Emagzine

Đền Kim Liên - Cổ kính trấn Nam kinh thành Thăng Long xưa

Phương Anh 28/04/2023 07:03

Thăng Long xưa có 4 ngôi đền được coi là các vị trí trấn yểm giúp long mạch của thủ đô ngàn năm được trường tồn và thịnh vượng. Tứ trấn Thăng Long gồm: đền Quán Thánh – trấn Bắc, đền Bạch Mã – trấn Đông, đền Voi Phục – trấn Tây và đền Kim Liên – trấn giữ phía Nam kinh thành.

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-1-_page-0001(2).jpg

So với ba ngôi đền còn lại, đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn, khoảng thế kỷ 16, 17. Đền Kim Liên tọa lạc tại số 148 phố Kim Hoa, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngôi đền được xây dựng trên một gò đất cao ở phía Đông đầm Kim Liên. Đền thờ Cao Sơn đại vương – một nhân vật quan trọng trong Điện Thần Việt cổ.

dsc01270(1).jpg
dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-2-_page-0001(1).jpg

Từ những năm cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11, làng Đồng Lâm – tức làng Kim Liên có một khu gò cao, người dân địa phương đã xây một ngôi đền nhỏ, trông về phía Tây Nam của làng để thờ thần Cao Sơn đại vương.

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-5-_page-0001.jpg
dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-4-_page-0001.jpg

Nội dung bản thần tích cho biết: Khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng đem quân đi chinh phạt. Đến địa phận huyện Phụng Hoá (nay là di tích đền Láo, xã Văn Phương, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thấy cảnh núi rừng rậm rạp có ngôi đền cổ ghi bốn chữ "Cao Sơn đại vương".

Lấy làm lạ, vua quan bèn khẩn cầu thần phù trợ, quả nhiên sau mười ngày đã thành công. Vì thế, vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn được lập ở Phụng Hóa. Sau nhớ ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn ở Đông Đô, năm 1509, vua cho xây dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở phường Kim Hoa gần Thăng Long thời bấy giờ.

Sau này, dân làng Kim Liên đã xây thêm cổng tam quan ở phía trước đền, ngay sát đầm Kim Liên và bổ sung thêm một số kiến trúc mới, tạo thành đền Kim Liên. Ngoài Cao Sơn Đại Vương, trong đền - đình Kim Liên còn thờ Tam Phủ, thờ Mẫu và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-3-_page-0001(1).jpg

Đền Kim Liên được thiết kế dựa trên hình tượng đầu rồng – một linh vật thần thoại xưa kia, hướng về sông Kim Ngưu – Đê La Thành.

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-7-_page-0001.jpg

Kiến trúc của đền bao gồm hai phần: phần phía trước gò có một cổng trụ biểu, hai dãy giải vũ hai bên sân gạch rộng, phần kiến trúc chính của di tích nằm trên gò đất cao.

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-8-_page-0001.jpg

Đi hết khoảng sân trên thì qua chín bậc được xây bằng những viên gạch vồ theo lối kiến trúc lớn của thời Lê Trung Hưng, nối kết bộ phận phía ngoài với phần chính ở trên gò.

dsc01258.jpg

Đền chính được xây dựng theo lối chữ Đinh (T) gồm Nghi môn, Đại bái và Cung cấm.

dsc01259.jpg

Đi lên hết các bậc thềm, ta gặp nghi môn đền Cao Sơn, đó là 1 nếp nhà 3 gian mái lợp ngói ta, xây kiểu tường hồi bít đốc, có hai ông tướng gác đình là ông văn và ông võ. Trên các cột trước và sau đều có câu đối ca ngợi công đức của thần Cao Sơn.

dsc01264.jpg

Tòa bái đường, qua thời gian dài tồn tại, đến nay chỉ còn dấu vết để lại, là một nền đất cao và những hàng đá tảng kê chân cột to, dầy.

Hậu cung xây gạch trần mái lợp ngói ta, trong nhà xây vòm cuốn. Gian cuối cùng của hậu cung là nơi thờ Cao Sơn đại vương và hai nữ thần phối hưởng (là “Thủy tinh đệ tam tôn nữ Đông hổ trưng vương mẫu” và “Huệ minh phu nhân”).

dsc02487.jpg
dsc02484.jpg
dsc02494(1).jpg

Long ngai thờ thần Cao Sơn có kích thước lớn, chạm khắc tinh vi, được làm theo kiểu chân quì dạ cá, các lớp trên chạm thủng hoa dây, là một hiện vật quý, hiếm.

dsc02490.jpg
dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-6-_page-0001.jpg

Trên các bộ phận kiến trúc, các họa tiết trang trí được thể hiện sinh động mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

dsc02576.jpg
dsc02568.jpg
dsc02563.jpg

Nhà đại bái gồm 5 gian, được thành phố tôn tạo trong dịp Kỷ niệm 990 năm Thăng Long- Hà Nội, với kiểu dáng truyền thống.

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-(1).jpg
dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-10-_page-0001.jpg

Đến nay, đền Kim Liên còn lưu giữ 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có hai sáu đạo thời Lê Trung Hưng, mười ba đạo thời nhà Nguyễn; sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620).

Đền Kim Liên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1990.

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-13-_page-0001.jpg
dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-11-_page-0001-1-.jpg

Phần hội được tổ chức vào ngày 14,15. Trong hai ngày này sẽ diễn ra các hoạt động dân gian đặc sắc của địa phương, thi đấu các môn thể thao như cờ tướng, bóng bàn, cầu lông,…

dirty-grunge-illustrative-horror-mystery-story-youtube-video-thumbnail-bai-thuyet-trinh-169-12-_page-0001.jpg

Phần lễ diễn ra vào ngày 16, bao gồm các nghi thức tế lễ, dâng hương, rước kiệu,…

Ông Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ thêm: “Đền - đình Kim Liên từ xưa đến nay luôn gìn giữ, phát huy và tổ chức lễ hội truyền thống đều đặn hàng năm. Chỉ riêng dịp Tết Nguyên đán, trung bình lượng khách tham quan, hành hương từ khắp mọi miền đổ về đền lên tới khoảng 9000 người.”

Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa và vị trí nằm ngay trên mặt đường Kim Hoa đông đúc xe cộ, hiện nay đền Kim Liên còn gặp một số bất cập, ví dụ như khu vực để xe. Người dân khi đến lễ bái, hành hương tới đền Kim Liên ngoài lưu ý một số nội quy được đặt tại các khu vực của đền, nên hạn chế tối đa các phương tiện cá nhân, chủ động sử dụng các phương tiện công cộng, để khu vực để xe được thông thoáng, đảm bảo an toàn, tránh ùn tắc giao thông và những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Thực hiện: Phương Anh - Ngân Hà

Phương Anh