36 phố phường

Những thức quà gợi nhớ mùa thu Hà Nội 

Ngân Hà (t/h) 16:50 18/08/2023

Mùa thu Hà Nội có biết bao điều thú vị, từ những khung cảnh lãng mạn cho đến những món ăn độc đáo mà chỉ riêng mảnh đất kinh kỳ mới có. Cốm, sấu chín, chả rươi, hồng ngâm… là những món ăn đặc trưng mà mới chỉ nghe tên đã thấy cả mùa thu Hà Nội. 

Hà Nội đang trong những ngày trời đẹp nhất năm. Tiết trời dịu mát, nắng hanh thích hợp cho các hoạt động dạo bộ, ngắm cảnh, chụp ảnh ngoài trời. Không chỉ có hương hoa sữa, tiết trời se se, thu Hà Nội còn mang đến những thức quà gây thương nhớ. Trong đó, cốm xanh, sấu chín, chả rươi, hồng ngâm… là những món thực khách có thể dễ dàng tìm thấy và thưởng thức khi đến Hà Nội vào những ngày thu.

Cốm Hà Nội

Đặc sản mùa thu Hà Nội đầu tiên không thể bỏ qua chính là cốm làng Vòng, thức quà đặc trưng vừa dân dã mà vừa thanh tao của ẩm thực Hà Nội. Tuy giờ đây bạn có thể thưởng thức các món ăn chế biến từ cốm vào hầu hết các thời điểm trong năm, thế nhưng muốn ăn cốm ngon phải đợi đến vụ mùa.

e05f696a8f96ab28f42b468742763902.jpg
Cốm là thức quà đặc trưng vừa dân dã mà vừa thanh tao của người Hà Nội. Ảnh: Ducan Kitchen

Cốm là thức quà đặc biệt của Hà Nội, đặc biệt cứ mỗi khi thu về thì thức quà ấy lại được hiện lên như một đặc sản không thể thiếu. Những gói cốm xanh dẻo, thơm nức là thức quà lý tưởng để du khách thưởng thức hoặc mua về làm quà cho bạn bè, người thân. Cốm được gói vào lá sen và dùng cọng rơm non buộc để giữ nguyên được vị thơm dẻo của cốm.

Nếu có dịp đến Hà Nội bạn hãy thử tản bộ quanh những con phố, đường làng hay khu chợ để thấy được những gánh hàng cốm quen thuộc và là tuổi thơ của rất nhiều người dân nơi đây. Đã hơn 1000 năm trôi qua nhưng làng nghề này vẫn được duy trì và trở thành một nét đẹp văn hóa đại diện cho ẩm thực Hà Nội.

Chả rươi Hà Nội

Thu sang, các bà nội trợ Hà Nội lại mong ngóng mùa rươi về để có thể chế biến nên những món ăn hấp dẫn mà một khi đã ăn rồi là cứ nhớ mãi. Từ cuối tháng chín đầu tháng mười âm lịch là thời điểm rươi xuất hiện nhiều.

6219d6f7164df428f4ec2754bf668578.jpg
Đặc sản mùa thu Hà Nội khiến các bà nội trợ trông mong chính là rươi. Ảnh: fuongsfood

Nghe qua chắc có nhiều người sẽ thấy thắc mắc và tò mò với món chả rươi đặc sản này, với hương vị đặc trưng của thịt rươi, trộn với trứng gà cùng các loại gia vị. Muốn thưởng thức chả rươi tươi không phải lúc nào cũng có. Chính vì thế nếu bạn có dịp tới Hà Nội vào mùa rươi tươi khoảng cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 âm lịch, đừng quên thưởng thức món đặc sản nổi tiếng này của Thủ đô, nó sẽ khiến cho bạn phải “phát nghiện” vì mức độ thơm ngon của nó đấy nhé.

Sấu chín

520401d963ee0cce0eaaad7cd87ec059.jpg
Đặc sản mùa thu Hà Nội sấu chín không còn vị chua chát của trái sấu non mà thay vào đó là thứ vị ngọt thanh, chua nhẹ rất dễ chịu. Ảnh: foody

Mùa thu cũng là lúc sấu trên cây bắt đầu chín và lan tỏa mùi thơm. Sấu được trồng ở khá nhiều tỉnh miền núi phía Bắc nhưng chỉ có ở Hà Nội, sấu mới được chế biến thành nhiều món như thế. Nào là ô mai sấu, sấu, sấu dầm, nước sấu,… Vào những ngày trưa cùng nhâm nhi một ly nước sấu chua chua ngọt ngọt, cắn quả sấu mát lạnh giòn thơm khiến ta nhớ mãi hương vị ấy bên đầu lưỡi. Sấu luôn là thức quà được nhiều khách du lịch yêu thích và thường hay mua về làm quà cho bạn bè người thân, gia đình.

Hồng

Nhắc đến đặc sản mùa thu Hà Nội chắc chắn không thể bỏ qua hồng, loại quả ngọt ngào khiến bao tín đồ ẩm thực mê mẩn. Mùa hồng ở Hà Nội rất ngắn, chỉ khoảng vài tuần trước và sau lễ Trung thu. Quả hồng màu đỏ cam tươi rói, như chở mùa thu rực rỡ về khắp các phố phường.

4d596227014bd80e3d87597e2bf5ed8c.jpg
Mùa hồng ở Hà Nội rất ngắn, chỉ khoảng vài tuần trước và sau lễ Trung thu. Ảnh: vnexpress

Vào mùa này, nhiều người thích thưởng thức những trái hồng ngâm ngọt mát theo chân những gánh hàng rong len trong các con phố nhỏ Hà thành nhưng với các gia đình truyền thống thì mâm cúng thắp hương những ngày mùa thu không thể thiếu quả hồng đỏ chín mọng.

Bên cạnh đó, hồng còn là loại quả thường được dùng để ăn cùng với cốm. Cái ngọt của hồng quyện của cái mềm dẻo, thơm của cốm khiến những quà bình dân nhất trở thành miếng ngon nhất, khiến người ta nhung nhớ mãi không thôi. 

Thị

Không thơm “nức mũi” như mùi mít hay sầu riêng, thị sở hữu cho mình một mùi hương dìu dịu. Mùi thơm của nó bay xa, thơm sâu khiến người ta ngây ngất, dễ chịu.

bbb398c4a586910c9f4ac2a8d39207c3.jpg
Đặc sản mùa thu Hà Nội còn phải kể đến thị. Ảnh: baohomnay.

Cứ mỗi độ thu về, người dân Hà Nội lại ra phố mua thị, nhưng họ không phải mua về để ăn mà cốt để ngửi, để lắng nghe được cái dư vị của thu chan hòa trong hương thơm của cây trái. Quả thị càng chín thì hương thơm càng nồng tỏa ra khắp không gian.

Ngày nay, để kiếm được một hàng bán đặc sản mùa thu Hà Nội này ở thủ đô rất khó, thường bạn sẽ phải len lỏi vào những khu chợ truyền thống và thường chỉ bán quanh ngày Rằm, hay mùng Một mà thôi.

Cà phê trứng 

cafetrung1_1666327053-1666327682.jpg

Cà phê trứng cũng là sự lựa chọn yêu thích cho những cuộc trò chuyện, gặp gỡ mùa thu. Vị béo ngậy của trứng quyện với hương cà phê thơm nồng, ấm nóng tạo nên một thức uống đặc trưng Hà Nội. Thưởng thức cà phê trứng ở một góc cà phê cổ kính, đọc một cuốn sách hay ngắm nhìn dòng người qua lại trên phố sẽ khiến mùa thu của bạn thêm trọn vẹn.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Những thức quà gợi nhớ mùa thu Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO