Nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh ra mắt sách “Truyền thuyết hoa lộc vừng”

Thanh Bình| 11/09/2019 14:28

Sáng ngày 28/8, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã diễn ra buổi ra mắt cuốn sách “Truyền thuyết hoa lộc vừng” của nữ nhiếp ảnh gia Nguyễn Thị Tuyết Minh. Buổi ra mắt sách có sự góp mặt của đông đảo văn nghệ sĩ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội nói chung, Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội nói riêng.

Nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh ra mắt sách “Truyền thuyết hoa lộc vừng”
NSND Trần Quốc Chiêm tặng hoa cho nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh Tuyết Minh tại buổi ra mắt sách
Chia sẻ tại buổi ra mắt sách, tác giả Tuyết Minh không giấu được niềm xúc động. Nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh cho biết “Truyền thuyết hoa lộc vừng” được chị ấp ủ thực hiện từ vài năm trước từ sự khích lệ động viên của dịch giả, nhà báo Trần Đương cùng NSNA Hoàng Kim Đáng, nhưng vì nhiều lý do mà đến nay sách mới đến được với bạn đọc. Cuốn sách dày 300 trang tập hợp hơn 20 bài viết của tác giả trong quãng thời gian 10 năm qua, do chính tác giả tự trình bày. Các bài viết trong cuốn sách hầu hết đã được công bố trên tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam là những sẻ chia, là sự tỏ bày tình yêu với thiên nhiên, đất nước, con người của nữ nghệ sĩ. 

Nói về tác giả của tập sách này, NSND Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội nhận định, NSNA Tuyết Minh là người có tinh thần làm việc đầy trách nhiệm. Trên cương vị ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội hay thành viên ban tổ chức, ban giám khảo các cuộc thi ảnh… chị đều để lại trong ông niềm quý mến sâu sắc. “Tuyết Minh là nghệ sĩ nhiếp ảnh vừa cầm máy, vừa cầm bút để ghi lại những lát cắt của không gian, thời gian bằng cảm xúc, mẫn cảm. Dù không phải là nhà văn, nhà thơ nhưng đọc các bài của chị trong “Truyền thuyết hoa lộc vừng” với cách dùng ngôn ngữ chau chuốt, chân thực, nhiều chất thơ, văn phong gần gũi, bạn đọc có thể hiểu thêm phong tục tập quán, phong cảnh, di tích lịch sử của Thủ đô và nhiều vùng miền trên cả nước” – NSND Quốc Chiêm khẳng định.

NSNA Đặng Đình An, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội cũng bày tỏ niềm vui vì có một thành viên trong ban chấp hành, một hội viên của Hội Nhiếp ảnh Hà Nội đã có một tác phẩm hết sức độc đáo và thành công. “Để có được tác phẩm trình làng công chúng, đó là công sức mà tác giả đã miệt mài trong suốt quãng thời gian hàng chục năm qua. “Truyền thuyết hoa lộc vừng” không chỉ viết về hoa lộc vừng mà còn viết về hoa sữa, hoa sen, cúc họa mi và rất nhiều loài hoa khác của Hà Nội. Tác giả đã thể hiện những hình ảnh của hoa thông qua công cụ là ngôn ngữ chứ không phải là máy ảnh. Nhưng chính nhờ góc nhìn của nhiếp ảnh tác giả đã có ngôn ngữ để miêu tả về hoa, về cuộc sống và câu chuyện của nó. Bên cạnh đó cuốn sách còn có cả những bài viết về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Hà Nội và cuộc sống con người cũng rất ấn tượng”- NSNA Đặng Đình An chia sẻ.

Có mặt tại buổi ra mắt sách, nhiều bạn bè, đồng nghiệp cũng đã bày tỏ tình cảm, sự yêu mến và trân trọng đối với nữ tác giả Tuyết Minh đồng thời mong tới đây với sự say mê, nhiệt huyết nữ tác giả sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong cả sự nghiệp cầm máy và cầm bút của mình.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh ra mắt sách “Truyền thuyết hoa lộc vừng”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO