Phát huy giá trị di tích lịch sử Đền Sóc
Trong những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Thủ đô luôn được quan tâm, chú trọng. Điều này đã thể hiện rõ tại Khu di tích lịch sử đền Sóc – nơi những dấu ấn kiến trúc nghệ thuật độc đáo, cùng nhiều cổ vật có giá trị vẫn được gìn giữ. Năm 2021, Khu di tích này đã được TP. Hà Nội trao chứng nhận điểm du lịch của Thủ đô. Đây là sự khẳng định những giá trị to lớn về vă hóa, lịch sử, đồng thời mở ra cơ hội phát triển du lịch cho khu di tích này.
Trong những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Thủ đô luôn được các cấp chính quyền quan tâm và cụ thể hóa bằng những hành động thiết thực từ việc nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày đến quản lý các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn… Khu di tích lịch sử đền Sóc đã được xây dựng hơn 1.000 năm, trải qua nhiều biến thiên của lịch sử và thời gian, qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được kiến trúc nghệ thuật độc đáo, cùng nhiều cổ vật có giá trị. UBND TP Hà Nội đã tiến hành trao chứng nhận điểm du lịch của Thủ đô cho Di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc. Đây là sự khẳng định những giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, đồng thời mở ra cơ hội phát triển du lịch cho khu di tích Quốc gia đặc biệt này.
Tương truyền, đền Sóc bắt nguồn từ ngôi miếu thờ nhỏ mang tên Đổng Thiên Vương có từ xa xưa, một lần Lê Hoàn (Lê Đại Hành) cùng các tướng sĩ trên đường hành quân chống giặc Tống xâm lược, vua tôi nhà Tiền Lê vào làm lễ cầu thánh Gióng phù hộ. Trong trận chiến, quân Tống thua to, khi quay về vua Lê Đại Hành vào lễ tạ rồi sai người tìm gốc trầm hương làm tượng thần và xây dựng thành khu đền uy nghi. Đồng thời phong thêm hai chữ "Phù" và "Thiên", tên của ngài được thờ tại đền Sóc là "Phù Đổng Thiên Vương".
Năm 1962, Quần thể di tích đền Sóc được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Đến ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận Quần thể di tích đền Sóc là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Tục truyền núi Sóc Sơn là cái rốn tích tụ lại mọi linh khí của hệ thống núi Tam Đảo. Hệ Tam Đảo có khoảng 99 ngọn núi, xếp thành 3 đỉnh lớn nổi lên như 3 hòn đảo nên được gọi là núi Tam Đảo. Đỉnh giữa của núi Tam Đảo là đỉnh Thạch Bàn cao 1388 m, bên trên có tảng đá Chợ Tiên, bên dưới có các thác chảy thành Thác Bạc quanh co. Còn hai đỉnh nữa là đỉnh Phù Nghĩa và đỉnh Thiên Thị cũng đều cao xấp xỉ 1400 m. Núi Tam đảo có chỗ cao tận mây trời, rồi chạy dài như bức tường thành theo hướng tây bắc – đông nam, đến cuối dãy thì hạ thấp xuống còn khoảng 600 m chỗ Đèo Nhe và hạ thấp 300 m chỗ Kẽm Dõm rồi lặn dần và hoà vào đồng bằng vùng huyện Sóc Sơn.
Đền Hạ thờ thần Nứa, vị thần cho phép Thánh Gióng chọn vùng đất này để bay về trời. Thần Nứa được nhân dân sùng kính gọi là “Thánh Thần Vương”. Danh xưng này được khắc đầy tinh xảo trên mũ của bức tượng đồng thờ Thần Nứa.
Đền được xây dựng năm 980, thế kỷ thứ 10. Trải qua nhiều lần trùng tu, hiện đền có kiến trúc hình chữ Đinh, gồm tiền đường và hậu cung. Tiền đường là gian nhà mà đoàn vừa làm lễ qua, có 5 gian, đặt 1 án thư, bộ chấp kích và 3 tấm bia đá.
Bên trong chùa Đại Bi, ta có thể thấy những câu hoành phi, câu đối được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Nhờ đó, chùa hiện lên với vẻ uy nghiêm và đầy trang trọng. Chùa Đại Bi thờ Phật. Phía góc sân chùa còn lưu giữ tấm bia ca ngợi sự linh diệu của đạo Phật.
Tương truyền dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng đã không nhận vinh hoa phú quý, bổng lộc vua ban mà chọn đỉnh núi Đá Chồng siêu thoát về trời. Tạ ơn sinh thành, Ngài xuống ngựa quay về phương Nam nơi quê nhà có mẫu thân đang sống quỳ lạy. Tưởng nhớ công ơn, nhân dân lập đền thời mẫu thân, thể hiện truyền thống nhân văn của dân tộc Việt: khi ta sinh ra có mẹ ôm ấp che chở, khi ta không còn trên cõi đời này nữa cũng là khi ta về với mẹ, mẹ luôn ở bên và dìu dắt ta trong suốt cuộc đời.
Sau khi thăm đền mẫu, du khách đi thêm một đoạn ngắn sẽ tới đền Thượng - ngôi đền nổi tiếng và khang trang nhất trong quần thể 4 ngôi đền ở khu di tích đền Sóc. Đây là nơi thời Đức Thánh Gióng với nét kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa cổ Việt Nam.
Con đường dẫn vào đền Thượng có nhiều tượng đá nhỏ tạc hình động vật như hươu, nai, ngựa,... Dọc đường đi, những rặng thông già và lùm cây cổ thụ tỏa bóng mát, làm cho khung cảnh đền Thượng trở nên yên ả, nghiêm trang.
Đền Thượng có kiến trúc, bố cục mặt bằng hình chữ "công", bao gồm: tiền tế, trung từ, hậu cung. Đền có 5 gian, 2 dĩ, kết cấu bằng gỗ lim, chạm khắc tinh xảo, cân xứng thể hiện phong cách, kiến trúc đặc trưng đền, chùa của người Việt.
Tương truyền rằng, thời Hùng Vương thứ VI, dẹp tan giặc Ân, đến chân núi Vệ Linh, Thánh Gióng cởi áo chiến bào khoác lên cây trầm hương, bỏ giáp sắt lưng chừng núi bay về trời. Sau khi thăm đền mẫu, du khách đi thêm một đoạn ngắn sẽ tới đền Thượng - ngôi đền nổi tiếng và khang trang nhất trong quần thể 4 ngôi đền ở khu di tích đền Sóc. Đây là nơi thời Đức Thánh Gióng với nét kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa cổ Việt Nam.
Theo đó, tượng được thờ đứng thể hiện sự hiên ngang, tinh thần bất khuất, anh dũng, ý chí quật cường, ý thức mãnh liệt của dân tộc về độc lập, tự do, có văn hóa, bản sắc riêng, muốn sống hòa bình, làm bạn và bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới.
Đến với quần thể Di tích đền Sóc, du khách không thể bỏ qua khu tượng đài Thánh Gióng tọa lạc trên đỉnh núi Đá Chồng.
Tượng sừng sững vươn cao, biểu thị cho sức mạnh, tinh thần chiến thắng, ý thức tự lực, tự cường, sự khát khao hòa bình của người Việt Nam. Ngày nay, du khách có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô theo đường mòn từ chân núi lên đỉnh núi tượng đài Thánh Gióng.
Địa điểm cuối cùng bạn có thể ghé thăm chính là chùa Non Nước, nơi này có vị thế rất đẹp với không gian yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên. Tại đây có bức tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng cao hơn 8m, nặng 30 tấn rất nổi bật.
Không chỉ chú trọng công tác tôn tạo, tu bổ di tích, ông Nho, Giám đốc trung tâm quản lý khu di tích Đền Sóc luôn xác định: “Chúng tôi muốn quảng bá, xây dựng thương hiệu di tích đền Sóc là một điểm đến văn hóa tâm linh thân thiện, để người dân được hướng về cội nguồn và hướng về tinh thần tự tôn của dân tộc Việt”.
Chính vì lí do đó, hàng năm Ban quản lí Di tích đền Sóc luôn chú trọng trong việc trang trí, thêm mới nhiều tiểu cảnh, góc check in vào những dịp lễ, Tết, để du khách có một trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến với đền Sóc.
Tuy nhiên, du khách hãy lưu ý, vì khu vực đền nằm ngay chân núi và để thăm quan hết bạn cần di chuyển khá nhiều nên hãy chọn trang phục gọn nhẹ, đi giày thể thao để cảm thấy thật thoải mái. Hãy chuẩn bị cả ô, mũ và kem chống nắng để sử dụng trong hành trình khám phá đền.
Có lẽ không giống như những đền chùa mịt mù khói hương khác, đền Gióng ở Sóc Sơn gần gũi mà vẫn uy nghiêm. Đền mang vẻ đẹp cổ kính đầy ấn tượng và in đậm dấu ấn về một thời kỳ vẻ vang của lịch sử dân tộc. Chính vì vậy nếu có cơ hội bạn hãy tìm đến thăm quan để tận hưởng nét độc đáo của công trình kiến trúc tâm linh này nhé./.
Phương Anh (thực hiện)
04/06/2023 06:41