Tối 22/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra buổi công diễn đầu tiên vở opera “Công nữ Anio”, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023.
Phố cổ Hà Nội - Nơi lưu giữ linh hồn Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO