Phát động cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi”

Khánh Thư| 01/11/2019 09:27

Chiều 24/10, báo Hà Nội mới đã tổ chức phát động Cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi”.

Chiều 24/10, báo Hà Nội mới đã tổ chức phát động Cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi”. 

Cuộc thi dành cho tất cả những người viết chuyên nghiệp và không chuyên trên địa bàn Hà Nội và cả nước; người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam; người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài. Tác phẩm dự thi thuộc thể loại ký, ghi chép tập trung phản ánh mọi mặt của đời sống Thủ đô trên nền dòng chảy lịch sử 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, qua đó làm nổi bật những giá trị cốt lõi của mảnh đất Kinh kỳ - Kẻ Chợ; Khai thác, khơi dậy và lan tỏa những nét đẹp của văn hóa, con người Hà Nội hôm nay, góp sức cho công cuộc xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, văn hiến, văn minh.

Mỗi tác phẩm dự thi không quá 2.000 chữ, gửi qua email: hnmcuoituan@hanoimoi.com.vn hoặc gửi về địa chỉ: Ban chuyên san Hà Nội mới, 44 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. BTC nhận bài dự thi đến hết ngày 30/8/2020. Dự kiến lễ tổng kết và trao giải sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 10/2020. Ngoài 1 giải Nhất trị giá 30 triệu đồng, 2 giải Nhì mỗi giải 15 triệu đồng, 3 giải Ba mỗi giải 10 triệu đồng, BTC cũng sẽ trao 10 giải Khuyến khích mỗi giải 3 triệu đồng.

Phát biểu tại lễ phát động cuộc thi, nhà báo Nguyễn Hoàng Long - Tổng Biên tập báo Hà Nội mới, Trưởng ban tổ chức cuộc thi cho biết các bài dự thi chất lượng sẽ được đăng tải trên ấn phẩm báo Hà Nội mới hàng ngày số chủ nhật, Hà Nội mới Cuối tuần và sau đó sẽ đăng trên ấn phẩm báo điện tử của báo Hà Nội mới. Sau khi kết thúc cuộc thi, BTC sẽ tập hợp những tác phẩm xuất sắc để in thành cuốn sách, dự kiến phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội cũng là thời điểm diễn ra lễ tổng kết và trao giải cuộc thi.

“Chúng tôi hi vọng cuộc thi sẽ tạo ra sân chơi bổ ích cho những người viết chuyên và không chuyên, khơi dậy tình yêu Hà Nội của các bạn và thể hiện tình cảm sâu sắc ấy qua những bài viết, ký, ghi chép mang hơi thở đời sống, thấm đẫm tình yêu và niềm tự hào cũng như sự thấu hiểu thành phố trên cả những thành tựu và hạn chế, tìm kiếm trong đó những lấp lánh của đời sống, cái mạch nguồn thao thiết chảy làm nên truyền thống ngàn năm của đất Kinh kỳ văn hiến, từ đó góp thêm một tiếng nói xây dựng, tiếp thêm một nguồn lực cho hành trình kiến tạo Thủ đô trở thành một thành phố văn minh, hiện đại…” - Nhà báo Nguyễn Hoàng Long bày tỏ. 
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Phát động cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO