Nhiều thuận lợi, bớt áp lực cho thí sinh

Thống Nhất/HNM| 26/06/2018 10:59

Hôm qua, 25-6, gần 930 nghìn thí sinh trên cả nước đã hoàn thành hai môn thi đầu tiên (ngữ văn, toán) của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 với tinh thần khá thoải mái.

Việc tiếp tục giao quyền chủ trì tổ chức kỳ thi cho các địa phương đã tạo thêm nhiều thuận lợi và giảm bớt áp lực cho thí sinh khi không phải di chuyển sang địa phương khác dự thi. Siết chặt khâu coi thi, tăng cường giám sát việc tuân thủ quy chế thi là yêu cầu được quán triệt tới 123 điểm thi tại Hà Nội.

Tạo nhiều thuận lợi cho thí sinh

Trước giờ thi môn ngữ văn, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu đã tới điểm thi THPT Yên Viên (Gia Lâm) để động viên thí sinh. Cùng đi có đồng chí Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia TP Hà Nội. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao công tác chuẩn bị, trong đó có việc bảo đảm an ninh trật tự tại điểm thi THPT Yên Viên và yêu cầu các thành viên của điểm thi thực hiện nghiêm túc quy chế; tăng cường kiểm tra, giám sát, không để xảy ra các hành vi gian lận và không để lọt đề thi. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, kỳ thi năm nay được tổ chức gọn nhẹ, không gây nhiều áp lực cho xã hội và ngày càng tạo thuận lợi cho thí sinh. 
Nhiều thuận lợi, bớt áp lực cho thí sinh
Các thí sinh làm bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 tại điểm thi Trường THPT Yên Viên (huyện Gia Lâm). Ảnh: Viết Thành

Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia TP Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và các tổ chức, đoàn thể dành sự quan tâm thiết thực, tạo nhiều thuận lợi nhất cho thí sinh. Tất cả thí sinh không phải đóng bất cứ một khoản phí nào. Tại mỗi điểm thi đều có nhân viên y tế, điện lực ứng trực, sẵn sàng giải quyết khi có sự cố. Với vai trò phối hợp, ngoài việc tham gia tổ chức kỳ thi như coi thi, giám sát, chấm thi..., các trường đại học, cao đẳng đã cử hàng nghìn sinh viên tình nguyện hỗ trợ trực tiếp thí sinh tại các điểm thi. Hình ảnh bắt gặp nhiều nhất ở các điểm thi là sự quan tâm, hỗ trợ thiết thực của tất cả lực lượng xã hội cho thí sinh nhằm tạo cho các em tâm thế thoải mái, tự tin để đạt kết quả cao nhất.

Sinh viên Tô Đức Thiện (Đội trưởng Đội sinh viên tình nguyện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) cho biết: Điểm thi của trường dành riêng cho thí sinh tự do, khá nhiều thí sinh dự thi xa nhà tới 40-50km nên phải ở trọ gần điểm thi. Nhà trường đã huy động gần 500 sinh viên hỗ trợ thí sinh và người thân tìm nơi ở trọ an toàn, giá rẻ, dành nhiều suất trọ miễn phí tại ký túc xá và hỗ trợ đưa đón, dẫn đường... Không chỉ hỗ trợ thí sinh dự thi tại trường, đội sinh viên tình nguyện của trường còn hỗ trợ thí sinh ở các điểm thi tại khu vực huyện Hoài Đức, Quốc Oai...

Tăng cường giám sát khâu coi thi

Sau sự cố lọt đề tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và sự xuất hiện tình trạng mua, bán thiết bị điện tử nhằm mục đích gian lận trong thi cử, Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia thành phố đã yêu cầu các điểm thi tăng cường giám sát việc tuân thủ quy chế thi của cả thí sinh và cán bộ coi thi. Bà Lê Thị Hồng, Trưởng điểm thi Trường THPT Marie Curie (quận Bắc Từ Liêm) nhận định: Việc bổ sung nội dung tập huấn về cách nhận biết, phòng ngừa thiết bị điện tử đã giúp đội ngũ cán bộ coi thi tự tin hơn khi thực thi nhiệm vụ. Mặc dù việc nhận diện các thiết bị siêu nhỏ bằng mắt thường không phải lúc nào cũng chính xác, song nhờ được trang bị về kiến thức, kỹ năng nhận diện nên các thầy, cô đã bớt phần lo lắng và không chủ quan, lơ là khi coi thi.

Theo PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: “Việc tham gia phối hợp với TP Hà Nội để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia được nhà trường xác định là trách nhiệm chính của đơn vị. Mỗi thành viên nhà trường luôn xác định sự nỗ lực, nghiêm túc, trách nhiệm trong việc tuân thủ quy chế là nhằm tạo môi trường công bằng, khách quan để thí sinh phát huy tối đa khả năng, giúp kết quả thi phản ánh đúng thực chất, làm căn cứ để các trường yên tâm sử dụng kết quả trong xét tuyển. Đây cũng là giải pháp gốc để các trường đại học, cao đẳng nâng chất lượng “đầu vào”.

Theo nhận định của nhiều thí sinh, đề thi hai môn có phần khó hơn các năm trước khi gồm cả kiến thức lớp 11 chứ không chỉ của riêng lớp 12. Em Nguyễn Lan Anh (điểm thi Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai) cho biết, khá hứng thú với đề ngữ văn bởi không yêu cầu học thuộc lòng mà đòi hỏi phải đọc hiểu, từ đó vận dụng kiến thức, liên hệ thực tế để trình bày suy nghĩ về trách nhiệm cá nhân với việc “đánh thức tiềm lực đất nước”. Còn theo nhận định của cô giáo Phạm Thị Thu Phương (Trường THPT Nguyễn Tất Thành, quận Cầu Giấy), đề bài đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm chắc kiến thức mà còn phải thực sự hiểu ý nghĩa của mỗi tác phẩm, đặc điểm phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả và cả yếu tố thời đại chi phối đến tác phẩm. Phổ điểm môn ngữ văn sẽ ở mức 6, 7 điểm, số bài đạt điểm 8 trở lên sẽ không nhiều như năm trước. Với môn toán, theo cô Nguyễn Thị Giang (Trường THPT Chu Văn An), đề thi tiếp tục có những câu hỏi liên hệ thực tế như lãi suất ngân hàng, chế tạo sản phẩm... đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức tổng hợp, khả năng vận dụng tốt. Đề thi có sự phân hóa rõ, sẽ không có nhiều thí sinh đạt điểm giỏi, phổ điểm ở mức 5-7 điểm.

Hôm nay, 26-6, thí sinh bước vào ngày thứ hai của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 với bài thi khoa học tự nhiên (sáng) và ngoại ngữ (chiều).
Tính đến 19h ngày 25-6, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tỷ lệ thí sinh đến dự thi môn ngữ văn đạt 99,55%, môn toán đạt 99,52%. Cả nước có 45 thí sinh vi phạm quy chế, trong đó Hà Nội có 24 thí sinh. Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc có mưa lớn nên một số thí sinh không đến được điểm thi (Lai Châu 11 em, Hà Giang 6 em). Bộ GD-ĐT yêu cầu địa phương đề xuất phương án nhằm bảo đảm quyền lợi cho thí sinh; yêu cầu tất cả điểm thi trên cả nước tiếp tục thực hiện nghiêm quy chế thi ở các bài thi/môn thi tiếp theo.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
Nhiều thuận lợi, bớt áp lực cho thí sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO