Emagzine

Đền Kim Liên - Cổ kính trấn Nam kinh thành Thăng Long xưa

Phương Anh 28/04/2023 07:03

Thăng Long xưa có 4 ngôi đền được coi là các vị trí trấn yểm giúp long mạch của thủ đô ngàn năm được trường tồn và thịnh vượng. Tứ trấn Thăng Long gồm: đền Quán Thánh – trấn Bắc, đền Bạch Mã – trấn Đông, đền Voi Phục – trấn Tây và đền Kim Liên – trấn giữ phía Nam kinh thành.

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-1-_page-0001(2).jpg

So với ba ngôi đền còn lại, đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn, khoảng thế kỷ 16, 17. Đền Kim Liên tọa lạc tại số 148 phố Kim Hoa, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngôi đền được xây dựng trên một gò đất cao ở phía Đông đầm Kim Liên. Đền thờ Cao Sơn đại vương – một nhân vật quan trọng trong Điện Thần Việt cổ.

dsc01270(1).jpg
dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-2-_page-0001(1).jpg

Từ những năm cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11, làng Đồng Lâm – tức làng Kim Liên có một khu gò cao, người dân địa phương đã xây một ngôi đền nhỏ, trông về phía Tây Nam của làng để thờ thần Cao Sơn đại vương.

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-5-_page-0001.jpg
dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-4-_page-0001.jpg

Nội dung bản thần tích cho biết: Khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng đem quân đi chinh phạt. Đến địa phận huyện Phụng Hoá (nay là di tích đền Láo, xã Văn Phương, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thấy cảnh núi rừng rậm rạp có ngôi đền cổ ghi bốn chữ "Cao Sơn đại vương".

Lấy làm lạ, vua quan bèn khẩn cầu thần phù trợ, quả nhiên sau mười ngày đã thành công. Vì thế, vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn được lập ở Phụng Hóa. Sau nhớ ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn ở Đông Đô, năm 1509, vua cho xây dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở phường Kim Hoa gần Thăng Long thời bấy giờ.

Sau này, dân làng Kim Liên đã xây thêm cổng tam quan ở phía trước đền, ngay sát đầm Kim Liên và bổ sung thêm một số kiến trúc mới, tạo thành đền Kim Liên. Ngoài Cao Sơn Đại Vương, trong đền - đình Kim Liên còn thờ Tam Phủ, thờ Mẫu và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-3-_page-0001(1).jpg

Đền Kim Liên được thiết kế dựa trên hình tượng đầu rồng – một linh vật thần thoại xưa kia, hướng về sông Kim Ngưu – Đê La Thành.

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-7-_page-0001.jpg

Kiến trúc của đền bao gồm hai phần: phần phía trước gò có một cổng trụ biểu, hai dãy giải vũ hai bên sân gạch rộng, phần kiến trúc chính của di tích nằm trên gò đất cao.

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-8-_page-0001.jpg

Đi hết khoảng sân trên thì qua chín bậc được xây bằng những viên gạch vồ theo lối kiến trúc lớn của thời Lê Trung Hưng, nối kết bộ phận phía ngoài với phần chính ở trên gò.

dsc01258.jpg

Đền chính được xây dựng theo lối chữ Đinh (T) gồm Nghi môn, Đại bái và Cung cấm.

dsc01259.jpg

Đi lên hết các bậc thềm, ta gặp nghi môn đền Cao Sơn, đó là 1 nếp nhà 3 gian mái lợp ngói ta, xây kiểu tường hồi bít đốc, có hai ông tướng gác đình là ông văn và ông võ. Trên các cột trước và sau đều có câu đối ca ngợi công đức của thần Cao Sơn.

dsc01264.jpg

Tòa bái đường, qua thời gian dài tồn tại, đến nay chỉ còn dấu vết để lại, là một nền đất cao và những hàng đá tảng kê chân cột to, dầy.

Hậu cung xây gạch trần mái lợp ngói ta, trong nhà xây vòm cuốn. Gian cuối cùng của hậu cung là nơi thờ Cao Sơn đại vương và hai nữ thần phối hưởng (là “Thủy tinh đệ tam tôn nữ Đông hổ trưng vương mẫu” và “Huệ minh phu nhân”).

dsc02487.jpg
dsc02484.jpg
dsc02494(1).jpg

Long ngai thờ thần Cao Sơn có kích thước lớn, chạm khắc tinh vi, được làm theo kiểu chân quì dạ cá, các lớp trên chạm thủng hoa dây, là một hiện vật quý, hiếm.

dsc02490.jpg
dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-6-_page-0001.jpg

Trên các bộ phận kiến trúc, các họa tiết trang trí được thể hiện sinh động mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

dsc02576.jpg
dsc02568.jpg
dsc02563.jpg

Nhà đại bái gồm 5 gian, được thành phố tôn tạo trong dịp Kỷ niệm 990 năm Thăng Long- Hà Nội, với kiểu dáng truyền thống.

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-(1).jpg
dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-10-_page-0001.jpg

Đến nay, đền Kim Liên còn lưu giữ 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có hai sáu đạo thời Lê Trung Hưng, mười ba đạo thời nhà Nguyễn; sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620).

Đền Kim Liên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1990.

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-13-_page-0001.jpg
dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-11-_page-0001-1-.jpg

Phần hội được tổ chức vào ngày 14,15. Trong hai ngày này sẽ diễn ra các hoạt động dân gian đặc sắc của địa phương, thi đấu các môn thể thao như cờ tướng, bóng bàn, cầu lông,…

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-12-_page-0001.jpg

Phần lễ diễn ra vào ngày 16, bao gồm các nghi thức tế lễ, dâng hương, rước kiệu,…

Ông Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ thêm: “Đền - đình Kim Liên từ xưa đến nay luôn gìn giữ, phát huy và tổ chức lễ hội truyền thống đều đặn hàng năm. Chỉ riêng dịp Tết Nguyên đán, trung bình lượng khách tham quan, hành hương từ khắp mọi miền đổ về đền lên tới khoảng 9000 người.”

Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa và vị trí nằm ngay trên mặt đường Kim Hoa đông đúc xe cộ, hiện nay đền Kim Liên còn gặp một số bất cập, ví dụ như khu vực để xe. Người dân khi đến lễ bái, hành hương tới đền Kim Liên ngoài lưu ý một số nội quy được đặt tại các khu vực của đền, nên hạn chế tối đa các phương tiện cá nhân, chủ động sử dụng các phương tiện công cộng, để khu vực để xe được thông thoáng, đảm bảo an toàn, tránh ùn tắc giao thông và những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Thực hiện: Phương Anh - Ngân Hà

28/04/2023 07:03

Bài liên quan
  • Đền Quán Thánh - Nét đẹp tứ trấn trong lòng thủ đô
    Đền Quán Thánh hay còn gọi là Trấn Vũ Quán, một địa danh nổi tiếng trấn Bắc trong “Thăng Long tứ trấn” của vùng đất kinh kỳ. Đây là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – một vị thần trấn giữ phương Bắc kinh thành Thăng Long. Tồn tại và chứng kiến dáng vẻ đất nước sau hơn 10 thế kỳ, hiện ngôi đền vẫn được mệnh danh là Bắc Kỳ đệ nhất danh (tức là Danh thắng đứng nhất Bắc Kỳ).
(0) Bình luận
  • Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô
    Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, Cột cờ Hà Nội là di tích lịch sử thời Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn nhất trong khu vực Hoàng thành Thăng Long kể từ đầu thế kỷ XIX đến nay. Nơi đây, đúng vào ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam độc lập được kéo lên đỉnh Cột cờ, tung bay trên bầu trời Hà Nội.
  • Dấu son ngoại giao văn hóa Thăng Long – Hà Nội
    Hà Nội với vị thế là Thủ đô – trái tim của Việt Nam, đã thể hiện được vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong hầu hết các lĩnh vực kể từ khi thành lập nước (2/9/1945), đến ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), tới ngày thống nhất non sông (1975) và hiện tại. Trong đó, Hà Nội đạt được nhiều thành tựu nổi bật về ngoại giao, nhất là ngoại giao văn hóa, trở thành điểm sáng và hình mẫu của cả nước.
  • Chờ đợi sự bứt phá và sáng tạo
    Xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới là một trong số những đề tài đã được các tác giả phản ánh trong nhiều tác phẩm mỹ thuật đương đại. Là một đề tài mũi nhọn, được nhiều công chúng và giới chuyên môn kỳ vọng, nhưng thực tế mảng sáng tác này vẫn còn “thiếu” và “yếu” đòi hỏi cần có sự dấn thân, đột phá và sáng tạo của cá nhân mỗi nghệ sĩ.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Kỷ niệm về bức bích họa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tháng 10 năm 1978, học xong chương trình cao học ở Sophia, nước CHND Bungari, chuyên khoa tranh hoành tráng, tôi về làm việc ở Xưởng Mỹ thuật Quốc gia - nơi tập trung các họa sĩ có tên tuổi để sáng tác và thực hiện những bức tranh và những bức tượng đài có tầm vóc lớn cả về nội dung tư tưởng và hình thức mà các họa sĩ đơn lẻ không thể thực hiện được.
  • Người anh hùng dẫn đầu đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô
    Mùa thu tháng Mười này, quân và dân ta long trọng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Giữa những ngày vui lịch sử, chúng ta lại nhớ đến hình ảnh hào hùng của đoàn quân chiến thắng tiến vào 5 cửa ô tiếp quản Thủ đô Hà Nội trong rừng cờ hoa, cùng niềm vui hân hoan của hàng vạn người dân. Chỉ huy dẫn đầu đoàn quân là Anh hùng Nguyễn Quốc Trị. Ông là tấm gương sáng không chỉ cho các chiến sĩ bộ đội lúc bấy giờ, mà còn cả cho thế hệ mai sau.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Trường THCS Mễ Trì (Quận Nam Từ Liêm): Hành trình 62 năm với sự nghiệp “trồng người”
    Sáng 20/11, Trường THCS Mễ Trì đã long trọng tổ chức Lễ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 62 năm thành lập và 20 năm xây dựng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, biểu dương những cán bộ, giáo viên có thành tích trong công tác dạy, đồng thời đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
Đừng bỏ lỡ
Đền Kim Liên - Cổ kính trấn Nam kinh thành Thăng Long xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO