Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Nhiều mô hình văn minh thanh lịch từ Sơ khảo Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng” năm 2023

Ly Ly 21/11/2023 13:22

Sáng ngày 15/11, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Thành đoàn Hà Nội tổ chức Sơ khảo Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng” năm 2023 cụm số 2.

Sơ khảo Hội thi cụm số 2 gồm có 07 đội thi đại diện cho các quận, huyện: Hà Đông, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ, Đông Anh.

Đại biểu tham dự vòng Sơ khảo Hội thi cụm số 2 có các đồng chí: Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Trưởng Ban tổ chức Hội thi, Nguyễn Văn Chiến - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND quận Cầu Giấy.

Thành phần Ban Giám khảo vòng Sơ khảo Hội thi cụm số 2 có các đồng chí: Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; Hoàng Quốc Việt, Trưởng phòng Văn hóa văn nghệ, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Tri Phương, Ủy viên thường trực, Trưởng Ban phong trào, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội; Nguyễn Thị Huệ, Trưởng phòng Dân vận các cơ quan Nhà nước, Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Diên Thành, Trưởng phòng Nghiệp vụ 1, Ban Thi đua Khen thưởng TP Hà Nội; Lý Thị Thúy Hạnh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thành phố, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội.

img_1061.jpeg
Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Bùi Minh Hoàng phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc chương trình, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Bùi Minh Hoàng khẳng định lại một lần nữa rằng, Quy tắc ứng xử nơi công cộng được UBND Thành phố ban hành theo Quyết định 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017. Đối tượng áp dụng của Quy tắc là các tổ chức và cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, tham quan, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bộ Quy tắc gồm 4 chương 14 điều, quy định rõ những việc nên và không nên làm trong ứng xử chung; tại vườn hoa, quảng trường, tượng đài, công viên; tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, nơi thờ tự; tại bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa; tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, quán ăn; tại nhà ga, bến xe ô tô, bến tàu, sân bay; tại vỉa hè, lòng đường; khi tham gia giao thông và tại khu vui chơi, giải trí, điểm tham quan du lịch.

Các đội thi đã trải qua 3 phần thi, bao gồm: chào hỏi, hùng biện và tuyên truyền. Bám sát chủ đề “Người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh”, mỗi đội dự thi đều toả sáng trên sân khấu và mang đến những thông điệp ý nghĩa cho khán giả theo cách của riêng mình.

img_1056.jpeg
Phần dự thi của đơn vị quận Tây Hồ

Thông điệp bao trùm, xuyên suốt Hội thi là các nội dung xoay quanh chủ đề về bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn văn minh đô thị nơi công cộng; văn minh, an toàn khi tham gia giao thông, … góp phần giáo dục hành vi, cách giao tiếp ứng xử nơi công cộng, xây dựng và phát huy nét đẹp văn hóa của người Tràng An.

img_1070.jpeg
Phần thi của đơn vị huyện Đông Anh

Với đơn vị đại diện quận Thanh Xuân lan tỏa mô hình Tổ dân phố văn hóa 5 không trên địa bàn quận Thanh Xuân. Còn với đơn vị chủ nhà – quận Cầu Giấy với chủ để “Tự hào Cầu Giấy” hay huyện Đông Anh với chủ đề “Đông Anh tự hào chung tay xây dựng văn hóa, văn minh, thanh lịch của Thủ đô” đã mang đến hình ảnh tuổi trẻ tỏa nắng, tiên phong thực hiện Quy tắc ứng xử; mô hình Tổ văn hóa kiểu mẫu, mô hình Di tích lịch sử văn hóa điểm đến an toàn, hấp dẫn… hướng tới xây dựng Thủ đô Hà Nội hào hoa, thanh lịch, văn minh, nghĩa tình.

img_1074.jpeg
Phần dự thi của đơn vị quận Hà Đông

Thông qua phần chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiêm túc của các đơn vị thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương cùng sự vào cuộc của mọi tầng lớp nhân dân trong việc vận dụng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong triển khai thực hiện hiệu quả Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Thành phố.

Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Lý Thị Thúy Hạnh thay mặt Ban Giám khảo đánh giá cao sức hội thi mang đến những khoảnh khắc rất đời thường trên sân khấu. Các đội có sự đầu tư, đặc biệt là các slide trình chiếu phụ trợ cho các phần thi. Các đội đã bám sát chủ đề của Ban Tổ chức, khẳng định vai trò quan trọng, tiên phong của thanh niên trong triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của Thành phố. Bên cạnh đó, các đội cần lưu tâm hơn nữa đến việc đưa đạo cụ trực quan phù hợp với tiểu phẩm, cố gắng trích dẫn đúng, chính xác lời của lãnh tụ, lãnh đạo tạo sức thuyết phục hơn nữa cho phần dự thi của mình. Ban Tổ chức mong muốn thông qua Hội thi các đơn vị sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả thực tế tại địa phương.

img_1038(1).jpeg
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh và Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Cầu Giấy Nguyễn Văn Chiến tặng hoa cho các đơn vị dự thi

Kết thúc vòng Sơ khảo cụm số 2, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra 2 đội có số điểm cao nhất lần lượt là: quận Tây Hồ và huyện Đông Anh sẽ tham dự vòng Chung khảo diễn ra vào ngày 19/11.

Trước đó, vào tối 7/11, Sơ khảo Hội thi cụm số 1 đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Công viên Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.

Hơn 6 năm qua, việc triển khai, thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng đã được lãnh đạo và Nhân dân Thành phố duy trì thành nề nếp, thường xuyên, liên tục và phù hợp với tình hình thực tế của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thông qua việc triển khai Quy tắc, xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hay, nhiều gương cá nhân/tập thể điển hình tiêu biểu trong thực hiện Quy tắc ứng xử, được UBND Thành phố và các cấp tôn vinh, biểu dương, khen thưởng.

Hội thi tuyên truyền viên giỏi trong công tác tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng năm 2023 nhằm đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, góp phần đưa Quy tắc trở thành nề nếp trong đời sống nhân dân Thủ đô, từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bài liên quan
  • Nhân rộng mô hình điểm thực hiện Quy tắc ứng xử
    Năm 2017, Hà Nội ban hành Quy tắc ứng xử (QTƯX) nơi công cộng trên địa bàn thành phố. Qua 6 năm triển khai thực hiện, QTƯX nơi công cộng đã dần đi vào đời sống; từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng. Đáng chú ý, nhiều mô hình được phát huy hiệu quả, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, xã hội.
(0) Bình luận
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
  • Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn huyện Đông Anh, Bí thư Huyện uỷ Đông Anh Lê Trung Kiên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện Chỉ thị.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều mô hình văn minh thanh lịch từ Sơ khảo Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng” năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO