Phát huy truyền thống vẻ vang, đồng lòng đưa báo Người Hà Nội phát triển

PV| 25/06/2019 19:15

Nhân Kỷ niệm 94 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019), báo Người Hà Nội long trọng tổ chức mít tinh tại tòa soạn tri ấn các thế hệ lãnh đạo, cộng tác viên, doanh nhân, doanh nghiệp đã đồng hành cùng Báo thời gian qua... Đây là dịp mỗi cán bộ, phóng viên Báo cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang; lắng nghe ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên Tổng biên tập, doanh nghiệp để Báo ngày càng vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của bạn đọc gần xa.

“Người Hà Nội” - cái tên vừa toàn quốc, vừa Thủ đô
Doanh nhân, doanh nghiệp chúc mừng báo Người Hà Nội

Đến dự buổi mít tinh có NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cùng các đồng chí nguyên Tổng Biên tập báo Người Hà Nội: nhà thơ Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ Xuân Hoát, Bùi Việt Mỹ… Đại diện doanh nghiệp có các doanh nhân: Nguyễn Minh Hà, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Hà, Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Lương y Đặng Huy Phòng và các nhà văn, nhà thơ, cộng tác viên thân thiết…

Phát biểu tại buổi lễ, Nhà báo Đào Xuân Hưng - Tổng biên tập Báo cho biết: Báo Người Hà Nội ra đời ngày 8/5/1985 đến nay trải qua 34 năm. Hiện nay Báo đang hướng tới nhiều hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 35 năm ngày thành lập. Trong quá trình phát triển của Báo từ Nhà văn Tô Hoài là người đặt viên gạch đầu tiên, gây dựng thương hiệu của Báo rồi đến nhà thơ Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ Xuân Hoát, Bùi Việt Mỹ… là những thế hệ lãnh đạo qua các thời kỳ góp phần quan trọng làm cho Báo có được vị thế như ngày nay.

Báo Người Hà Nội là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội. Những năm qua, Báo nhận được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Hội, đặc biệt là NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội. Bên cạnh đó, Báo luôn có sự đồng hành của các doanh nhân, doanh nghiệp, các nhà báo, nhà văn, nhà thơ như: nhà thơ Lê Như Tiến - Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (khóa XIII), nhà thơ, doanh nhân Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt,…

Đến nay báo Người Hà Nội có 5 ấn phẩm: Người Hà Nội, Người Hà Nội Cuối tuần, Người Hà Nội Cuối tháng, Nghệ Thuật mới và Người Hà Nội điện tử…Song song với việc thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, báo Người Hà Nội còn tổ chức các sự kiện an sinh xã hội, hướng về cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa, như: Cuộc thi viết Hà Nội trong trái tim em, cuộc thi ảnh Nụ cười Hà Nội, Vì cuộc sống bình yên, Mái ấm gia đình Việt, chương trình “Khúc quân hành”, Xuân ấm vùng cao – tình yêu người Hà Nội… 

Đó là chặng đường dài đầy vất vả nhưng cũng rất đỗi vinh quang của thế hệ những người làm báo Người Hà Nội. 

“Người Hà Nội” - cái tên vừa toàn quốc, vừa Thủ đô
Các đại biểu tham dự buổi lễ
Nhà thơ Bằng Việt, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng biên tập báo Người Hà Nội bồi hồi nhớ lại: ngay sau Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội tổ chức làm việc với lãnh đạo Hội và mong tờ tuần báo Người Hà Nội sớm được ra mắt bạn đọc nhằm đáp ứng nhu cầu cộng tác mới đồng thời là bước đột phá của BCH sau Đại hội IV – Hội Văn nghệ Hà Nội. Với khí thế mới của “Ngày hội non sông”, anh chị em văn nghệ sĩ đã vui mừng, sẵn sàng chờ đón tuần báo Người Hà Nội số I ra đời, năm 1985.

Lúc đó tôi là Tổng Thư ký Hội, Nhà văn Tô Hoài làm Tổng Biên tập, Nhà văn Triệu Bôn phụ trách biên tập, Nhà văn Nguyễn Anh Biên phụ trách công tác bạn đọc, Họa sĩ Thẩm Đức Tạ lo công việc trình bày. Số anh em cán bộ tòa soạn lúc đó cùng chung tay gánh vác là Tô Hà, Chữ Văn Long, Khôi Viên, Hoàng Kim Đáng, Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ Xuân Hoát, Phạm Ngọc Lễ, Vũ Tiến, Hương Trâm, Đỗ Dũng, Nguyễn Trọng Tân, Nguyễn Minh Nguyệt và Nguyễn Thọ Sơn… với sự cộng tác đắc lực của các nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh nghệ thuật… nổi tiếng như: Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Tế Hanh, Vũ Cao, Nguyễn Văn Bổng, Hoàng Cầm, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái và Mai Văn Hiến… Tờ báo ngay lập tức trở thành diễn đàn văn nghệ Thủ đô; in 5000 bản mỗi kỳ bằng công nghệ xếp chữ in trên giấy màu xám. Báo có mặt ở các tỉnh, thành phố ở miền  Trung, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.

Suốt chiều dài trưởng thành, Báo Người Hà Nội luôn tăng cường chất lượng nội dung và hình thành các chuyên mục mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và đổi mới mạnh mẽ công tác xuất bản… Cho đến nay Báo không ngừng lớn mạnh về đội ngũ cán bộ, phóng viên. Không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền, báo Người Hà Nội hôm nay còn được biết đến là một trong những cơ quan báo chí tiên phong trong lĩnh vực chung tay đảm bảo an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Từ khi tờ Người Hà Nội ra mắt bạn đọc đến nay, thế hệ trẻ luôn tôn trọng, học tập từ các bậc tiền nhiệm, hết lòng hết sức với tờ báo, đoàn kết tạo thành một mái ấm, quyết tâm đưa tờ báo đi lên - nhà thơ Bằng Việt nhấn mạnh.  

“Người Hà Nội” - cái tên vừa toàn quốc, vừa Thủ đô
Nhà thơ Vũ Quần Phương, nguyên Tổng biên tập báo Người Hà Nội phát biểu
Nhà thơ Vũ Quần Phương thổ lộ: Báo Người Hà Nội có yếu tố đặc sắc, lợi thế mà ít người nhận thấy, đó là những chuyện của Hà Nội thì báo Người Hà Nội có quyền đăng và Báo là cơ quan ngôn luận của gần 4000 văn nghệ sĩ. Những vấn đề, câu chuyện của Hà Nội ấy không chỉ người Hà Nội thích đọc mà người cả nước cũng rất thích. Bởi vì, Hà Nội là Thủ đô nên vấn đề gì diễn ra ở đây đều mang tính toàn quốc. Thứ hai: Ở đất Thăng Long – Hà Nội này có nhiều chuyện hay, chuyện riêng, chuyện chung; nhìn đâu cũng thấy yếu tố lịch sử có thể viết bài được.

Ví dụ, tên phố Giảng Võ, Kim Mã... có nguồn gốc từ đâu, lịch sử thế nào?. Hà Nội có nhiều chuyện như vậy nên dễ viết, dễ tìm đề tài. Thứ ba: những người sáng lập tờ báo này đã chọn và đặt tên tờ Báo rất “đắt”. Ngay trong cái tên “Người Hà Nội” cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa độc đáo hấp dẫn vì người Hà Nội là ở Thủ đô nên không chỉ cả nước quan tâm mà còn trên thế giới họ cũng để ý. “Người Hà Nội” - Cái tên vừa toàn quốc, vừa Thủ đô… Đấy là những ưu thế của Báo mà không cơ quan báo chí nào có được; tôi tin trong thời gian tới tờ Người Hà Nội còn tiến xa hơn nữa - nhà thơ Vũ Quần Phương kỳ vọng.

Có thể nói để báo Người Hà Nội vượt qua được những khó khăn tìm được vị trí quan trọng trong lòng bạn đọc như hôm nay, báo đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, sẻ chia của các cộng tác viên, bạn đọc; trong đó không thể không nhắc đến vai trò của các doanh nghiệp. Đến chia vui và chúc mừng báo Người Hà Nội, nhà thơ, doanh nhân Nguyễn Đình Thắng – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã nhắc đến mối quan hệ giữa báo chí – doanh nghiệp với thời bùng nổ công nghệ thông tin.

Nhà thơ, doanh nhân Nguyễn Đình Thắng gợi mở, trong thời đại công nghệ hiện nay, báo Người Hà Nội nên vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để đưa số hóa vào công tác tổ chức và vận hành tòa soạn. Ví dụ như xử lý tin, bài, hình ảnh… Quy trình hoạt động báo chí từ thu thập tin tức đến viết bài, duyệt bài, … làm sao càng rút ngắn quá trình phản ánh thông tin thì càng tốt, nhất là trong báo điện tử. Vấn đề đó đối với báo Người Hà Nội nói riêng và hệ thống báo chí nói chung cần ứng dụng công nghệ trong cách thức làm báo để phát triển tốt hơn trên nền tảng công nghệ số.
“Người Hà Nội” - cái tên vừa toàn quốc, vừa Thủ đô
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội (bên trái ảnh) tặng hoa chúc mừng báo Người Hà Nội cho Nhà báo Đào Xuân Hưng - Tổng biên tập
NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phát biểu: Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội có 9 Hội chuyên ngành và 2 cơ quan báo chí là Tạp chí Tản Viên Sơn và báo Người Hà Nội. Với báo Người Hà Nội, trên tinh thần chung của quy hoạch báo chí, chúng tôi đang tiến hành làm đề án quy hoạch. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa chúng tôi vẫn báo cáo đề xuất Thành phố được giữ tờ báo Người Hà Nội phục vụ cho gần 4000 hội viên có nơi đăng tải các sáng tác. Hy vọng các doanh nhân doanh nghiệp, cộng tác viên sẽ tiếp tục đồng hành với Báo trong thời gian tới. Ban chấp hành cũng như Thường trực Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội sẽ quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để Báo phát huy thế mạnh trở thành cơ quan tuyên truyền quan trọng trong hệ thống báo chí cả nước.       
“Người Hà Nội” - cái tên vừa toàn quốc, vừa Thủ đô
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phát biểu chúc mừng báo Người Hà Nội

Thay mặt toàn thể cán bộ, phóng viên báo Người Hà Nội, Nhà báo Đào Xuân Hưng phát biểu tiếp thu ý kiến đóng góp các đại biểu và xin hứa sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang mà những thế hệ tiền bối đã dày công vun đắp cùng tập thể Báo đoàn kết, đồng lòng, sáng tạo đưa tờ báo không ngừng lớn mạnh. Đồng chí Tổng biên tập cũng gửi lời cảm ơn chân thành NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội và các đồng chí nguyên Tổng Biên tập Báo qua các thời kỳ, các doanh nhân, doanh nghiệp cùng bạn đọc đã và đang sát cánh, dõi theo từng bước đi của Báo.

Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam:
“Người Hà Nội” - cái tên vừa toàn quốc, vừa Thủ đô
Ông Lê Như Tiến - Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (khóa XIII) phát biểu chúc mừng báo Người Hà Nội
“Người Hà Nội” - cái tên vừa toàn quốc, vừa Thủ đô

“Người Hà Nội” - cái tên vừa toàn quốc, vừa Thủ đô
Đại diện doanh nghiệp chúc mừng báo Người Hà Nội
“Người Hà Nội” - cái tên vừa toàn quốc, vừa Thủ đô
Doanh nhân Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (bên trái ảnh) chúc mừng báo Người Hà Nội
“Người Hà Nội” - cái tên vừa toàn quốc, vừa Thủ đô
Lãnh đạo Ban liên lạc công an chi viện chiến trường miền Nam kháng chiến chống Mỹ (Bộ Công an) chúc mừng báo Người Hà Nội
“Người Hà Nội” - cái tên vừa toàn quốc, vừa Thủ đô

“Người Hà Nội” - cái tên vừa toàn quốc, vừa Thủ đô
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, các đồng chí nguyên Tổng biên tập cùng doanh nhân đại diện các doanh nghiệp chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo báo Người Hà Nội 
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy truyền thống vẻ vang, đồng lòng đưa báo Người Hà Nội phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO